Ảnh hưởng của một số chính sách đến kết quả sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chuối trên đất bãi tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 84)

Chính sách

Được hưởng Không được hưởng SL (Hộ) Tỷ lệ (%) LN/hộ (Trđ) SL (Hộ) Tỷ lệ (%) LN/hộ (Trđ) Hỗ trợ vốn 72 60,00 58,93 48 40,00 57,72 Khuyến nông 76 63,33 58,78 44 36,67 57,87 Hỗ trợ vềđất đai 37 30,83 58,61 83 69,17 58,37 Hỗ trợ phòng dịch bệnh 28 23,33 59,72 92 76,67 58,06

Tuy nhiên, bên cạnh những giải pháp đang được triển khai tích cực và sâu rộng trong quần chúng nhân dân thì một số giải pháp tuy đã được đưa ra nhưng lại chưa thức sự được triển khai đến người dân như giải pháp hỗ trợ về đất sản xuất mới chỉ 30,83% hộhưởng lợi còn lại khoảng 69,17% hộchưa nhận được sự hỗ trợ này, hay giải pháp hỗ trợ phòng dịch bệnh trên cây trồng mới chỉ 23,33% người dân khảo sát cho rằng mình đã nhận được hỗ trợ, trong thời gian tới chính quyền địa phương cần rà soát, đánh giá và đưa ra những biện pháp cần thiết để các giải pháp này được triển khai sâu rộng hơn nữa trong quần chúng nhân dân. Chủtrương, chính sách và các giải pháp phát triển: Phát triển cây chuối là một trong các mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của huyện Gia Lâm, để thực hiện mục tiêu đó BCH huyện uỷ Gia Lâm đã ra Nghị quyết số 16-NQ/HU ngày 11/10/2014 về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm nâng cao giá trị kinh tế, tăng thu nhập từ phát triển kinh tế hộ.

4.2.2. Yếu tố thị trường tiêu thụ nguồn sản phẩm chuối

Tác động của thị trường lên việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của các hộ sản xuất chuối đã được phân tích rõ ở các phần trên, và thực tếngười nông dân Việt Nam vẫn còn xu hướng “sản xuất theo phong trào”, và chịu tác động rất lớn từ giá, khi giá một cây trồng cao thì hướng vào đầu tư sản xuất, khi thấp thì chặt bỏ chuyển sang cây trồng khác mà hiện tại thị trường đang chuộng.

Thực tế trong những năm qua, cây chuối của Gia Lâm là sản phẩm bị ảnh hưởng nhiều vì thị trường tiêu thụ, ngoài các nguyên nhân chủ quan kể trên còn có nguyên nhân khách quan là sự cạnh tranh của các loại quả khác, đặc biệt là quả nhập từ Trung Quốc cũng như thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao.

4.2.3. Yếu tố vềđiều kiện tư nhiên và các hình thức tổ chức sản xuất

- Nguồn giống:Hiện nay giống chuối trồng tại địa phương được sản xuất bằng phương pháp tách từ cây mẹ do các hộ nông dân tự thực hiện nên chất lượng cây không được kiểm soát. Hơn nữa, với cách tách cây con từ cây mẹ này, tâm lý sợ ảnh hưởng đến cây mẹ và tiếc cây tốt nên đa số cây giống đều được tách từ các cây kém phát triển và từ các cành loại thải, thậm trí từcác cây đang bị bệnh sắp chết nên làm giảm khảnăng phát triển, tăng nguy cơ lây lan bệnh tật và giảm chất lượng sản phẩm.

Để khắc phục tình trạng trên, huyện Gia Lâm đã phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam và các ngành có liên quan nghiên cưu và đưa và sản xuất giống chuối theo hình thức nuôi cây mô. Qua quá trình thực nghiệm, giống chuối nuôi cấy mô đã tao ra năng suất cao hơn, cây chuối ít bị bệnh hơn và chất lượng chuối quả vẫn đảm bảo theo yêu cầu. Đây sẽ là hình thức cần được nhân rộng và phát triển trong tương lai gần để phát triển vùng sản xuất chuối trên đất bãi của huyên Gia Lâm ngày càng lớn mạnh.

