Phát triển năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm chuối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chuối trên đất bãi tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 66 - 69)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển sản xuất chuối trên đất bãi tại huyện Gia Lâm

4.1.3. Phát triển năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm chuối

a. Sản lượng chuối

Với lợi thế của vùng đất bãi rộng, được bồi đắp từ 2 con sông (Hồng, Đuống), khoảng 10 năm trở lại đây, nông dân huyện Gia Lâm đã đưa cây chuối vào trồng thay thế một số diện tích đất hoang hóa và canh tác rau màu kém hiệu quả. Mô hình đã cho hiệu quả cao hơn nhiều lần so với canh tác ngô, rau màu như trước đây. Một số giống chuối được trồng ở địa phương như chuối tiêu hồng, tiêu xanh, chuối tây Thái Lan… Để nâng cao hiệu quả sản xuất và khắc phục một số nhược điểm của giống chuối cũ có năng suất, chất lượng không cao, nhiều hộ dân trong huyện đã đưa các giống chuối nuôi cấy mô vào trồng, nhân rộng mô hình trồng chuối chất lượng cao ở địa phương. Cùng với sựgia tăng về diện tích trồng chuối huyện Gia Lâm trong những năm qua, sản lượng chuối cũng không ngừng tăng lên. Theo kết quả thống kê có thể thấy trong quãng thời gian từnăm 2013 đến năm 2017 sản lượng chuối không ngừng tăng lên.

5216 6589 7120 8150 8410 0 2000 4000 6000 8000 10000 2013 2014 2015 2016 2017 Sản lượng ( Tấn)

Biểu đồ 4.1. Biến động sản lượng chuối từnăm 2013 – 2017

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Gia Lâm (2017)

Theo kết quả thống kê có thể thấy trong suốt giai đoạn từnăm 2013 – 2017 sản lượng chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm không ngừng tăng cao. Nếu như năm

2013 sản lượng chuối trên toàn huyện là 5216 tấn thì đến năm 2017 sản lượng tăng khá nhanh là 8410 tấn. Có được điều này là do huyện Gia Lâm đã quy hoạch các vùng trồng chuối, khuyến khích nhân dân khai hoang vùng đất bãi bồi ven sông, khuyến khích nhân dân chuyển đổi từ trồng một số loại cây hoa mầu không có hiệu quả kinh tế sang trồng chuối. Tuy đạt được sản lượng tăng đều qua các năm nhưng qua khảo sát sản lượng chuối tại một sốnơi chưa cao. Sản lượng thấp do sâu bệnh do giống bịthoái hóa, năng suất không caovà một sốđịa phương nhân dân trồng các giống chuối chưa phù hợp, thoái hóa sớm nên sản lượng chưa cao.

b. Năng suất chuối

Gia Lâm có lợi thế nằm ven sông Hồng, hàng năm được bồi đắp một lượng phù sa màu mỡ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Từnăm 2010 trở về trước, trên vùng đất bãi ven sông có tổng diện tích lớn này, nông dân chủ yếu gieo trồng cây màu lương thực như đậu đỗ, rau màu, dâu nuôi tằm... Mỗi năm sản xuất được hai vụ: vụ xuân và vụđông. Giá trị sản xuất bình quân đạt 70 - 80 triệu đồng/ha. Năm 2006, xã bắt đầu thực hiện chủtrương chuyển đổi diện tích đất bãi ngoài đê trồng cây lương thực, rau màu kém hiệu quả sang trồng chuối. Từ chỗ chỉ có vài chục hộ trồng với diện tích 15 - 20ha, đến nay đã tăng lên 180ha.

Cây chuối có chu kỳ khai thác ngắn, tuy nhiên nếu không được chăm sóc đúng kỹ thuật thì năng suất và sản lượng không cao, cây hay bị sâu bệnh. Trong những năm qua, năng suất cây chuối tương đối ổn định và tăng đều qua các năm.

