Các giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chuối trên đất bãi tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 90 - 100)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất chuối trên đất bãi tại huyện Gia Lâm

4.3.2. Các giải pháp chủ yếu

4.3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách liên quan đến khuyến khích

phát triển sản xuất chuối

- Trước hết các thông tin về chính sách phải đến được với 100% người dân nói chung và các các thông tin chính sách về phát triển sản xuất và tiêu thụ chuối phải đến được với người trồng chuối. Kết quả nghiên cứu trên cho thấy hiện tại có rất nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ chuối nhưng đại bộ phận người trồng chuối chưa biết đến. Đặc biệt là giải pháp hỗ trợ xúc tiến thương mại (có tới 85,83% hộ trồng chuối không biết đến giải pháp này)

- Xúc tiến các chủ chương, chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng (điện, đường, thủy lợi) phục vụ cho phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản ở địa phương, trong đó có cây chuối trồng trên đất bãi của huyện Gia Lâm.

- Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, nhà khoa học liên kết với người trồng chuối.

- Cần có chính sách thu hút thương lái, người tiêu dùng sản phẩm chuối trồng trên đất bãi của huyện Gia Lâm tới địa phương vùng chuối: đầu tư nâng cấp

hạ tầng cơ sở, nhất là các tuyến đường giao thông nông thôn vùng sản xuất chuối nhằm thuận tiện đi lại vào mùa thu hoạch; có thể vận dụng và ưu tiên xe vận chuyển chuối qua lại trên địa bàn vùng trồng chuối khi tham gia trao đổi mua bán sản phẩm chuối trồng trên đất bãi của huyện Gia Lâm (với điều kiện đảm bảo an toàn); đồng thời đảm bảo an ninh trật tựcho khách đến mua buôn, mua lẻ, du lịch thăm quan vùng chuối trồng trên đất bãi của huyện Gia Lâm, tạo sự yên tâm, thoải mái cho khách hàng đến với vùng đất đặc sản chuối trồng trên đất bãi.

- Khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp tham gia phát triển sản xuất chuối chất lượng cao.

4.3.2.2. Hoàn thiện quy hoạch vùng sản suất và bố trí sản xuất chuối

Thực trạng phát triển sản xuất chuối trên đất bãi ở Gia Lâm cho thấy, giải pháp quy hoạch vùng sản xuất đã có tác động lớn đến năng suất và sản lượng sản xuất của các hộgia đình. Tuy nhiên trong công tác quy hoạch vẫn còn bộc lộ nhiều vấn đề bất cập. Quy hoạch còn mang tính chung chung, chưa rõ nét và chưa thực sự căn cứ vào tình hình của từng địa phương cụ thể. Bởi vậy, để hoàn thiện công tác quy hoạch và sản xuất nhằm đạt được kết quả cao hơn nữa cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:

- Căn cứu vào điều kiện quỹđất có khảnăng phát triển sản xuất chuối trên đất bãi của từng xã để thực hiện và điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất chuối phù hợp với từng địa phương.

Theo kết quả khảo sát cho thấy, hiện tại quỹđất có khảnăng phát triển sản xuất chuối ở một số xã là rất lớn như các xã Cổ Bi, Kim Sơn và Phú Thị trong huyện thực hiện quy hoạch lại thấp hơn so với tiềm năng của vùng. Bên cạnh đó các xã còn lại, do quỹ đất trồng chuối trên đất bãi không đủ thực hiện theo quy hoạch của huyện đề ra thì trong quy hoạch lại cao hơn so với diện tích có khả năng trồng rất nhiều.

Bởi vậy, trong quá trình xây dựng và điều chỉnh quy hoạch trong dài hạn, từnay đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030, huyện Gia Lâm cần nghiên cứu cụ thể hơn nữa đến khảnăng sản xuất vùng trồng chuối tập trung chất lượng cao.

- Xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển ngành nông nghiệp trong đó trọng tâm phát triển cây chuối trên địa bàn huyện, thậm chí trong xây dựng nông thôn mới từng xã cần lồng ghép về phát triển sản xuất cây chuối trên đất bãi ven sông Hồng của huyện Gia Lâm.

- Tiếp tục duy trì sản xuất chuối ở những vùng đã quy hoạch đồng thời cần có các quy hoạch mới phù hợp với tình hình sản xuất của hộ dân ở từng xã, phường trên địa bàn huyện.