Thực tế cho thấy, trên địa bàn huyện Gia Lâm hiện nay có rất nhiều thành phần tham gia cung ứng giống chuối: viện nghiên cứu, đơn vị dịch vụ nông nghiệp, các hộ nông dân. Các cơ sở sản xuất và phân phối giống không được chuẩn hóa. Ai cũng có thể sản xuất giống, ai cũng có thể bán giống dẫn tới việc đưa vào sản xuất cả những giống không đúng chủng loại, giống có chất lượng không đảm bảo, dẫn tời thiệt hại cho sản xuất.

Thực tế cho thấy, trong thời gian qua nhờ các biện pháp tuyên truyền của người dân về sự cần thiết phải có cây giống tốt để phục vụ sản xuất nên xu hướng chuyển sang mua giống ở các nguồn giống đảm bảo đã chiếm một tỷ lệ lớn trong dân với 62,5% số hộ khảo sát sử dụng nguồn giống chuối do các Viện nghiên cứu cung cấp, 19,17% sử dụng cây giống của các HTX dịch vụ nông nghiệp và chỉ còn lại 5,84% sử dụng cây giống không rõ nguồn gốc (từlái buôn, người dân ở địa phương). Bên cạnh đó, một số hộ dân cũng đã biết cách tự lai tạo giống cho vườn chuối của hộ. Bảng 4.14. Ảnh hưởng của nguồn giống đến kết quả sản xuất của hộ Nguồn giống Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Lợi nhuận BQ (triệu đồng) Viện nghiên cứu 75 62,50 59,21 HTX dịch vụ nông nghiệp 23 19,17 59,01

Người dân địa phương 5 4,17 51,04

Lái buôn 2 1,67 52,75

Tự sản xuất 15 12,50 57,04

Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra (2017)

Việc sử dụng nguồn giống tốt đã cho thấy hiệu quả sản xuất tăng lên rõ rệt đối với hộ, bình quân 1 hộ sử dụng giống chuối do các Viện nghiên cứu cung cấp mang lại lợi nhuận khoảng 59,21 triệu đồng, trong khi sử dụng các giống chuối

không rõ nguồn gốc chỉ mang lại lợi nhuận khoảng 51 – 52 triệu đồng/hộ.

4.2.4. Yếu tố về nguồn lực lao động

Trình độ kiến thức của các hộnông dân đóng vai trò quan trọng trong sản xuất chuối trên đất bãi. Qua điều tra, phần lớn các hộ trồng chuối dựa theo kinh nghiệm của bản thân hoặc học hỏi các hộ khác là chính còn sự hiểu biết qua đọc tài liệu và qua tập huấn kỹ thuật còn hạn chế. Vì trên thực tế, trồng chuối trên đất bãi đã có từ rất lâu trước đây, người dân chỉ cần tiếp tiếp thu và áp dụng đúng quy trình kỹ thuật vào sản xuất sẽ mang lại năng suất cao.

4.2.5. Yếu tố về liên kết trong sản xuất – tiêu thụ sản phẩm chuối

Đối với người dân sản xuất chuối ở Gia Lâm do trình độ hiểu biết còn hạn chế về liên kết, về hợp đồng, trách nhiệm trong liên kết, họ chỉ nhìn những cái lợi trước mắt mà không nhìn lâu dài. Người dân không thích sự ràng buộc trong liên kết. Chính vì thế thực sự mối liên kết ở đây còn rất lỏng lẻo, phần lớn là chỉ qua thỏa thuận, mối quen biết trong bạn bè làm ăn, kinh doanh. Hạn chế lớn nhất của nhà nông khi tham gia liên kết chính là hạn chế vềtrình độ học vấn.

Bên cạnh đó, có những hộ sản xuất mặc dù đã thỏa thuận trước với các thương lái/ người thu gom nhưng nơi nào mua với giá cao hơn họ vẫn bán. Từđó cho thấy, nhà nông thì chưa tôn trọng sự cam kết này.

Sản xuất của hộ vẫn tự phát, không tập trung, quy mô kinh tế của hộ rất nhỏ, diện tích manh mún, không mang tính tập trung, sản xuất hàng hóa. Đã thế tư tưởng thay đổi phương thức sản xuất của hộ rất ít, hầu như hộ không giám mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, tâm lý sợ rủi ro.

Như vậy, nhận thức của liên kết sản xuất của hộ rất kém, các lý do chính trên là làm cho việc liên kết còn hạn chế và để liên kết trong sản xuất của hộ được hiệu quảhơn cần giải quyết tốt các lý do ảnh hưởng trên.

