Những khó khăn trong quá trình sản xuất chuối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chuối trên đất bãi tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 83 - 84)

Diễn giải

Đánh giá khó khăn Khó khăn nhất Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % 1. Khó khăn trong sản xuất

- Giá cả vật tư biến động lớn 109 90,83 27 22,50 - Điều kiện khí hậu không thuận lợi 33 27,50 2 1,67

- Tình hình dịch bệnh nhiều 59 49,17 8 6,67

- Mức vay lãi ngân hàng cao và lượng vay ít 99 82,50 9 7,50

- Giao thông không thuận lợi 61 50,83 3 2,50

- Nguồn nước tưới 52 43,33 2 1,67

- Đất bạc màu 18 15,00 1 0,83

- Diện tích trồng chuối nhỏ 81 67,50 2 1,67

- Trình độ kỹ thuật còn thấp 95 79,17 6 5,00

2..Khó khăn trong tiêu thụ -

- Giá cả không ổn định 112 93,33 28 23,33

- Thường bị ép giá khi chính vụ 107 89,17 25 20,83 - Chưa có cơ hội quảng bá sản phẩm 116 96,67 5 4,17

- Tỷ lệ hao hụt lớn 105 87,50 2 1,67

- Khác 21 17,50 0 -

Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra (2017)

chuối trên đất bãi của các hộ nông dân chủ yếu là do giá cả thịtrường.

Trong đó có 93,33% ý kiến cho rằng giá cả đầu ra không ổn định là khó khăn, và 23,33% trong tổng số 120 ý kiến cho rằng đây là yếu tốkhó khăn lớn nhất.

Kết quả nghiên cứu trên cũng cho ta thấy, khó khăn về giá cả vật tư biến động lớn cũng là một trong những khó khăn được đánh giá cao nhất với 90,83% đây là khó khăn, trong đó 22,5% cho rằng đây là khó khăn chính họ gặp phải. Đáng chú ý là chỉcó khó khăn do điều kiện đất bạc màu là 15% ý kiến đánh giá trong đó chỉ có 0,83% (tương đương với 1 ý kiến trong tổng 120), điều này cho thấy vùng đất bãi ven sông Hông của huyện Gia Lâm rất giàu dinh dưỡng, thuật lợi cho phát triển các loại cây trồng, trong đó có cây chuối.

4.2. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHUỐI TRÊN ĐẤT BÃI CỦA HUYỆN GIA LÂM CHUỐI TRÊN ĐẤT BÃI CỦA HUYỆN GIA LÂM

4.2.1. Yếu tố về chính sách liên quan đến phát triển sản xuất chuối

Với mục tiêu phát triển kinh tế như trên trong những năm qua Gia Lâm đã có những biện pháp hỗ trợ cần thiết đến người sản xuất chuối như hỗ trợ về vốn sản xuất, hỗ trợ trong công tác khuyến nông, hỗ trợ về đất đai và các hỗ trợ về phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng.

Các chủ trương chính sách này đang ngày càng được phổ biến sâu rộng trong quần chúng nhân dân mang lại những đổi thay về cơ cấu, diện tích trồng chuố tăng lên, năng xuất, sản lượng ngày càng tăng. Kết quả khảo sát cho thấy, số lượng người dân nhận được hỗ trợ đạt khá cao đặc biệt là các hỗ trợ về vốn với 60%, hỗ trợ về khuyến nông đạt 63,33%. Các hỗ trợ này đã giúp tăng lợi nhuận cho các hộđạt gần 59 triệu đồng/hộ/năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chuối trên đất bãi tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 83 - 84)