Huyện gia lâm có gần 190 ha chuối được trồng chủ yếu ở vùng bãi thuộc các xã ven đê ; trong nhiều năm, cây chuối là cây trồng hiệu quả, đã mang lại nguồn thu nhập lớn, từ 250 triệu đồng đến 300 triệu đồng/ha/năm. Thị trường tiêu thụ chuối của huyện Gia Lâm chủ yếu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu theo đường tiểu ngạch ở dạng quảtươi.
Thời gian gần đây, lượng chuối tiêu thụtrong nước tăng không nhiều, xuất khẩu chuối tiểu ngạch khó khăn, giảm dần; trong khi đó, nhiều nơi nông dân đã tự phát chuyển đổi sang trồng chuối, dẫn đến sản lượng chuối tăng mạnh, cung vượt cầu, giá chuối giảm mạnh,làm nhiều hộ trồng chuối lao đao. Vì vậy Gia Lâm đã chủ trương xây dựng hướng đi mới trong phát triển trồng chuối. Đó là phát triển các hình thức tổ chức sản xuất chuối.
Bảng 4.3. Hình thức tổ chức sản xuất chuối trên đất bãi Hình thức tổ chức sản Hình thức tổ chức sản xuất chuối ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 16/15 (%) 17/16 (%) BQ (%) - Hộ lẻ Hộ 125 105 97 84,00 92,38 88,09
- Doanh nghiệp nông nghiệp DN 1 2 2 200,00 100,00 141,42 - Tổ sản xuất Tổ 2 6 7 300,00 116,67 187,08 - HTX tiên tiến HTX 2 3 3 150,00 100,00 122,47 - Liên doanh, liên kết trong
sản xuất Đơn vị 5 7 8 140,00 114,29 126,49
Hướng đi mới của các vùng trồng chuối ở huyện Gia Lâm là chất lượng, hiệu quả; do vậy, UBND huyện đang chỉ đạo đẩy mạnh việc hỗ trợ, hướng dẫn nông dân sản xuất chuối theo quy trình VietGAP, hợp tác cùng Viện KHCN Nông Nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học trong sản xuất, cung ứng giống chuối nuôi cấy mô chất lượng cao cho các hộ trồng chuối. Khảo sát, đánh giá, xác định nhu cầu, lựa chọn tiếp nhận công nghệ, tổ chức sản xuất. Đồng thời xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị đồng bộ; ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông tin trong sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, cung ứng sản phẩm chuối tiêu hồng thương phẩm theo chuỗi giá trị; tổ chức sản xuất, tạo ra sản phẩm đủ tiêu chuẩn VietGAP, trong đó khoảng 70% sản lượng phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu 30% sản lượng. Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận và đăng ký bảo hộ; ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý, điều hành,... truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
4.1.5. Phát triển nguồn nhân lực sản xuất chuối
Chuối rất dễ trồng, chỉ cần đào hố, cho rác, phân xanh, phân chuồng đầy hố rồi trồng, lấp đất kỹ, không tốn công chăm sóc nhiều, nhưng cây vẫn phát triển và cho thu hoạch. Tuy nhiên, đó là các hộ trồng quảng canh, còn nếu trồng thâm canh thì phải cần có sựđầu tư bài bản và áp dụng kỹ thuật kỹcàng hơn.
Để trồng được chuối mang tính bền vững, có hiệu quả cao thì cần phải hiểu biết thị trường, cần có hợp đồng rõ ràng với doanh nghiệp bao tiêu ổn định, từ khâu cung cấp giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch đến khâu sơ chế, bảo quản, vận chuyển đều được khép kín. Nếu người dân dùng giống thực sinh theo truyền thống là tách cây con từ cây mẹ thì không phù hợp, vì giống không đều, không kiểm soát được sâu bệnh.
Trồng chuối không khó, nhưng trồng chuối để đạt chất lượng cao và để được khách hàng chấp nhận thì cần sự đầu tư bài bản và tính toán rất kỹ của bà con mới có lợi ích lâu dài. Tuy nhiên các hộ trồng chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm còn nhiều hộ trồng chuối theo hướng tự phát, chưa có kinh nghiệm cũng như kỹ năng trồng và chăm sóc cây chuối để đạt năng suất và chất lượng theo yêu cầu.
Theo bảng trên trình độ người dân trồng chuối trên đất bãi bồi không cao, tại hai xã Kim Sơn và Phú Thị mỗi xã có một người đạt trình độ cao đẳng, còn lại trình độ từ THPT trở xuống ở mỗi xã khá lớn từ 82,5% đến 87,5%. Cây chuối dễ trồng nên yêu cầu về trình độ học vấn không cần quá cao.