Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chuối trên đất bãi
2.1. Cơ sở lý luận của phát triển sản xuất chuối trên đất bãi
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chuối trên đất bãi
2.1.5.1. Yếu tố chính sách liên quan đến phát triển sản xuất chuối
Chính sách là tập hợp các quyết sách của Nhà nước nhằm điều khiển nền kinh tếhướng tới những mục tiêu nhất định, từng bước tháo gỡ những khó khăn trong thực tiễn, đảm bảo sự vận hành của nền kinh tếthông qua các văn bản của Chính phủ; Chính phủ là những phương sách, những biện pháp cụ thể của Nhà nước trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng và thực trạng kinh tế - xã hội
trong và ngoài nước nhằm điều tiết, đảm bảo những cân bằng nhất định theo những mục tiêu đã định nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế tháo gỡ các ách tắc trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Chính sách bao gồm các chính sách tự do hóa thương mại, kích thích xuất khẩu, khuyến khich tiêu thụ sản xuất trong nước, hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, thuế, vay vốn và kinh phí ñầu tư cơ sở hạ tầng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Bên cạnh các nhân tốảnh hưởng tới tiêu thụ khác, các chính sách của nhà nước trong tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng trong lưu thông hàng hóa trên thịtrường (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2002).
Trung ương đảng đã đề ra chỉ thị 100-CP/TW( Ban Bí Thư, 1981) về cải tiến công tác khoán sản phẩm vềnhóm người lao động. Nghị quyết 10 (Bộ chính trị, 1998) về quản lý đổi mới kinh tế nông nghiệp, và đặc biệt là các chính sách liên quan tới địa bàn huyện và dân tộc thiểu số, theo Điều 27 Luật đất đai năm 2013 về trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số, chính sách kinh tế mới, nghị quyết 61/CP và luật đất đai 1993 có sửa đổi bổ sung về giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân đã có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất chuối nói riêng. Trên cơ sở chính sách của nhà nước, nông dân gắng bó với đất đai của mình hơn, trách nhiệm đối với đất đai cũng cao hơn. Họ yên tâm đầu tư lâu dài, thâm canh tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế, giữ gìn môi trường sinh thái, đảm bảo cho quá trình sản xuất nông nghiệp bền vững. Mặt khác các hộ nông dân còn được quyền chuyển nhượng, chuyển đổi đất đai sao cho phù hợp để thuận tiện cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện cơ giới hóa, hiện đại hóa theo hướng sản xuất hàng hóa.
Vốn là một yếu tố quyết định vì sản xuất chuối đòi hỏi một lượng đầu tư ban đầu lớn. Nếu thiếu vốn, người sản xuất với quy mô nhỏ, đầu tư thấp sẽ dẫn đến không hiệu quả về sản lượng và chất lượng của cây chuối.Vì vậy, chính sách về tín dụng có tác dụng hỗ trợ rất lớn cho người dân về vốn đầu tư để mở rộng sản xuất cũng như đầu tư thâm canh ổn định. Chính sách tín dụng còn là cơ sở, là nền tảng ban đầu cho người nông dân khi đi vào sản xuất, giúp họ giải quyết được những khó khăn trước mắt, tạo đà cho họ yên tâm phát triển sản xuất lâu dài, thực hiện tốt các định hướng sản xuất của mình (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2002).
Một số chính sách khuyến nông như: Tập huấn cho bà con về kỹ thuật trồng chuối; tổ chức tham quan giới thiệu mô hình trồng chuối hiệu quả; cung
cấp thông tin thị trường đến người dân thông qua các phương tiện đài, báo, vô tuyến truyền hình…để người dân nắm bắt và đưa ra các quyết định sản xuất đúng đắn, phù hợp với nhu cầu thị trường. Công tác khuyến nông rất cần thiết đối với người nông dân, vì vậy để công tác khuyến nông được thực hiện thường xuyên. Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích cán bộ khuyến nông, tạo điều kiện cho họ phát huy khả năng của mình, đồng thời cũng có những chính sách khuyến khích cả người nông dân để họ tham gia học tập tích cực hơn. Một số chính sách khác như chính sách giá cả, chính sách đầu tư …cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của sản xuất chuối (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2002).