- Quy hoạch vùng sản xuất chuối phải gắn liền với trình độ, phong tục tập quán của người dân địa phương, đặc biệt chú trọng phát triển vùng chuối chuyên canh, tập trung quy mô lớn.

- Việc giao đất, cho thuê đất trong quy hoạch cần được tiến hành dân chủ, công khai hơn nữa.

4.3.2.3. Tạo điều kiện cho hộ trồng chuối trong việc vay vốn đầu tư sản xuất

Gia Lâm là huyện ven đô, quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và cây chuối nói riêng của các hộ gặp nhiều thuận lợi, do có thịtrường tiêu thụ rộng lớn. Tuy nhiên, để phát triển nền nông nghiệp xứng tầm với lợi thế của nó thì nền nông nghiệp của Gia Lâm, mà đặc biệt là cây chuối vẫn đang gặp phải một số khó khăn, trong đó có khó khăn về vốn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, phát triển chuối trên đất bãi ở huyện Gia Lâm là hướng đi đúng và có hiệu quả kinh tế cao. Bởi vậy trú trọng đến vấn đề giải quyết những khó khăn về vốn cho hộ dân trồng chuối là điều cần thiết.

Cần chú ý đến việc cho vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân trồng chuối, bởi lẽ hiện tại mới chỉ có 52,5% tổng số hộ vay sử dụng đúng mục đích vay. Thông qua các tổ chức như Hội làm vườn, hội nông dân, hội phụ nữ để cho vay và thông qua các tổ chức đó để thu hồi vốn.

Các hộ trồng chuối đến mùa thu hoạch thường có số tiền lớn thu được về từ việc bán sản phẩm, nhưng do phải vay vốn để trồng chuối và vay nợ ngoài nhiều nên hầu như số tiền họ thu vềđược từ cây chuối đều phải chi dùng cho việc trang trải nợ nần, ngoài ra các hộ cũng cần phải chi tiêu cho các nhu cầu sinh hoạt khác (ăn mặc, mua sắm các vận dụng cần thiết,…) nên đến vụ sản xuất thì họ lại ở trong tình trạng thiếu vốn. Bởi vậy, thông qua các tổ chức khuyến nông, trạm vật tư, công ty giống cây trồng cho nông dân ứng trước cây giống, thuốc trừ sâu...và thu hoàn ứng sau vụ thu hoạch. Đây là một hình thức giúp các hộ nông dân không chi tiêu vào chi phí sản xuất của năm trước. Phần cho vay dài hạn để trồng và chăm sóc chuối chính là phần để tái sản xuất mở rộng. Tuy cách làm này là không dễ nhưng nếu thực hiện được thì chắc chắn rằng người nông dân cũng sẽ yên tâm sản xuất, yên tâm đầu tư cho trồng chuối của mình để rồi từ đó dần

dần tích luỹ, tự chủ nguồn vốn sản xuất, tăng cường mở rộng quy mô cũng như nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm.

Tạo điều kiện thuận lợi trong việc hoàn thành thủ tục vay vốn, bên cạnh cần tăng lượng vốn vay nhằm đảm bảo nhu cầu sản xuất của hộ. Hiện tại, theo khảo sát thực tế chúng tôi thấy, để được vay vốn từ ngân hàng, các quỹ tín dụng ở địa phương các hộ trồng chuối ở Gia Lâm cần có tài sản thế chấp phải đủ lớn trong khi giá trị tài sản hiện có của các hộ trồng chuối rất nhỏ. Đây là một khó khăn lớn cho việc phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, với lượng vay bình quân từ 10 đến 15 triệu đồng không đủđể các hộ sản xuất với quy mô trên 1ha. Thời hạn vay vốn của một số quỹ tín dụng quá ngắn, chẳng hạn một số hộ vay từ hộ phụ nữ, với mức vay bình quân 5 triệu đồng/hộ mà thời hạn trả chỉ có 1 năm. Do đó, nhằm đảm bảo quá trình sản xuất và tái sản xuất cho các hộ dân trồng chuối trên địa bàn huyện, Gia Lâm cần coi trọng các vấn đề trên.

Bên cạnh đó cũng cần cải tiến hơn nữa và hoàn thiện hệ thống tín dụng nông nghiệp, nông thôn, đa dạng hoá các hình thức cho vay và thanh toán, đáp ứng vốn cho sản xuất nhanh chóng, thuận tiện, tạo điều kiện vốn cho người dân chuyển mạnh sang sản xuất chuối hàng hoá và mở rộng các mô hình king tế trang trại, kinh tế VAC… đang ngày càng được ưu tiên phát triển.

