3.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 3.2.1.1. Tiếp cận chính sách
Là phương pháp sưu tầm, đọc, phân tích các chính sách có liên quan đến đấu giá quyền sử dụng đất.
Trong nghiên cứu này, phương pháp tiếp cận chính sách được sử dụng để phân tích các chính sách đã thực hiện liên quan đến đấu giá quyền sử dụng đất. Từ đó, đưa ra những thuận lợi và bất cập trong việc thực hiện chính sách đấu giá quyền sử dụng đất.
3.2.1.2. Tiếp cận có sự tham gia của người dân
Trong nghiên cứu này, tiếp cận có sự tham gia của người dân nhằm lấy ý kiến đánh giá của những người tham gia đấu giá về quá trình thực thi chính sách đấu giá
quyền sử dụng đất. Lấy ý kiến đánh giá của những người tham gia đấu giá từ việc lập kế hoạch cho chính sách đến khi đánh giá hiệu quả thực thi chính sách.
3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Huyện Gia Lâm ngày nay gồm 20 xã, 2 thị trấn. Tốc độ đô thị hóa nhanh, hình thành nhiều khu đất nhỏ, lẻ, xen kẹt. Dựa vào tốc độ đô thị hóa tại huyện Gia Lâm em tiến hành chọn 3 xã để nghiên cứu thực thi chính sách đấu giá QSDĐ nhỏ, lẻ, xen kẹt là các xã sau: Phú Thị, Ninh Hiệp, Yên Viên.
Xã Phú Thị có tốc độ đô thị hóa trung bình. Xã Phú Thị hiện nay có diện tích 476 ha với trên 7000 dân. Trên địa bàn xã Phú thị có 2 tuyến giao thông huyết mạch liên tỉnh đi qua đó là đường 179 và đường 181. Xã nằm gần trung tâm với hệ thống giao thông thuận tiện cho việc đi lại và luân chuyển hàng hóa vào thủ đô nên thị trường rất rộng lớn. Trên địa bàn xã có các khu công nghiệp , các công ty liên doanh, công ty tư nhân, đây là điều kiện thuận lợi cho việc công nghiệp hóa – hiện đại hóa của xã. Trên địa bàn xã còn một số khu đất công nhỏ, lẻ, xen kẹt nên ủy ban xã Phú Thị đề xuất với Ủy ban Huyện Gia Lâm đấu giá quyền sử dụng đất để lấy vốn xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
Ninh Hiệp là xã có tốc độ đô thị hóa nhanh, vốn nổi tiếng bởi 2 mặt hàng chính là thuốc nam và quần áo, vải giá rẻ. Cái “gốc” truyền thống làng nghề kinh doanh vải là yếu tố đầu tiên. Song quan trọng hơn, địa thế của Ninh Hiệp rất phù hợp trong vai trò trung chuyển hàng từ các tuyến biên giới về Hà Nội rồi đi các tỉnh. Diện tích không quá lớn nhưng Ninh Hiệp lại “cận” với 2 tuyến quốc lộ huyết mạch 1A và 1B, đi Cao Bằng cũng thuận mà từ Lạng Sơn về lại càng tiện hơn. Ngoài 2 trục quốc lộ, Ninh Hiệp còn gần tuyến đường sắt – ga Yên Viên vì vậy mà nhu cầu hay nói cách khác là tâm lý của người dân nơi đây là họ không muốn ra khỏi mảnh đất quê hương mình, bởi mảnh đất này có khả năng sinh lời trong kinh doanh vì vậy mà giá đất ở đây đắt hơn các địa phương khác.
Xã Yên Viên nằm phía Bắc Thủ đô Hà Nội có tốc độ đô thị hóa chậm, diện tích đất tự nhiên 361,2 ha, trong đó đất canh tác là 152 ha, dân số 13.250 người sinh sống tại 5 thôn là: Ái Mộ, Yên Viên, Lã Côi, Kim Quan Đông và Cống Thôn. Yên Viên có rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và thương mại. Những năm qua, xã Yên Viên đã có rất nhiều nỗ lực trong việc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và kêu gọi thu hút đầu tư, hướng tới một diện mạo mới đầy năng động trong tiến trình hội nhập. Là một xã có hệ thống giao thông đường bộ, nối
liền với các tỉnh lộ, quốc lộ tạo cho Yên Viên một vị thế địa lý quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội. UBND xã thống kê quỹ đất công làm tờ trình UBND Huyện cho đấu giá khu đất nhỏ lẻ, xen kẹt để lấy kinh phí đấu từ cơ sở hạ tầng.
