Tình hình chung của các nhóm hộ điều tra năm 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chuối trên đất bãi tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 58 - 65)

Chỉ tiêu ĐVT Cổ Bi Vùng điềKim Sơnu tra (xã) Phú Thị quân Bình

1. Tuổi bình quân của chủ hộ Tuổi 48,5 47 46 48,04 2. Trình độ VH của chủ hộ - Tốt nghiệp cấp I % 68,33 66,67 70,00 68,19 - Tốt nghiệp cấp II % 25,00 26,67 23,33 25,14 - Tốt nghiệp cấp III % 6,67 6,67 6,67 6,67 3. Số nhân khẩu BQ/hộ Người 5,13 4,96 4,93 5,09 4. Lao động BQ/hộ LĐ 5,13 4,96 4,93 5,09 Lao động NN LĐ 4,1 4 3,9 4,07

Thứ hai, vềtrình độvăn hóa của chủ hộ, qua bảng 3.3 ta có thể thấy trình độ văn hóa của chủ hộ rất thấp, chỉ có 6,67% tổng số hộ khảo sát có trình độvăn hóa là tốt nghiệp cấp III, và tỷ lệ này bằng nhau ở cả 3 huyện. Trong khi tỷ lệ chủ hộ có trình độ cấp I tương đối lớn, bình quân tới 68,19%. Trong đó nhóm hộ ở Phú Thị là cao nhất với 70% và thấp nhất là nhóm ở Kim Sơn với 66,67%. Điều này cho thấy vấn đề phát triển sản xuất chuối trên đất bãi của Gia Lâm hiện nay gặp khó khăn lớn do trình độvăn hóa của người trồng chuối rất hạn chế.

Thứ ba, về số nhân khẩu bình quân trong các nhóm hộ. Bảng 3.3 cho ta thấy bình quân 1 hộ có khoảng 4,07 khẩu cho cả 3 xã. Trong đó tỷ lệ này ở Cổ Bi cao nhất với 5,13%, thấp nhất là Phú Thị với 4,93%.

Thứtư, về lao động trong hộ. Kết quả khảo sát cho thấy 100% số lao động trong tổng số hộđược khảo sát là lao động nông nghiệp. Số lao ñộng bình quân của cả 3 nhóm hộ là 4,07 lao động/hộ. Trong đó ở Cổ Bi là lớn nhất, với 4,1 lao động/hộ và thấp nhất là Phú Thị với 3,9 lao động/hộ.

3.2.3. Phương pháp xử lý, phân tích thông tin

3.2.3.1 Phương pháp định lượng

- Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tảlà phương pháp sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình dựa trên việc phân chia tổng thể nghiên cứu thành các nhóm khác nhau dựa trên một tiêu thức, tiêu chí nào đó để phân tích theo hướng mô tả kỹ, sâu sắc thực trạng vấn đề.

Để phân tích các thông tin có được chúng tôi dự kiến sử dụng phương pháp thống kê mô tảđể để tính toán các chỉ tiêu về sản xuất, phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển sản xuất chuối.

- Phương pháp số bình quân: Sử dụng để tính tốc độ tăng (giảm) bình quân qua 3 năm của diện tích đất đai, nhân khẩu và giá trị sản xuất kinh doanh của địa bàn nghiên cứu.

3.2.3.2. Phương pháp định tính

PRA không chỉ rất hữu ích trong thu thập những thông tin cần thiết mà còn là một phương pháp cùng nông dân tham gia chia sẻ, thảo luận phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện nông thôn để từ đó tìm ra cách giải quyết vấn đề. Có nhiều công cụ sử dụng trong phân tích thông tin của PRA như thảo

luận nhóm có trọng tâm, phỏng vấn KIP, Phỏng vấn bán cấu trúc, phác họa thực trạng kinh tế - xã hội, lịch thời vụ, cây vấn đề, cây mục tiêu, xếp hạng (so sánh cặp, ma trận điểm,...).

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài dự kiến sử dụng phương pháp PRA trong phân tích các kết quả thu thập được từ các công cụ sau:

- Phỏng vấn KIP: Phương pháp KIP là phương pháp phỏng vấn để thu thập thông tin ở những người nắm thông tin chủ chốt, thông tin chung, thông tin quan trọng mang tính chung nhất của thực trạng vấn đề, những thuận lợi, khó khăn cũng như là những gợi ý chung nhất về những định hướng và giải pháp chủ yếu về vấn đề nghiên cứu.

Chúng tôi dự tính thu thập, phân tích các thông tin chung liên quan đến tình hình phát triển sản xuất chuối trên địa bàn, những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động, những gợi ý về hoàn thiện giải pháp. Dự kiến thu thập qua người nắm giữ thông tin chung chủ chốt như cán bộ các phòng, ban, ngành của huyện, xã và người nông dân trực tiếp trồng chuối.

