Kinh nghiệm phát triển sản xuất chuối trên đất bãi ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chuối trên đất bãi tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 43 - 48)

2.2.2.1. Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc

Những năm gần đây, cây chuối tiêu hồng được xem là loại cây trồng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân vùng đất bãi của một số huyện tỉnh Vĩnh Phúc như Yên Lạc, Hiện nay, tổng diện tích trồng chuối trên địa xã có khoảng 100ha, trong đó: Chuối Tiêu Hồng có diện tích hơn 500ha, còn lại là diện tích trồng chuối tây. Tuy nhiên, khoảng thời gian cuối năm 2015, các hộ trồng chuối nơi đây đã gặp phải nhiều khó khăn do chuối chín sớm, mất giá, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hộ trồng chuối (Lê Thị Bích Thu và Nguyễn Thị Xuân Hiền, 1999).

Trước thực trạng đó, chính quyền địa phương đã cùng với các cấp, các ban, ngành vào cuộc,kịp thời để tháo gỡ những khó khăn của người dân bằng nhiều biện pháp như: Kêu gọi sự giúp đỡ, tiêu thụ chuối từ các tổ chức chính trị - xã hội UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ký quyết định phê duyệt Chương trình nghiên cứu ứng dụng KH&CN "Xây dựng mô hình thí điểm liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị ứng dụng công nghệ cao đối với sản phẩm chuối tiêu hồng tại huyện Yên Lạc".

Đây là Chương trình nghiên cứu, ứng dụng KH&CN cấp tỉnh do UBND tỉnh Vĩnh Phúc làm cơ quan chủ quản và Sở KH&CN Vĩnh Phúc là cơ quan chủ trì thựchiện, được thựchiện trong thời gian 4 năm, từ 2017-2020. Tổng kinh phí

triệuđồng (Lê Thị Bích Thu và Nguyễn Thị Xuân Hiền, 1999).

Chương trình nghiên cứuứng dụng KH&CN "Xây dựng mô hình thí điểm liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị ứng dụng công nghệ cao đối với sản phẩm chuối tiêu hồng tại huyện Yên Lạc" sẽ xây dựng 1 mô hình ở xã Liên Châu với quy mô 50 ha, thí điểm liên kết sảnxuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nội địa và xuất khẩu, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin gắn với mô hình đổi mới hình thức tổ chức sản xuất (doanh nghiệp nông nghiệp, HTX tiên tiến,tổhợp tác, liên doanh, liên kết,...)đốivới sản phẩm chuối tiêu hồng tại huyện Yên Lạc và 100 ha mở rộng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị (năm 2018: 50 ha, năm 2019: 50 ha) (Lê Thị Bích Thu và Nguyễn Thị Xuân Hiền, 1999).

Chương trình sẽ ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học trong sản xuất, cung ứng giống chuối nuôi cấy mô chất lượng cao cho dự án và các vùng trồng chuối trên địa bàn tỉnh (xây dựng phòng thí nghiệm khoảng 200 m2, nhà lưới công nghệ Israel khoảng 1.500 m2, các thiết bị đồng bộ, công suất khoảng 200.000-250.000 cây giống/năm).Khảo sát, đánh giá, xác định nhu cầu,lựachọn tiếp nhận công nghệ, tổ chứcsản xuất. Đồng thời xây dựnghệ thống hạ tầng kỹ thuật, trang thiếtbịđồng bộ;ứngdụng công nghệ cao, công nghệ thông tin trong sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, cung ứng sản phẩm chuối tiêu hồng thương phẩm theo chuỗi giá trị; tổ chứcsản xuất, tạo ra sản phẩm đủ tiêu chuẩn VietGAP, dự kiến cuối năm 2018 và 2019 có sản lượng 2.000 tấn/50ha/năm, trong đó khoảng 70% sảnlượngphụcvụthịtrường nộiđịa và xuất khẩu 30% sản lượng. Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận và đăng ký bảo hộ;ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý, điều hành,... truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Sau khi vận hành mô hình điểm ở xã Liên Châu, sẽ tiến hành đánh giá, hoàn thiện mô hình mẫu để tổ chức tham quan, học tập, từ đó nhân ra diện rộng, dự kiến đến năm 2025 sẽ hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung từ 500-700 ha trồng chuốitại Yên Lạc và các vùng lân cận phụcvụxuất khẩu và tiêu thụ nộiđịa. (Lê Thị Bích Thu và Nguyễn Thị Xuân Hiền, 1999).