3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.3.1. Thu thập tài liệu thứ cấp 3.2.3.1. Thu thập tài liệu thứ cấp
Các số liệu đã được công bố qua sách báo, tạp chí, internet, niên giám thống kê, báo cáo tổng kết. Kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đã có trong nước và ngoài nước phục vụ các nội dung luận văn đang nghiên cứu, qua báo cáo hàng năm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các sở, phòng Tài nguyên và môi trường , phòng thống kê, các thông tin từ mạng internet…
3.2.3.2 Thu thập tài liệu sơ cấp
Bảng 3.3. Nhóm đối tượng điều tra
Diễn giải Tổng số Chia ra
Nội dung điều tra Ninh hiệp Phú thị Yên viên
Nhóm người tham gia đấu giá
110
- Đơn vị tổ chức đấu giá - Thông tin về dự án đấu giá - Thời gian tham gia đấu giá - Hồ sơ và quy trình đấu giá - Phí tham gia đấu gia
- Cơ sở vật chất phục vụ công tác đấu giá
- Tính minh bạch trong công tác đấu giá
- Thái độ của cán bộ phụ trách công tác đấu giá
Nhóm người trúng thầu 44 14 15 15 Nhóm người không trúng thầu 66 36 15 15 Số cán bộ điều tra cấp huyện
12 Đối tượng được tham gia và
không được tham gia đấu giá - Có tham gia khóa tập huấn nghiệp vụ không
- Quy trình đấu giá có phù hợp không
Số cán bộ điều tra cấp xã
3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Để thực hiện việc tính toán, xử lý các loại số liệu, trong nghiên cứu này dùng các công cụ hỗ trợ: Excel, máy tính...
3.2.5. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả:
+ Phỏng vấn các cán bộ chuyên môn tại các địa bàn điều tra; thu thập các tài liệu có liên quan đến các dự án đấu giá quyền sử dụng đất...
+ Phỏng vấn người tham gia đấu giá hoặc người sử dụng đất qua các phiếu điều tra - Phương pháp so sánh: So sánh mức độ đạt được của từng chỉ tiêu, so sánh giữa các chỉ tiêu với nhau thông qua thời gian, không gian nhất định để rút ra nhận xét, đánh giá và cuối cùng là đưa ra kết luận.
3.2.6. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
- Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất
+ Diện tích đất, cơ cấu, tỷ lên đất nhỏ, lẻ, xen kẹt
+ Số lượng bài, tin được đăng qua các phương tiện thông tin đại chúng + Tỷ lệ hộ đánh giá về kết quả thực hiện chính sách.
+ Mức độ đánh giá của cán bộ về công tác lập kế hoạch
+ Mức độ đánh giá của cán bộ và người dân về thời gian triểu khai chính sách + Giá khởi điểm, mức độ đánh giá của người dân về giá khởi điểm
+ Mức độ đánh giá của cán bộ về công tác tuyên truyền, thông tin chính sách. + Mức độ ý kiến của tổ chức, cá nhân đánh giá về tình hình thực thi chính sách. + Mức độ đánh giá của cán bộ về công tác giám sát đánh giá thực thi chính sách.
- Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thông tin công bố tại các dự án:
+ Số lượng thông tin công bố + Hình thức công bố thông tin + Số lần công bố thông tin
+ Tình trạng thông tin công bố,…
- Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả công tác đấu giá:
+ Giá thấp nhất
+ Số tiền bình quân 1 lô đấu giá
+ Chỉ tiêu đánh giá trình độ cán bộ đấu giá
+ Số thửa đã thực hiện đấu giá, diện tích đã thực hiện đấu giá + Số thửa chưa thực hiện đấu giá, diện tích chưa thực hiện đấu giá
- Các chỉ tiêu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất:
+ Trình độ của cán bộ thực thi chính sách.
+ Mức độ đánh giá của người tham gia đấu giá về thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất.