Bên cạnh đó chính sách giá cảtác động đến giá cả nguyên vật liệu đầu vào trong nông nghiệp, đó là chính sách trợ giá giống cây trồng, trợ giá phân bón, thuốc trừ sâu… những chính sách này đã giúp cho người nông dấn giảm được giá thành sản xuất, tăng sức cạnh tranh và tăng quy mô sản xuất.
2.1.5.2. Yếu tố điều kiện tự nhiên
Là một loại cây trồng, nên quá trình sinh trưởng phát triển của nó phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, bao gồm: khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, địa hình, địa mạo đất đai, môi trường, sinh thái,…trong đó yếu tố đất đai đóng vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất chuối; các nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến các thời kỳsinh trưởng, năng suất và chất lượng của cây chuối.
Cây chuối thích hợp trồng trên đất phù sa tơi xốp, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, giữ ẩm và phải thoát nước tốt. Đất trồng chuối cần phải có lớp đất mặt dày ít nhất là 0,7 m để bộ rễ phát triển tốt nhất. Độ pH của đất có tiêu chuẩn đạt trong khoảng từ 5 - 7. Đối với loại đất chua cần bón vôi bột cho đất thường xuyên nếu không sẽảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Đất trồng chuối cần có điều kiện là 2 -3 vụtrước khi muốn trồng chuối tuyệt đối phải trồng các cây trồng khác không phải là chuối (Nguyễn Ngọc Kiểm, 1993).
Khí hậu nhiệt đới gió mùa phù hợp với sự phát triển của cây chuối. Nhiệt độ lý tưởng để trồng cây nằm trong khoảng từ 20-30 độ C. Cần lưu ý tránh trồng chuối ở những nơi hay xảy ra ngập lụt, tuy chuối là loài cây ưa ẩm nhưng nếu bị ngập nước lâu chuối sẽ nhanh chết, không bị thối rễthì cũng bị sâu bệnh hại phát triển nhanh ảnh hưởng đến cây. Lượng mưa hàng tháng cần phân bổ đều và khoảng 200-220 mm/tháng vì thế nếu tháng nào mưa ít cần tưới bổ sung luôn cho cây trồng. Nếu vào mùa hay có bão, chuối sẽ dễ nhanh chết bởi vì chuối là loại
cây thân thảo và không có mô gỗ nên rất mẫn cảm với gió mạnh để tránh trường hợp này thì tránh thời gian thu hoạch trùng với thời kỳ gió bão.
Chuối là một nông sản hàng hóa nên việc tổ chức sản xuất là rất cần thiết, cần phải sản xuất tập trung và có quy mô lớn, trình độ thâm canh cao. Việc quy hoạch, phân vùng để khai thác mọi tiềm năng, lợi thế của vùng là hết sức quan trọng. phân vùng hợp lý sẽ giữđược cân bằng sinh thái, tận dụng được mọi tiềm năng về đất đai, lao động và các điều kiện khai thác trong vùng nhằm đảm bảo hiểu quảtrước mắt và lâu dài của vùng (Nguyễn Ngọc Kiểm, 1993).
Tổ chức sản xuất chuối nên theo hướng chuyên môn hóa kết hợp với phát triển tổng hợp, xen canh với nhiều loại cây khác nhằm tạo ra sự cạnh tranh cao hơn trên thịtrường đồng thời đa dạng hóa sản phẩm. Thúc đẩy việc áp dụng khoa học kỹ thuật, người dân mạnh dạn đầu tư thâm canh từ đó mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa còn góp phần thực hiện tốt quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn (Nguyễn Ngọc Kiểm, 1993).
2.1.5.3. Sự phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
+ Người tiêu dùng và cầu:điều đầu tiên ảnh hưởng đến tiêu thụ chuối, đó là những nhu cầu của người tiêu dùng. Với xu hướng dùng nhiều rau quả cho bữa ăn hàng ngày, giảm bớt lượng tinh bột, đường sữa, chất béo, các đồ uống có ga,...việc sử dụng các loại quảcó xu hướng tăng lên, trong đó có chuối dẫn đến cầu về chuối tăng (Nguyễn Ngọc Kiểm, 1993).
+ Người sản xuất và cung: đóng vai trò hết sức quan trọng: Vì người sản xuất đã biến các yếu tố đầu vào thành sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ cung cấp cho thị trường, không có sản xuất sẽ không có sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; không có cung sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ sẽ không có hoạt động của thị trường. Tác động qua lại của người sản xuất – người tiêu dùng, cầu – cung là mối quan hệ biện chứng, mối quan hệ này gắn bó mật thiết với nhau cùng tồn tại, cùng phát triển (Nguyễn Ngọc Kiểm, 1993).