2.2.1.2. Kinh Nghiệm của Hưng Yên

Theo số liệu thông kê, hiện nay diện tích trồng chuối các loại của tỉnh Hưng Yênlà khoảng 1.500ha, sản lượng ước đạt 50.270 tấn, chiếm khoảng 7,8% sản lượng chuối cả nước (diện tích trồng chuối lớn nhất Việt Nam). Anh Nguyễn

Hải Ninh, cán bộ Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên cho biết: mô hình thâm canhchuối tiêu hồngđã được tổ chức triển khai thực hiện tại 11 xã trên địa bàn với tổng diện tích 12,7ha và 39.100 cây chuối giống cho 81 hộ.Chuối tiêu hồngđược trồng phổ biến ở tỉnh Hưng Yên hiện nay là do Viện nghiên cứu rau quả Trung ương nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật, cây phát triển tốt trên đất pha cát và đất ruộng cao, ít sâu bệnh, dễ trồng, chăm sóc và nhân rộng bằng phương pháp tách chồi đơn giản. Quảchuối tiêu hồngthơm ngon hơn các loại chuối khác, vị ngọt thanh, mã chuối lại rất đẹp và có màu vàng tươi, để được lâu mà không bị chín nát (Lê Thị Bích Thu và Nguyễn Thị Xuân Hiền, 1999).

Theo đánh giá của Sở khoa học và công nghệ tỉnh Hưng Yên, bình quân một ha trồng chuối tiêu hồng cho thu lãi trên 100 triệu đồng, gấp khoảng 4 lần so với trồng lúa. Ngoài ra, chuối tiêu hồng còn có nhiều lợi thế: dễ trồng, phù hợp với thổ nhưỡng đất phù sa, đất cát, thích nghi với những điều kiện bất thuận của thời tiết; chỉ cần một số kỹ thuật cơ bản, đảm bảo đủ nước và chăm bón dinh dưỡng tốt là cây khoẻ và phát triển nhanh, trổ hoa kết trái đều; giống cây được nhân rộng bằng phương pháp tách chồi từ cây mẹ nên chi phí đầu vào giảm. Trên diện tích trồng chuối còn có thể trồng xen 1 vụ lạc hoặc đỗ tương vừa có tác dụng cải tạo đất vừa tăng thu nhập cho người dân (Lê Thị Bích Thu và Nguyễn Thị Xuân Hiền, 1999) .

Để nâng cao giá trị của sản phẩm chuối tiêu hồng, từ tháng 5/2011, ngành Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên đã triển khai đề tài “Ứng dụng công nghệ bảo quản quả chuối bằng phương pháp khí điều biến và xây dựng sổ tay thu hái cho giống chuối tiêu hồng Hưng Yên” do Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch thực hiện. Dự án trên được thực hiện đã giúp kéo dài thời gian bảo quản quả chuối 25-40 ngày, tỉ lệ đạt giá trị thương phẩm lớn hơn 90%, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng được sổ tay thu hái theo từng mục đích sử dụng: vận chuyển xa, gần, ăn ngay,…Nhằm giúp bà con chủ động được công nghệ bảo quản sản phẩm bằng phương pháp khí điều biến (MAP), Ban chủ nhiệm đề tài đã tiến hành thực hiện các nội dung sau: điều tra, khảo sát thực trạng sản xuất, bảo quản và tiêu thụ chuối, lựa chọn các hộ tham gia đề tài tại 3 huyện có diện tích trồng chuối lớn tại tỉnh Hưng Yên là TP Hưng Yên, huyện Kim Động và huyện Khoái Châu. Các nhà khoa học đã xác định các thông số lý hóa, sinh hóa của quả chuối, xác định màu sắc, sự chuyển màu của vỏ