+ Mức độ đánh giá của người tham gia đấu giá về cơ sở vật chất phục vụ đấu giá. + Mức độ đánh giá của người tham gia đấu giá về tính minh bạch trong công tác đấu giá.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NHỎ, LẺ, XEN KẸT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM ĐẤT NHỎ, LẺ, XEN KẸT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM
4.1.1. Thực trạng quỹ đất nhỏ, lẻ, xen kẹt trên địa bàn huyện Gia Lâm
Huyện Gia Lâm được xác định là vùng kinh tế trọng điểm, là địa bàn quân sự chiến lược ở phía Đông của Thủ đô Hà Nội. Nhiều dự án được thực hiện trên địa bàn Huyện Gia Lâm, quá trình đô thị hóa tăng nhanh nhiều diện tích đất canh tác bị nhà nước thu hồi phục vụ mục đích đô thị hóa, đồng ruộng bị chia cắt tạo nên nhiều khu đất xen kẹt, không canh tác được, bị bỏ hoang hóa hoặc bị lấn chiếm sử dụng trái phép.
Nguyên nhân chính hình thành đất nhỏ lẻ, xen kẹt huyện Gia Lâm như sau: việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang các hình thức khác. Đất nông nghiệp còn lại không đủ điều kiện canh tác phải bỏ hoang. Quá trình đô thị hóa khiến đất ngày càng có giá trị, nhiều hộ gia đình, cá nhân tự chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất ở. Do lịch sử nhiều khu dân cư được hình thành dần dần do quá trình tự chuyển đổi đất nông nghiệp, các cấp chính quyền không quản lý được quỹ đất nông nghiệp còn trong khu dân cư. Khi thực hiện dự án không thu hồi hết diện tích đất nông nghiệp, phần diện tích đất nông nghiệp ngoài chỉ giới nhỏ lẻ, không đủ đảm bảo các tiêu chuẩn về canh tác.
Bảng 4.1. Sự hình thành đất xen kẹt
Xã, thị trấn Đất ao hồ Đô thị hóa Đất công
Kiêu Kị X Đa Tốn X X Đặng Xá X X Dương Xá X X Cổ Bi X X X Lệ Chi X X Kim Sơn X Dương Quang X X Phú Thị X X Đông Dư X X Bát Tràng X Yên Thường X Yên Viên X Ninh Hiệp X X Đình Xuyên X X Phù Đổng X X Dương Hà X X X Trung Màu X
Qua bảng 4.1 ta có thể thấy sự hình thành đất xen kẹt của các xã chủ yếu là từ đất công do xã quản lý. Đất kẹt không sử dụng vào mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng cho nhân dân, không làm quỹ đất dự trữ của xã được nên UNBD xã đã làm tờ trình gửi UBND huyện xin đấu giá khu đất.
Thực tế cho thấy, số lượng đất nhỏ lẻ, xen kẹt trên địa bàn Huyện Gia Lâm rất khó thống kê. Do đất đầu thừa đuôi thẹo và các khu vực dự án treo bị bỏ lại, hoang hóa. Hơn nữa mỗi năm có hàng chục dự án mới, có hàng chục dự án kéo dài thay đổi làm cho thống kê số lượng đất nhỏ lẻ, xen kẹt thêm khó khăn. Vì vậy, ta có thể xác định số lượng thông việc đấu giá đất nhỏ lẻ, xen kẹt qua các năm.
Bảng 4.2. Diện tích đất nhỏ lẻ, xen kẹt của huyện Gia Lâm
ĐVT: m2 Xã, thị trấn 2014 2015 2016 Yên Viên 0 0 1899,6 Kiêu Kị 0 3105 0 Đa Tốn 4207 0 1289,2 Đặng Xá 1767,3 0 0 Dương Xá 0 2418,4 1892,1 Cổ Bi 0 1375,2 0 Lệ Chi 3585,8 0 0 Kim Sơn 0 2578,6 0 Dương Quang 0 2195,5 0 Phú Thị 0 0 4255 Đông Dư 3271,6 0 0 Bát Tràng 0 0 1547 Yên Thường 3869,2 0 0 Ninh Hiệp 0 0 4857,5 Đình Xuyên 2195,5 0 2381,6 Phù Đổng 0 1786 0 Dương Hà 0 0 1695,7 Trung Màu 0 3247,5 0 Tổng 18896,4 16706,2 19817,7
Theo thống kê quỹ đất nhỏ, lẻ, xen kẹt của phòng tài nguyên môi trường Huyện Gia Lâm và năm 2016 thì tổng diện tích đất xen kẹt là 19817 m2 trong đó Ninh Hiệp và Phú Thị chiếm chủ yếu. Qua 3 năm thì diện tích đất xen kẹt thay đổi qua các xã và không có sự tăng lên nhiều.