Khuyến khích liên kết, liên doanh sản xuất và chế biến giữa các hộ với nhau, giữa các tổ chức kinh doanh, dịch vụ thương mại cấp huyện nhằm hộ trợ nhau về vốn (không chỉ vốn bằng tiền mà cả bằng vật tư, lao động) đểđẩy nhanh sản xuất chuối hàng hoá và mở rộng quy mô, tăng năng suất và chất lượng của sản phẩm cây chuối.

- Tăng mức đầu tư cho sản xuất: Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, trong thời điểm hiện tại, nếu các hộ nông dân tăng đầu tư cho sản xuất chuối thì sẽ thu được lợi nhuận cao hơn và ngược lại. Để tăng được mức đầu tư cần có thêm sự hỗ trợ của Nhà nước về các giải pháp như: vay vốn với lãi suất, thời hạn ưu đãi, hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ trong ngành sản xuất giống vừa cung cấp giống đảm bảo chất lượng, vừa không ảnh hưởng đến những quy định trong quan hệthương mại trên thế giới.

- Khuyến khích khai hoang, phục hóa những vùng có hiệu quả sử dụng đất thấp. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những hộ nào có diện tích bình quân cao hơn thì lợi nhuận cũng sẽ lớn hơn.

- Tăng cường công tác phòng ngừa dịch bệnh trên cây chuối cho các hộ nông dân. Do dịch bệnh có tính truyền nhiễm cao nên không thể trú trọng phòng ngừa cho một số hộ cụ thể mà cần đảm bảo tỷ lệ hộđược hỗ trợ phòng ngừa dịch bệnh đạt 100%. Hỗ trợđó có thể về hiện vật, kinh phí và kiến thức phòng ngừa…

4.3.2.4. Giải pháp về kỹ thuật sản xuất chuối

Chuối là loại cây thân thảo, chứa nhiều nước, là một trong những cây trồng có phản ứng rất nhạy cảm với điều kiện sinh thái khí hậu thời tiết. Hệ thống biện pháp kỹ thuật là để lấp đi hiệu sai sinh thái. Vì vậy trong thời giai tới huyện cẩn có những biện pháp về tuyên truyền, đào tạo tập huấn cho người dân về các biện pháp kỹ thuật bao gồm:

- Về khuyến nông: Phát huy và mở rộng thêm các hình thức khuyến nông, đặc biệt chú trọng đến việc mở các lớp tập huấn kỹ thuật về trồng và phát triển chuối cho người dân địa phương, nâng cao số lượt người tham dự các lớp tập huấn kỹ thuật trồng chuối. Quan tâm đặc biệt đến hình thức khuyến nông thông qua thăm quan mô hình, học hỏi kinh nghiệm các địa phương khác.

Khảo sát nhu cầu tập huấn khuyến nông của các nhóm hộ cho thấy, hiện tại có 92,5% số hộ trồng chuối ở Gia Lâm có nhu cầu tập huấn khuyến nông. Đây chủ yếu là những hộ sản xuất với quy mô từ 0,3ha trở lên và là những hộ sản xuất chuối với mục đích bán sản phẩm ngay trên địa bàn là chủ yếu, những hộ còn lại đều trồng không với mục đích để bán và những hộ đã có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động trồng chuối. Bởi vậy, nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, Gia Lâm cần triển khai nhiều hơn nữa các lớp tập huấn khuyến nông cho người dân địa phương. Đặc biệt chú ý đến những hộ dân nằm trong vùng quy hoạch trồng chuối chuyên canh của các địa phương.

Nên mở các lớp tập huấn cho bà con nông dân để bà con nắm rõ được quy trình chăm sóc và ký thuật trồng chuối như là kỹ thuật chọn giống và kỹ thuật chăm sóc chuối. Tiếp đến là nhu cầu về kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch Như vậy, căn cứ tập huấn khuyến nông của người dân địa phương, trung tâm khuyến nông cần tổ chức các lớp tập huấn phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của người trồng chuối. Đặc biệt chú trọng đến tập huấn về kỹ thuật chọn giống và chăm sóc chuối cũng như kỹ thật bảo quản chuối quả.

Về địa điểm tập huấn, đối với những hộ ở gần UBND xã hơn thì họ có nguyện vọng tập huấn tại UBND xã đại bộ phận người dân đều có nhu cầu về trung tâm thôn/bản để tập huấn. Điều này cũng dễ hiểu khi điều kiện đi lại ở

vùng nông thôn còn khó khăn, nên các hộ trồng chuối đều mong muốn cán bộ khuyến nông về tận thôn, bản để tổ chức tập huấn. Như vậy, căn cứ vào đây Gia Lâm có thể tổ chức các lớp tập huấn ở những địa điểm sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của hộ trồng chuối.