3.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU 3.3.1. Chỉ tiêu thể hiện nguồn lực sản xuất 3.3.1. Chỉ tiêu thể hiện nguồn lực sản xuất + Trình độ của chủ hộ + Sốlượng lao động BQ/hộ + Độ tuổi BQ của chủ hộ + Diện tích BQ/hộ

3.3.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện nội dung, kết quả, hiệu quả phát triển sản xuất chuối xuất chuối

- Năng suất, sản lượng. - Chỉ tiêu kết quả:

+ Tổng doanh thu (DT) DT = ∑QiPi Trong dó: Qi là khối lượng sản phẩm i.

Pi là đơn giá sản phẩm i. + Tổng chi phí (CP)

+ Tổng thu nhập TN = DT – CP - Chỉ tiêu về hiệu quả:

+ Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư: Doanh thu/Chi phí Thu nhập/Chi phí + Hiệu quả sử dụng lao động: Doanh thu/Lao động Lợi nhuận/Lao động

- Sốlượng và tỷ lệ hộ sử dụng các hình thức tiêu thụ: bán buôn và bán lẻ. - Tỷ lệ sản lượng và sản lượng tiêu thụ theo thời gian (đầu mùa, giữa mùa và cuối mùa)

- Tỷ lệ doanh thu và doanh thu đạt được theo thời vụ (đầu mùa, giữa mùa và cuối mùa).

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHUỐI TRÊN ĐẤT BÃI TẠI HUYỆN GIA LÂM HUYỆN GIA LÂM

4.1.1. Các chính sách phát triển cây ăn quả của huyện Gia Lâm

- Quyết định số 64/2008/QĐ-BNN ngày 23/05/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về “Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm”. Quy định vềphương thức cách thức quản lý sản xuất kinh doanh các loại giống cây công nghiệp và cây ăn quảlâu năm.

- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Bao gồm các chính sách về giống cây trồng, chính sách về phân bón cho cây trồng, chính sách vay vốn ưu đãi khi đầu tư vào nông nghiệp nông thôn. Chính sách ưu đãi vềthuê đất và phát triển sản xuất nông nghiệp…

- Quyết định số 1127 ngày 13/3/2012. Quyết định phê duyệt đề án phát triển một số loại cây ăn quả có giá trị kinh tếcao trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 – 2017. Quyết định đềán để phát triển sản xuất cây ăn quả có giá trị kinh tế hạn chế tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, phân tán; khảnăng đầu tư thâm canh thấp, việc ứng dụng các kỹ thuật mới hạn chế; công tác quản lý và sản xuất giống cây ăn quả còn nhiều bất cập; năng suất cây ăn quảchưa cao, chất lượng chưa tốt, sản phẩm quả thiếu tính cạnh tranh trên thị trường.

- Nghị quyết số 25/2013/NQ – HĐND ngày 04/12/2013. Nghị quyết về chính sách phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 – 2020; Chính sách áp dụng cho các hoạt động sản xuất, tiêu thụ nông sản phẩm trong vùng sản xuất trồng trọt chuyên canh, vùng nuôi trồng thủy sản, vùng chăn nuôi trọng điểm, khu chăn nuôi tập trung, trang trại chăn nuôi ngoài khu dân cư theo quy hoạch (sau đây gọi chung là vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung) có kinh nghiệm, truyền thống và lợi thế sản xuất, được cấp có thẩm quyền công nhận

- Huyện ủy Gia Lâm đã ban hành Chương trình 09-CTr/HU về phát triển kinh tế từng bước vững chắc gắn với xây dựng NTM giai đoạn 2015 – 2020. Đồng thời, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế trang trại để nâng cao thu nhập cho người dân.

4.1.2. Quy hoạch phát triển diện tích và cơ sở hạ tầng trồng chuối trên

đất bãi

Là địa bàn hấp dẫn các nhà đầu tư do có những lợi thế vềđịa lý kinh tế, vì vậy, Gia Lâm được nhận định là một trong những địa phương cấp huyện có lợi thế để phát triển nông nghiệp hàng hóa, phát triển nhanh và năng động trong tương lai.

Đểđẩy mạnh phát triển nông nghiệp, theo quy hoạch chung của huyện được phê duyệt, còn gần 40% diện tích Gia Lâm nằm ngoài khu vực đô thị, cần phải tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Trong năm 2015, huyện đã quy hoạch lại vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, với mục tiêu giảm diện tích trồng cây lương thực, mở rộng diện tích trồng rau, quảan toàn; chuyên chăn nuôi ra xa khu dân cư; nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp hàng hóa có giá trị cao và bền vững. Đến nay, trên địa bàn diện tích trồng lúa giảm hơn 481,8 ha, diện tích cây ăn quả, cây cảnh, hoa tăng 303 ha, duy trì và phát triển vùng rau, quả an toàn với tổng diện tích trên 1 nghìn ha.

