Nội dung nghiên cứu về phát triển sản xuất chuối trên đất bãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chuối trên đất bãi tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 27 - 31)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chuối trên đất bãi

2.1. Cơ sở lý luận của phát triển sản xuất chuối trên đất bãi

2.1.4. Nội dung nghiên cứu về phát triển sản xuất chuối trên đất bãi

2.1.4.1. Chính sách phát triển sản xuất chuối

Khả năng phát triển cây ăn quả nói riêng và cây chuối nói chung ở nước ta rất to lớn. Thực trạng pháttriển sản xuất chuối đã có nhiều cố gắng, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Vì vậy phương hướng phát triển sản xuất chuối là: tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa phát triển sản xuất chuối, vừa theo hướng thâm canh tăng năng suất cây trồng, vừa mở rộng diện tích từng bước xây dựng và hoàn thiện những vùng sản xuất chuyên môn hoá có qui mô lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của nhân dân, nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu ngày càng nhiều với chất lượng sản phẩm cao. Vì vậy cần có các chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy và khuyến khích phát triển trồng chuốiđạt hiệu quả và chất lượng cao nhất (Nguyễn Hồng Vân, 2012).

2.1.4.2. Đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển trồng chuối

Để sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây chuối đạt năng suất cao, trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến công tác phát triển hệthống cơ sở hạ tầng… nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch thủy lợi ĐBSH giai đoạn 2012-2020, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1397/QĐ-TTg ngày 25-9-2012. Trong đó mục tiêu tổng quát của quy hoạch là tạo ra hệ thống thủy lợi, phục vụ sản xuất nông nghiệp trong tình hình mới, từng bước thích ứng biến đổi khí hậu; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững; xác định các chương trình, dự án ưu tiên và kếhoạch thực hiện đến năm 2020 và định hướng đến năm 2050; đề xuất các vấn đề còn tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung quy hoạch. Bên cạnh đó cũng cần cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các công trình hiện hữu (cống, đê bao, trạm bơm, kênh mương,…); trang bị các trang thiết bị quản lý tiên tiến, hiện đại như trạm đo, quan trắc tự động…

2.1.4.3. Quy hoạch phát triển về diện tích và cơ sở hạ tầng

Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch trong nông nghiệp nói chung và quy hoạch vùng cây ăn quả nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong phát triển sản xuất chuối. Vì mỗi vùng, mỗi địa phương có một đặc điểm điều kiện tự nhiên - xã hội khác nhau, nên chỉ phù hợp với một loài cây trồng tại địa phương đó. Như vậy cần có công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch một cách công khai, minh bạch để cây trồng của địa phương nào sẽđược phát triển tại địa phương ấy, sẽ tạo điều kiện để phát triển sản xuất cây chuối bền vững (Nguyễn Hồng Vân, 2012).

Quy hoạch tổng thể và chi tiết vùng cây ăn quả trong phạm vi cả nước, hình thành các vùng cây ăn quả trọng điểm đối với những loại cây trồng chủ lực nhằm phát huy lợi thế sinh thái, khả năng đầu tư của từng vùng (Nguyễn Hồng Vân, 2012).

Quy hoạch, xây dựng cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, xây dựng các chợ tiêu thụ sản phẩm tươi sống đảm bảo vệ sinh môi trường (Nguyễn Hồng Vân, 2012).

2.1.4.4. Phát triển năng suất và sản lượng sản phẩm

- Giống: là nhân tố vô cùng quan trọng, vì nó quyết định đến chất lượng và khả năng cho năng suất cũng như quy mô sản xuất. Theo kinh nghiệm cổ truyền, cây giống được tách ra khỏi cây mẹ khi có từ 3 đến 6 lá với độ cao vút

ngọn khoảng 1 - 1,5 m, nên khi sản xuất với sốlượng lớn, sẽ rất khó có thể chủ động được nguồn giống cũng như độđồng đều của giống. Để giải quyết vấn đề giống khi sản xuất trên qui mô lớn cần sử dụng cây giống nuôi cấy mô tế bào, đặc biệt sản xuất theo đơn đặt hàng với những yêu cầu chặt chẽ về chất lượng cũng như thời điểm cung cấp sản phẩm (Nguyễn Hồng Vân, 2012).

- Các hình thức tổ chức sản xuất chuối: bao gồm phát triển sản xuất chuối quy mô lớn, vừa, nhỏ, hộ gia đình. Mỗi hình thức sản xuất có những điểm mạnh và yếu riêng. Theo định hướng phát triển sản xuất chuối hiện nay để mang lại hiệu quả kinh tếcao, đáp ứng nhu cầu sản phẩm trong nước và xuất khẩu thì cây chuối cần phát triển theo hướng chăn nuôi tập trung quy mô lớn áp dụng các tiêu chuẩn VietGap (Nguyễn Hồng Vân, 2012).

- Chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh và phòng chống thiên tai: Do cây chuối là cây thân giả, khi mang buồng gặp gió bão nên dễ bị gẫy đổ, nên trồng quá trình sản xuất nên có các biện pháp chống đổ khi cây mang buồng vào mùa gió bão. Ngoài ra, khi trồng chuối tập trung quy mô lớn cần chú ý phòng trừ sâu bệnh hại như: sâu đục thân, tuyến trùng, héo vàng lá do nấm... Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của cây chuối (Nguyễn Hồng Vân, 2012).

- Khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật và tập huấn: Công tác khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật cho người sản xuất là rất cần thiết đểđáp ứng cho sự phát triển của vùng cây ăn quả trên quy mô lớn. Các kỹ thuật sản xuất ngày càng hiện đại tiên tiên, mang lại hiệu quả kinh tế cao nếu người sản xuất chuối không nắm bắt kịp sẽ bị lạc hậu, công tác khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật và tập huấn giúp liên kết người sản xuất với nhà nước, chính quyền và các nhà khoa học. Mối liên kết này càng chặt chẽ thì cây chuối càng phát triển bền vững (Nguyễn Hồng Vân, 2012).