Như đã phân tích ở trên, phần lớn các tác nhân lựa chọn liên kết theo cách thức hợp đồng miệng hoặc tự do. Cách thức liên kết qua thỏa thuận miệng tiện lợi và không cần nhiều thủ tục nhưng nó lại không an toàn vì thiếu tính pháp lý và dễ bịthay đổi, các tác nhân chỉ thỏa thuận với nhau bằng lời nói nên không có cơ sởđể giải quyết khi một trong hai bên vi phạm những thỏa thuận đó, các thức liên kết này chủ yếu dựa trên quan hệ quen biết từ lâu, tin tưởng lẫn nhau. Họ thường cho rằng việc sử dụng cách thức hợp đồng văn bản thường phức tạp,

kết đều có ưu và nhược điểm của nó, đa phần người sản xuất chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc ký kết bằng hợp đồng văn bản.

4.3. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHUỐI TRÊN ĐẤT BÃI TẠI HUYỆN GIA LÂM BÃI TẠI HUYỆN GIA LÂM

4.3.1. Căn cứđưa ra các giải pháp

4.3.1.1. Định hướng phát triển cây ăn quả của huyện Gia Lâm

* Định hướng chung:

- Phát huy tối đa lợi thế so sánh của huyện để hình thành các vùng chuyên canh tập trung, phát triển mạnh các dịch vụ hỗ trợ nhằm tạo khối lượng nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Thay đổi cơ cấu đầu tư theo vùng, ưu tiên tạo điều kiện khuyến khích những tiểu vùng có lợi thế đi trước một bước làm mẫu, làm động lực thúc đẩy các vùng khác phát triển. Phát triển nông nghiệp hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường nội huyện, chuỗi đô thị mới, khu công nghiệp công nghệ cao và thị trường Hà Nội. Từng bước mở rộng diện tích cây ăn quả, chú trọng vào cây chuối và cây ổi Đông Dư thay thế những cây trồng có giá trị, hiệu quả kinh tế thấp. Phát triển nông nghiệp gắn liền với phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Đặc biệt quan tâm đến nâng cao dân trí, đào tạo cán bộ kỹ thuật để có thể phát triển đồng bộ, lâu bền; gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội và phát triển môi trường sinh thái.

* Định hướng cụ thể:

- Phát triển sản xuất chuối theo lợi thế của từng vùng, tập trung đẩy mạnh đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng diện tích trồng các loại giống mới có năng suất cao. Phát triển vùng chuối hàng hoá, tăng diện tích đồng thời nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm tạo thịtrường tiêu thụổn định cho sản phẩm cây chuối phát triển một cách bền vừng.

- Nhằm tạo động lực cho phát triển sản xuất chuối và các sản phẩm nông sản khác của huyện Gia Lâm chủ chương tiếp tục huy động hiệu quả sức dân kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước để phát triển giao thông nông thôn và xây dựng các công trình thuỷ lợi, kiên cốhoá kênh mương.

Tổng kết các mô hình phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện Gia Lâm vừa qua cho thấy thu nhập bình quân của trồng chuối gấp 15 - 20 lần so với trồng lúa, ngô. Với điều kiện tự nhiên (vị trí đia lý, đất đai, khí hậu) thuận lợi, triển

vọng về thị trường. Thực tiễn phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh những năm qua cho thấy: Gia Lâm có điều kiện rất tốt để phát triển cây ăn quả nói chung và cây chuối nói riêng, không những là cây trồng xóa đói giảm nghèo cho người nông dân nơi đây mà thực sự là một thế mạnh trong sự nghiệp phát triển nền nông nghiệp.