23 23,5 24 24,5 25 25,5 26 2013 2014 2015 2016 2017

Năng suất (Tấn/ha)

Biều đồ4.2 Năng suất chuối giai đoạn từ 2013 – 2017

Trong những năm qua do áp dụng nhiều phương pháp trồng chuối mới cùng với sự quan tâm của nhà nước với sự liên kết 4 nhà tại huyện Gia Lâm. Đặc biệt có sự trợ giúp về kỹ thuật của Học viện Nông Nghiệp Việt Nam vềphương pháp chăm sóc và đưa các giống chuối phù hợp với điều kiên tự nhiên trồng trên địa bàn huyện Gia Lâm nên trong những năm qua năng suất trồng chuối tại huyện Gia Lâm khá cao. Năm 2017 năng suất bình quân đạt 25,8 tấn/ha.

Trong những năm gần đây nông dân tại các xã trồng chuối trên đất bãi bồi huyện Gia Lâm cùng với sự phối hợp của các nhà khoa học Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã đưa giống chuối tiêu hồng cấy mô và trồng. Bước đầu thử nghiệm đã đem lại năng suất cao hơn so với các giống chuối khác. Ưu điểm của giống chuối nuôi cấy mô là dễ trồng, cây sinh trưởng, phát triển mạnh, ít sâu bệnh, nhanh cho thu hoạch và cho lãi cao hơn hẳn chuối thường. Muốn cho chuối có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, bán được giá cao phải thường xuyên giữ ẩm, đánh thuốc chống sương, tỉa bỏ bớt cây con chỉ giữ lại mỗi gốc 1 cây khỏe mạnh để thay thế cây mẹvà dùng bao nilon để bao cả buồng. Trồng 1 năm thu 2- 3 lứa quả rồi phá bỏđể trồng lại nhằm tránh bệnh thối gốc, thối rễ do tuyến trùng.

Tuy nhiên tại một số thôn trong quá trình khảo sát vẫn sử dụng một số giống chuối không phù hợp với điều kiện tự nhiên,hoặc sử dụng giống chuối từ cây chuối mẹ, dễ dẫn đến bị suy thoái giống, dịch bệnh và cho năng suất thấp đặc biệt không phù hợp với điều kiện đất bãi bồi. Do đó năng suất tại một số địa phương trên địa bàn huyện còn thấp.

c. Chất lượng sản phẩm chuối

Từ khi mới chuyển đổi sang trồng chuối trên đất bãi, người dân nơi đây sử dụng giống chuối từ các giống chuối tại địa phương theo phương pháp tách cây mẹ nên chất lượng và năng suất thấp. Cụ thể cây hay bị sâu bệnh, cho buồng và trái bé, mẫu mã không được đẹp mắt.

Vài năm trở lại đây, cây chuối trở thành một trong những cây trồng chủ lực của huyện Gia Lâm. Cây trồng này không chỉ giúp nhiều hộgia đình ổn định thu nhập mà còn cho lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.

Hướng tới việc thiết lập thương hiệu chuối sạch, an toàn của quê hương, huyện Gia Lâm luôn chú trọng tới mô hình trồng. Tại một số hộ trồng chuối trên địa bàn đã chuyển hướng sang đầu tư quy trình sản xuất chuối theo tiêu chuẩn VietGAP, đủ tiêu chuẩn từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng, từ cây giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, đóng gói, bảo quản, xuất khẩu.

Cụ thể, ở khâu chọn cây giống, khuyến khích bà con áp dụng kỹ thuật trồng bằng phương pháp cấy mô tếbào. Ưu thế của phương pháp này là giúp cây chuối sạch bệnh, sinh trưởng tốt, tăng năng suất lên 20-30% so với cách trồng bằng cây con lấy từ gốc mẹ. Ngoài ra, chuối được trồng đan xen thành nhiều lô, giúp người dân địa phương thu hoạch quả quanh năm. Các hộ nông dân ở đây đều ghi chép lại quá trình phát triển của cây nhằm theo dõi sát sao, đồng thời, kiểm soát lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Trong quá trình chăm sóc, cứ 2 tháng, nhân công sẽ bón lót một lần, tưới tiêu đều đặn, nhổ cỏ dại để cây sinh trưởng tốt. Các loại phân hữu cơ như đỗtương, ngô xay nhỏ hay tro bếp được sử dụng để cung cấp đạm, kali tự nhiên cho cây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chuối trên đất bãi tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 66 - 69)