Qua kết quả khảo sát trên cũng thấy, trung tâm khuyến nông huyện Gia Lâm cần tổ chức các hình thức tập huấn kết hợp giữa thực hành trên mô hình và thăm quan các mô hình làm ăn giỏi ở trong và ngoài địa phương. Chương trình khuyến nông không nên quá nặng về tập huấn lý thuyết đơn thuần.

- Về giống cây: Giống tốt cho năng suất cao và ổn định. Giống tốt là giống có đặc điểm sinh trưởng và phát triển phù hợp với vùng sinh thái (đất đai, khí hậu. Vùng bãi bồi ven sông của huyện Gia Lâm là vùng có điều kiện sinh thái phù hợp với nhiều loại cây ăn quả, trong đó có cây chuối song mức độ với mỗi loài, mỗi giống không giống nhau. Cây chuối có khả năng sinh trưởng trên các loại đất tương đối đồng đếu. Chuối là cây phát triển nhanh và tốc độ lan rộng cao, nhưng chính vì phát triển ồ ạt, giống không được lựa chọn, thiếu sự kiểm tra quản lý của chuyên môn nên cây chuối hiện nay đang bị thoái hóa. Do vậy cần tuyển chọn và giữ giống loại giống chuối tốt để phát triển trên đất bãi của huyện Gia Lâm. Cần chọn và cải tạo phục tráng các giống tốt có ở địa phương và đặc biệt chú trọng tới giống sạch bệnh. Việc chọn tạo cần nắm vững về kỹ thuật tách cây con ra khỏi cây mẹ hoặc áp dụng theo phương pháp nuôi cấy mô, người làm giống phải nắm được kỹ thuật, có trách nhiệm. Đảm bảo giống tốt khi đưa vào sản xuất, giảm được chi phí đầu tư khi trồng mới.

Công tác giống rất quan trọng, cần xây dựng mạng lưới cung cấp thông tin từ huyện đến các cơ sở, dựa vào các cơ quan khoa học chuyên ngành, các tổ chức khuyến nông, các tổ chức dịch vụ để tổ chức các nhóm hộ hoặc hộ nông dân sản xuất và cung cấp giống ở địa phương có sự hỗ trợ, tổ chức, quản lý và giám sát của cơ quan quản lý chuyên ngành nông nghiệp các cấp.

Khuyến khích người nông dân lựa chọn những nguồn cung cấp giống có chất lượng như: trung tâm giống cây trồng của tỉnh, các HTX dịch vụ nông nghiệp.

- Về bón phân: Trong kỹ thuật thâm canh, chăm sóc vườn cây thực hiện qui trình bón phân hợp lý là rất quan trọng và đây là một điểm yếu trong quá trình sản xuất chuối ở Gia Lâm. Sử dụng phân bón trong thời gian qua là kém hiệu quả.

nay theo kết quả khảo sát, các hộ trồng chuối hiện đầu tư cho việc bón phân rất thấp, trong khi đó theo kết quả sử dụng NPK của Đỗ Đình Ca (1995) nói chung mức độlàm tăng sản lượng của 3 yếu tốphân bó NPK trên đất bãi bồi ở Gia Lâm là N:30%, P2O5: 40%, K: 20% các chất vi lượng khác 10%.

Trong khi chưa có tài liệu phân tích của cơ quan khoa học để biết vềvườn chuôi của mình nên bón bao nhiêu, các hộ sản xuất có thể áp dụng hướng dẫn sau:

Liều lượng bón phân trên là để tham khảo, nếu trồng ở đất pha cát hoặc đất sởi đá phân bón dễ thất thoát, lượng phân bón cần tăng 30 40% nhưng đất thịt, ít dốc, khảnăng giữnước tốt, lượng phân bón có thể giảm 20 -30%.

Thời gian bón phân của cây chuối chủ yếu trong quá trình phát triển của cây (bón lót) trước khi cây ra buồng và đậu quả, thời gian bón cần xét tới thời tiết của khu vực và đặc tính của từng giống chuôi để điều chỉnh. Sựsinh trưởng của đất đều cần đến NPK còn tỷ lệ của 3 yếu tố NPK cần thiết cho từng thời kỳ sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chuối trên đất bãi tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 90 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)