4.3.1.2. Xu thế phát triển sản xuất chuối trên đất bãi

Trong xu thế hội nhập hiện nay, người nông dân không thể đơn thương độc mã làm ăn theo quy mô hộgia đình mà phải có sự liên kết, giúp sức của các hội nghề nghiệp, trên cơ sởđó tạo sức mạnh tổng hợp để nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm nông sản. Trên thực tế thời gian qua, nhiều sản phẩm nông sản của ta đã tỏ ra lép vế trước những sản phẩm nhập ngoại cùng loại. Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thách thức lớn nhất của khu vực nông nghiệp - nông thôn vẫn là trình độ sản xuất của đa số nông dân còn lạc hậu, canh tác theo lối tiểu nông, nhỏ lẻ. Được trời phú cho nhiều loại đặc sản có giá trị, chất lượng không thua kém nước bạn nhưng xét về mẫu mã, hình thức và sốlượng đủ lớn thì chưa theo kịp. Chung quy vẫn là do trình độ kỹ thuật còn lạc hậu, người dân chưa được tiếp cận tiến bộ kỹ thuật. Vườn tạp vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Điều này xuất phát từ điểm yếu đã tồn tại và ăn sâu trong tập quán sản xuất của nông dân là thấy hàng xóm trồng cây gì bán có tiền thì cảxóm đua nhau trồng theo mà không cần biết bán cho ai, bán ởđâu, giá cả ra sao?

Với cách làm này thì chất lượng nông sản sẽ không bao giờ đồng đều được. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản trong quá trình hội nhập, điều kiện tiên quyết là người nông dân phải thay đổi phương thức sản xuất theo hướng an toàn, chú trọng chất lượng, hiệu quả. Thời gian qua, số mô hình VAC, VACR, VCR do các cấp Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên ở các địa phương vận động xây dựng gia tăng đáng kể, rất đa dạng về chủng loại trong đó có cây chuối và đặc biệt là bắt đầu hướng đến sản xuất hàng hoá, chú trọng nâng cao chất lượng hơn là số lượng. Huyện Gia Lâm bằng những việc làm thiết thực, cụ thể đã từng bước đưa thương hiệu trở thành một trong những nhân tố tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của huyện. Nhờ đó Gia Lâm bây giờ đã có vùng chuyên trồng chuối chất lượng cao rộng lớn, góp phần xoá đói giảm nghèo cho người nông dân trên địa bàn.

Tuy nhiên những mô hình như trên chưa nhiều, phần lớn người dân còn thụđộng, chưa theo kịp xu thế phát triển của tình hình mới. Chính vì vậy, vai trò

chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, xây dựng mô hình mới còn mờ nhạt. Để công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phát huy hiệu quảhơn nữa thì chính người dân cũng phải nhạy bén để tiếp thu kiến thức kỹ thuật mới. Đồng thời thay đổi cách thức tổ cách tuyên truyền của các đoàn thể, trung tâm khuyến nông,… không chỉ dừng lại ở chỗ giác ngộtư tưởng mà phải cầm tay chỉ việc và đi từ mô hình cụ thể.

Để đảm bảo tính bền vững, việc trồng chuối cũng phải chuyển từ sản xuất theo quy mô rộng, chạy theo diện tích và sản lượng sang phát triển theo chiều sâu, lấy giá trị gia tăng và chất lượng sản phẩm làm mục tiêu. Điều này sẽ thành hiện thực nếu tiến bộ kỹ thuật ngày càng được áp dụng sâu rộng vào sản xuất. Khi mới hình thành việc trồng chuối trên đất bãi ven sông Hồng ở Gia Lâm, cây chuối đã làm tốt vai trò xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho nông dân. Trong giai đoạn mới, người dân cần nâng cao tính năng động, tự chủ; xây dựng mô hình kinh tếtheo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển các loại nông sản là thế mạnh của từng vùng để theo kịp tốc độ phát triển. Do đó, các cấp chính quyền cần thể hiện vai trò chủđộng, đề xuất với chính quyền địa phương, phối hợp với các ngành chức năng vận động, hướng dẫn, giúp đỡngười dân tận dụng tiềm năng đất đai, lao động phát triển cây chuối trên đất bãi, tạo ra khối lượng hàng hoá lớn.

4.3.2. Các giải pháp chủ yếu

4.3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách liên quan đến khuyến khích

phát triển sản xuất chuối

- Trước hết các thông tin về chính sách phải đến được với 100% người dân nói chung và các các thông tin chính sách về phát triển sản xuất và tiêu thụ chuối phải đến được với người trồng chuối. Kết quả nghiên cứu trên cho thấy hiện tại có rất nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ chuối nhưng đại bộ phận người trồng chuối chưa biết đến. Đặc biệt là giải pháp hỗ trợ xúc tiến thương mại (có tới 85,83% hộ trồng chuối không biết đến giải pháp này)

- Xúc tiến các chủ chương, chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng (điện, đường, thủy lợi) phục vụ cho phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản ở địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chuối trên đất bãi tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 84)