Nhờ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp nên giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng trưởng bình quân đạt 1,8%-2,2%/năm. Tổng diện tích gieo trồng hàng năm đạt trên 10 nghìn ha. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp- thủy sản năm 2016 đạt khoảng 220 triệu/ha.

Với vai trò đặc biệt của cây chuối trong việc nâng cao giá trị sản xuất hàng hóa đối với cây ăn quả chất lượng cao. Những năm trở lại đây huyện Gia Lâm đã có những giải pháp phát triển cây ăn quả này. Với việc quy hoạch mở rộng diện tích trồng chuối trên đất bãi của huyện Gia Lâm đã phát huy thế mạnh của diện tích đất bồi phù sa sông Hồng trong những năm qua, diện tích trồng chuối tại huyện Gia Lâm tăng ổn định.

Bảng 4.1 Tình hình thực hiện quy hoạch diện tích trồng chuối

trên đất bãi ở huyện Gia Lâm Năm Đơn vị 2015 (ha) 2016 (ha) 2017 (ha) So sánh 16/15 (%) 17/16 (%) BQ (%) Kim Sơn 41,5 43,2 45,9 104,10 106,25 105,17 Phú Thị 74,4 75,7 77,5 101,75 102,38 102,06 Cổ Bi 52,1 54,4 57,7 104,41 106,07 105,24 Tổng 168 173,3 181,1 103,15 104,50 103,83 ồ ụ ố ệ

Với vai trò và giá trị kinh tế cao của cây chuối, những năm trở lại đây huyện Gia Lâm đã có những giải pháp phát triển cây chuối thay thế cho những vùng đất trồng các loại rau mầu không có hiệu quả kinh tế. Để phát huy thế mạnh diện tích đất bãi bồi bỏ hoang ven sông Hồng, sông Đuống. Trong những năm qua diện tích của cây chuối liên tục tăng từ 168 ha năm 2015 đến 181,1 ha năm 2017, bình quân đạt 3,83%/ năm.

Với lợi thế của vùng đất bãi rộng, được bồi đắp từ 2 con sông (Hồng, Đuống), khoảng 10 năm trở lại đây, nông dân huyện Gia Lâm đã đưa cây chuối vào trồng thay thế một số diện tích đất hoang hóa và canh tác rau màu kém hiệu quả. Mô hình đã cho hiệu quả cao hơn nhiều lần so với canh tác ngô, rau màu như trước đây. Một số giống chuối được trồng ở địa phương như chuối tiêu hồng, tiêu xanh, chuối tây Thái Lan… Để nâng cao hiệu quả sản xuất và khắc phục một số nhược điểm của giống chuối cũ có năng suất, chất lượng không cao, nhiều hộ dân trong huyện đã đưa các giống chuối nuôi cấy mô vào trồng, nhân rộng mô hình trồng chuối chất lượng cao ở địa phương.

- Về quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng trồng chuối:

Cơ sở hạ tầng huyện Gia Lâm ngày càng phát triển. Thuận lợi cho các hộ trồng trọt nói chung và các hộ trồng chuối trên đất bãi nói riêng. Hệ thống thủy lợi đã được sửaa chữa, nâng cấp và kiên cố mới các tuyến kênh mương các công trình đầu mối; xây dựng các công trình chống lũ, hệ thống đê bảo vệ, kè sông,…

Hệ thống giao thông: Nâng cấp các công trình giao thông đường bộ hiện có; đầu tư mới những công trình trọng điểm để nâng cao năng lực, hoàn chỉnh mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy. Xây dựng mạng lưới dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp: Đầu tư nâng cao năng lực hoạt động của các Chi cục, Trung tâm, các Trạm Bảo vệ thực vật, Thú y, Khuyến nông để các đơn vị đủ năng lực phục vụ sản xuất.Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà máy chế biến công nghiệp hiện nay cải tiến thiết bị công nghệ nhằm phát huy tối đa công suất, hiệu quả của các nhà máy chế biến công nghiệp hiện có trên địa bàn tỉnh. Đồng thời xây dựng mới các nhà máy chế biến sản phẩm trồng trọt tại các vùng quy hoạch sản xuất hàng hóa tập trung, tạo động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nhằm đạt được các mục tiêu xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Kết quả khảo sát các hộ dân trồng chuối trên địa bàn huyện về sự phù hợp trong quy hoạch vùng trồng chuối được thể hiện qua bảng 4.2.

Qua kết quả khảo sát có thể thấy, nhìn chung tình hình quy hoạch vùng trồng chuối ở Gia Lâm so với các tiêu chí đưa ra được người dân đánh giá rất cao, đặc biệt các tiêu chí phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng, mong muốn của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chuối trên đất bãi tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)