4.1.2. Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, lẻ, xen kẹt lẻ, xen kẹt
Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách tốt giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người dân tham gia thực thi hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh nhất định; và về tính khả thi của chính sách... để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của nhà nước. Đồng thời còn giúp cho mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức thực thi nhận thức được đầy đủ tính chất, trình độ, quy mô của chính sách với đời sống xã hội để chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực thi có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách được giao.
Tuyên truyền, vận động thực thi chính sách công cần được thực hiện thường xuyên, liên tục. Việc phổ biến, tuyên truyền chính sách được thực hiện bằng nhiều hình thức như trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với các đối tượng tiếp nhận; gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng... Tuỳ theo yêu cầu của các cơ quan quản lý, tính chất của từng loại chính sách và điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn các hình thức tuyên truyền, vận động thích hợp.
Bảng 4.3. Hoạt động tuyên truyền phổ biến chính sách đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, lẻ, xen kẹt
TT Hoạt động ĐVT Năm So sánh (%)
2014 2015 2016 15/14 16/15 BQ
1 Đài truyền thanh
huyện Tin 22 30 35 136,36 116,67 126,13
2 Đài truyền thanh xã
Tin 50 75 90 150,00 120,00 134,16 3 Đăng trên trang
chủ huyện
Bài
73 85 92 116,44 108,24 112,26 4 Đăng trên báo, đài Tin 38 30 26 78,95 86,67 82,72
Nguồn: Trung tâm phát triển Quỹ đất huyện Gia Lâm (2016)
Qua bảng 4.3. ta thấy hoạt động phổ biến tuyên truyền chính sách đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện hàng năm và tăng lên đáng kể qua các năm 2014 –
2016. Việc thực hiện tuyên truyền chính sách được thực hiện chủ yếu thông qua đài truyền thanh của huyện, đài truyền thanh xã, đăng bài trên trang chủ của huyện, internet… Tuy nhiên việc tuyên truyền thông qua báo chí, đài giảm khá mạnh. Nguyên nhân là do hiện nay, việc cán bộ tiếp cận với báo, đài ít đi rất nhiều. Chủ yếu họ tiếp cận thông tin qua các trang báo điện tử, internet,… Vì vậy, cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách thông qua các kênh được người dân sử dụng và tiếp cận nhiều.
Tuy việc phổ biến tuyên truyền chính sách đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện khá thường xuyên vào năm 2016, nhưng việc tiếp cận của người dân về các thông tin chính sách còn khá hạn chế.
Bảng 4.4. Đánh giá của người dân về hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách
Chỉ tiêu
Ninh Hiệp Yên Viên Phú Thị SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%)
Thường xuyên tiếp cận được thông tin về chính sách
12 24,00 6 20,00 5 16,67
Ít được tiếp cận thông tin về chính
sách 33 66,00 20 66,67 22 73,33
Không có thông tin về chính sách 5 10,00 4 13,33 3 10,00 Nguồn: Số liệu điều tra (2016)
Qua bảng 4.4 ta thấy chỉ có gần 20% người dân tại các xã điểm thường xuyên được tiếp cận với thông tin về chính sách đấu giá quyền sử dụng đất. Trong khi đó, có đến 80% người dân ít được tiếp cận với thông tin về chính sách thậm chí là không có thông tin về chính sách. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân chưa quan tâm nhiều đến chính sách hay do một số người dân ít tiếp xúc với báo mạng, internet. Vì vậy, ngoài các hình thức tuyên truyền thông qua báo đài trực tuyến, internet,… thì huyện cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền như tuyên truyền miệng, tiếp xúc trực tiếp với người dân để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao nhất.
4.1.3. Công tác lập kế hoạch thực hiện chính sách đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, lẻ, xen kẹt