+ Mùa vụ: Sản phẩm của cây chuối cho thu hoạch rất tập trung, do đó thời điểm chín và chuối vụ ảnh hưởng rất lớn đến giá bán và tiêu thụ vì thông thường giá chuối đầu vụ và cuối vụ đều cao. Vì vậy cần phải kéo dài thời gian cho thu hoạch có ý nghĩa trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất chuối (Nguyễn Ngọc Kiểm, 1993).
Hiện nay tại một số vùng sản xuất chuối tập trung đã xuất hiện hiện tượng dư thừa cục bộ, đặc biệt vào đỉnh vụ. Như vậy, đặt ra vấn đề chế biến sau thu hoạch để giải quyết một cách có hiệu quảlượng chuối dư thừa, mở hướng cho sự phát triển vùng sản xuất chuối tập trung (Nguyễn Ngọc Kiểm, 1993).
Công nghiệp chế biến mới ở giai đoạn đầu, số lượng quả chế biến không đáng kể so với số lượng ăn tươi, do đó lãng phí và hư hỏng nhiều. Ngoài ra cần có yếu tố thị trường tiêu thụ bao gồm tổ chức không gian của các hình thức tiêu thụnhư chợ, cửa hàng, siêu thị và công tác tổ chức quản lý điều hành hoạt động của các hinh thức này; Nếu tổ chức quản lý, điều hành tốt sẽ xử dụng hết công năng cơ bản của cơ sở hạ tầng, hoạt động kinh doanh cho hiệu quả cao. Tổ chức kênh tiêu thụ, bao gồm: Các hệ thống thu gom, bán buôn, bán lẻ, người tiêu dùng và mối quan hệ giữa chúng. Tổ chức các kênh tiêu thụ hợp lý sẽ làm giảm chi phí giao dịch, tăng hiệu quả kinh doanh. Để tiêu thụ tốt thì cơ sở hạ tầng cho các chợ đầu mối bao gồm kết cấu kiến trúc xây dựng các khu bán hàng, hệ thống đường di trong các chợ, cửa hàng, siêu thị, kho bãi bảo quản cất giữ sản phẩm, phương tiện vận chuyển, hệ thống xử lý rác thải, hệ thống chiếu sáng, bảo vệ và các dịch vụkhác. Cơ sở hạ tầng tốt tạo điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi cho quản lý điều hành và các hoạt động của các tác nhân tham gia tiêu thụ. Đặc biệt để tiêu thụ tốt thì các thông tin thị trường có vai trò quan trọng, tạo điều kiện để hoạt động tiêu thụ trở nên linh hoạt, hiệu quả hơn. Đối với tiêu thụ chuối các thông tin thị trường giúp người kinh doanh biết nguồn hàng ở đâu, số lượng, giá cả bao nhiêu, hình thức giao dịch và thanh toán thếnào. Người tiêu dùng biết mua chuối ở đâu, cần tìm ở đâu, chất lượng ra sao, giá cả thế nào,...Thông tin thị trường cập nhật và thông suốt giúp công tác tiêu thụ thuận lợi (Nguyễn Ngọc Kiểm, 1993).
2.1.5.4. Trình độ và năng lực của người sản xuất chuối
Trình độ, năng lực của các chủ thể trong sản xuất kinh doanh, có tác dụng quyết định trực tiếp việc tổ chức và hiệu quả kinh tế cây chuối. Năng lực của các chủ thế sản xuất được thể hiện qua: trình độ tổ chức quản lý và khảnăng áp dụng các tiến độ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới; Khảnăng ứng xửtrước các biến động của thị trường, môi trường sản xuất kinh doanh; khả năng vốn và trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật,...vì trình độ, năng lực của các chủ thể sẽ có ảnh hưởng tích cực tới sản xuất chuối và ngược lai, cụ thểnhư sau:
xuất chuối nói riêng mang tính mùa vụ rất cao. Thời gian cần nhiều lao động chủ yếu là đến vụ thu hoạch, nếu lao động đáp ứng đủ thì sẽ thu hoạch đảm bảo yêu cầu về chất lượng và sốlượng (Nguyễn Hồng Vân, 2012).