- Bảo quản, chế biến: Giúp giải quyết khâu đâu ra cho sản phẩm từ cây chuối, đầu ra ổn định thì cây chuối mới phát triển được. Cần đầu tư hơn nữa vào các cơ sở chế biến, bảo quản đáp ứng được nhu cầu sản phẩm từ thị trường, thúc đảy phát triển bền vững cây chuối của từng địa phương (Nguyễn Hồng Vân, 2012).

2.1.4.5. Phát triển hình thức tổ chức sản xuất và liên kết sản xuất và tiêu thụ

sản phẩm

Mô hình tổ chức sản xuất là cách thức tổ chức và phân phối nguồn lực trong quá trình phát triển sản xuất. Hiện nay có nhiều dạng mô hình sản xuất

chuối như, mô hình phát triển sản xuất quy mô tập trung, mô hình liên kết giữa nông dân với nhà nước, nông dân với các doanh nghiệp và điển hình là mô hình VAC do Việt Nam sáng tạo và phát triển. Kết hợp sử dụng các mô hình sản xuất quy mô lớn một cách hợp lý, tận dụng các yếu tốđầu vào, đầu ra sẽđem lại hiệu quả kinh tếcao cho người trồng chuối (Nguyễn Thạch Hà, 2013).

2.1.4.6. Phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực được coi là vấn đề quan trọng sống còn đối với mọi sản phẩm. Là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và có tính chất quyết định đối với sản phẩm. Nguồn nhân lực bao gồm lao động quản lý, lao động nghiên cứu và phát triển, lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm (Nguyễn Thạch Hà, 2013).

Tùy thuộc vào từng khâu, từng lĩnh vực của phát triển chuối của quá trình sản xuất, sơ chế, tiêu thụ để phân tích nguồn nhân lực của từng chủ thể gồm những thông tin về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, tay nghề, khả năng cân đối giữa mức độ sử dụng nhân công ở mức độ tối đa và tối thiểu, các chính sách nhân sự của chủ thể sử dụng lao động, năng lực, mức độ quan tâm và trình độ của ban lãnh đạo cao nhất về nguồn nhân lực hiện tại mà còn là những dự báo tương lai về quy mô, đặc điểm của thị trường lao động, thông tin vềnăng lực và chi phí sử dụng lao động… (Nguyễn Thạch Hà, 2013).

Thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật nâng cao trình độ kỹ thuật và khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật của người sản xuất vào sản xuất chuối tiêu. Nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn cho các tổ chức HTX, hiệp hội sản xuất tiêu thụ chuối tiêu (Nguyễn Thạch Hà, 2013).

2.1.4.7. Phát triển công nghệ sản xuất

Trong những năm gần đây theo chủ trương của Đảng và nhà nước thì ngành nông nghiệp cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và giảm tỉ trọng ngành trồng trọt. Tuy nhiên trong phát triển ngành trồng trọt cần phát triển vào những cây trồng chủ lực, có thế mạnh và đem lại hiệu quả kinh tế cao, đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn về cơ sở hạ tâng, giống, ứng dụng công nghệ cao và kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Vì vậy cân chú trọng đầu tư để phát triển vùng cây ăn quả nói chung và phát triển sản xuất chuối trên đất bãi nói riêng (Nguyễn Thạch Hà, 2013).

2.1.4.8. Tiêu thụ sản phẩm chuối

người bán tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá, dịch vụ. Trong phát triển sản xuất chuối, thị trường là một mắt xích quan trọng, việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện qua các “kênh thị trường”. Kênh thị trường phản ánh mối quan hệ giữa người sản xuất, người thu mua và người tiêu dùng. Trong đó, người sản xuất là nông dân, họ là người cung cấp ra sản phẩm từ cây chuối; người thu mua (trung gian tiêu thụ) bao gồm người thu gom, người bán buôn, người chế biến, người bán lẻ đóng vai trò là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng (Nguyễn Hồng Vân, 2012).

Thị trường trong sản xuất sản phầm từ cây chuối bao gồm các thị trường yếu tốđầu vào như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.. và thịtrường đầu ra của sản phẩm chuối quả, hệ thống thông tin. Giá cả sản phẩm, lượng cung – cầu sản phẩm, tính ổn định của thị trường có tác động lớn đến phát triển sản xuất chuối. Nghiên cứu và hiểu rõ về thị trường sẽđảm bảo sự phát triển đúng hướng, đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của xã hội đồng thời giảm thiểu các rủi ro về giá cả, về thị trường tiêu thụ. Do đó yếu tố thị trường cần phải được quan tâm để đảm bảo tính gắn kết với quá trình sản xuất nhằm giúp cho phát triển sản xuất chuối ổn định, bền vững (Nguyễn Hồng Vân, 2012).

2.1.4.9. Kết quả, hiệu quả sản xuất chuối trên đất bãi

Kết quả phát triển sản xuất chuối yêu cầu thực hiện được ba mục tiêu cơ bản của phát triển là sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao; Giải quyết tốt việc làm cho lao động trong vùng, từng bước nâng cao mức sống của cư dân và góp phần xóa đói giảm nghèo; Môi trường sinh thái được bảo vệ. Trên cơ sở phát triển sản xuất chuối giải quyết tốt việc làm, ổn định đời sống của đồng bào các dân tộc trong vùng, xây dựng thiết chế văn hóa thôn, bản… Góp phần bảo đảm an ninh – quốc phòng, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội giữ gìn vững chắc vùng biên giới (Nguyễn Hồng Vân, 2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chuối trên đất bãi tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)