quả theo từng độ già của quả để từ đó xây dựng, thiết lập sổ tay hướng dẫn thu hái phục vụ theo từng mục đích sử dụng. Sử dụng bao bì để bao gói buồng chuối nhằm tạo môi trường khí điều biến phù hợp với chếđộ hô hấp tối ưu của quả, sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý etylen trong quả. Sau thời gian thử nghiệm thực tế, đềtài đạt được kết quả sau: các chỉ tiêu xác định độ chín thu hái cho từng mục đích sử dụng được xây dựng dựa trên sự biến đổi hình dáng, màu sắc, độ dày vỏ quả và các chỉ tiêu sinh hóa bên trong thịt quảnhư quả càng chín thì vỏ quả càng mỏng, vỏ quả chuyển dần từ màu xanh sang màu vàng... Công nghệ bảo quản chuối tiêu hồng bằng phương pháp khí điều biến đã có kết quả tốt theo các độ chín thu hái khác nhau. Những kết quả đạt được đã mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cao cho người trồng chuối và đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (Lê Thị Bích Thu và Nguyễn Thị Xuân Hiền, 1999).

1.2.2.3 Kinh nghiệm của Hà Nội

Cơ sở hạ tầng nông thôn, kết cấu hạ tầng cơ sở nông nghiệp là yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển trồng chuối trên đất bãi theo hướng bền vững. Sự yếu kém của cơ sở hạ tầng sẽ cản trở sự phát triển của trồng chuối trên các phương diện như: sự cung ứng các yếu tố đầu vào bị hạn chế, việc mua bán, tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hạn chế việc tiếp cận thông tin và thị trường của các hộgia đình,…

Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho trồng trọt nói chung và phát triển trồng chuối nói riêng đang từng bước được hoàn thiện. Hệ thống giao thông đường xã đã được nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển lưu thông sản phẩm trồng trọt. Nhưng bên cạnh đó hệ thống thoát nước vẫn còn hạn chế. Mặt khác việc phát triển một cách tự phát thiếu quy hoạch của một số hộ trồng chuối như phát hoang trồng trên đất không phải quy hoạch trồng chuối, trên đê đã gây trở ngại tới quá trình phát triển trồng chuối lên hình thức cao hơn và gây ảnh hưởng tới kết quả của ngành trồng trọt trên địa bàn huyện.

Theo đánh giá của các hộgia đình thì hệ thống cơ sở hạ tầng đã có nhiều thay đổi, thuận lợi cho phát triển chăn nuôi, trồng trọt trên địa bàn huyện. Tuy nhiên ở các khu vực bãi bồi, hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, cần có chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng hợp lý đồng thời chính quyền xã cần kết hợp với các hộ trồng trọt trên đất bãi trên địa bàn để tìm ra hướng đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp với điều kiện thực tế.

Theo điều tra, đầu tư cho trồng trọt của các hộ chủ yếu là chi phí sản xuất như: giống, phân bón, hệ thống tưới tiêu và thoát nước trên đất bãi…Có một số hộđã đầu tư hệ thống tưới tựđộng đem lại hiệu quả trồng trọt cao, nâng cao năng suất, giảm số công lao động đã nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ trồng trọt trên đất bãi bồi thuộc thành phố Hà Nội.

2.2.2.4. Bài học kinh nghiệm

Bài học thứ nhất Hiệu quả kinh tế sản xuất chuối so với các cây trồng khác tại các địa phương khá cao, mặc dù chuối được sản xuất theo kiểu tận dụng đất và trồng xen vào các cây ăn quả khác các chi phí cho cây chuối hầu như không có, chủ yếu tận dụng điều kiện tự nhiên như đất đai màu mỡ, điều kiện nước tưới, thời tiết, nên mặc dù trồng xen nhưng hiệu quả kinh tế của cây chuối bình quân cao hơn

Bài học thứ hai Công tác quy hoạch và tổ chức sản xuất quy hoạch vùng trồng cũng như tổ chức sản xuất chuối theo hướng sản xuất hang hóa, tập trung Cần có quy hoạch tổng thể cho phát triển cây chuối. Khuyến khích phát triển vùng trồng chuối tập trung, sử dụng các giống chuối cho năng suất chất lượng cao.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chuối trên đất bãi tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 43 - 48)