+ Vốn: Vốn là yếu tốđầu vào cần thiết cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Vốn dùng để đầu tư mua sắm trang thiết bị cũng như để trang trải các khoản chi phí trong quá trình sản xuất. Nếu người sản xuất đủ vốn đểđáp ứng các nhu cầu sử dụng vốn trong quá trình sản xuất thì kết quả đạt được sẽ tốt hơn, ngược lại nếu sản xuất thiếu vốn thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn như thiếu tiền mua cây giống, phân bón, phòng bệnh….dẫn đến kết quả đạt được không cao. Ngay cả trong tiêu thụ, nếu hộ sản xuất có đủ vốn để mua sắm phương tiện vận chuyển, cất trữ và bảo quản thì làm tăng khảnăng chủ động trong tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận thu được cũng caohơn (Nguyễn Hồng Vân, 2012).
+ Quy mô diện tích: Quy mô diện tích là một yếu tốảnh hưởng không nhỏ đến giá trị sản lượng của nông hộ. Việc mở rộng quy mô diện tích của nông hộ là cơ sở cho việc tăng giá trị sản lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ và nâng cao thu nhập cho hộ nông dân (Nguyễn Hồng Vân, 2012).
+ Tập quán canh tác, trình độ và kỹnăng của người sản xuất: Tập quán canh tác là những kinh nghiệm sản xuất được tích lũy lâu đời và mang nét đặc trưng của mỗi vùng miền, tuy nhiên trên địa bàn huyện với tập quán canh tác còn thô sơ, ít sử dụng cơ giới hóa vào sản xuất làm năng suất chuối không cao, gây nhiều khó khăn và hao phí nhiều thời gian lao động...Vì vậy việc áp dụng cơ giới hóa và những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất và nâng cao trình độ kỹ thuật cho người dân trong các khâu sản suất là điều hết sức cần thiết (Nguyễn Hồng Vân, 2012).
2.1.5.5. Liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm chuối
Các yếu tố tham gia liên kết có thể là các cá nhân, hộgia đình, đơn vị, tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế cùng tự nguyện tham gia một hoạt động nào đó để đạt được lợi ích chung và lợi ích riêng cho mình. Trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối có thể chia ra thành các loại tác nhân như sau:
Tác nhân là các hộgia đình tham gia trong sản xuất, thu gom, vận chuyển sản phẩm chuối (Nguyễn Hồng Vân, 2012).
Tác nhân là đơn vị kinh tế tham gia cung ứng đầu vào, tiêu thụ, chế biến như các hợp tác xã, nhà máy chế biến sản phẩm từ cây chuối... (Nguyễn Hồng Vân, 2012).
Tác nhân là các tổ chức như các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Họ tham gia liên kết trong cho người sản xuất vay vốn (Nguyễn Hồng Vân, 2012).
Ngoài những tác nhân liên kết trên chúng ta còn thấy những tác nhân tham gia hỗ trợ hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối như trạm khuyến nông, trung tâm khoa học... (Nguyễn Hồng Vân, 2012).
+ Mối liên kết giữa các tác nhân
Trong quá trình sản xuất và tiêu thụ các tác nhân đã tự nguyện hình thành những mối liên kết với nhau. Từ những mối liên kết đó đem lại cho họ nhiều lợi ích hơn nhưng cũng là sự ràng buộc trách nhiệm hơn với đối tác.
Trong khâu sản xuất những liên kết hình thành được thể hiện trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1. Mối quan hệ liên kết trong sản xuất sản phẩm chuối
Nguồn: Phạm Thị Mỹ Dung và Bùi Bằng Đoàn (2006)
Trên đây đều là những mối quan hệ có tác động qua lại, những mối liên kết có thể được hình thành thông qua hợp đồng hay thỏa thuận giữa các đối tác. Trong đó, nội dung của những mối liên kết này chủ yếu là hỗ trợ nhu cầu đầu vào cho sản xuất, trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất...(Phạm Thị Mỹ Dung, Bùi Bằng Đoàn, 2006).
Sau khi hoàn thành khâu sản xuất, quá trình tiêu thụ bắt đầu và hình thành những liên kết mới. Liên kết giữa những tác nhân trong tiêu thụ sản phẩm tạo nên một chuỗi các liên kết hay còn gọi là kênh phân phối sản phẩm. Sơ đồ sau thể