Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chuối trên đất bãi tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 57 - 59)

3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

Bao gồm các số liệu đã được công bố qua sách báo, công văn, báo cáo tổng kết của các ban ngành các cấp, các số liệu thống kê tỉnh, huyện, bài báo, đề tài, các tài liệu khác về phát triển sản xuất chuối. Các tài liệu này cung cấp các thông tin về vấn đề nghiên cứu tổng quan, điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, ngoài ra cung cấp các thông tin khác như:

này được thu thập theo phương pháp kế thừa có chọn lọc.

3.2.2.2. Thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp là những số liệu mới chưa được công bố, bao gồm cả thông tin định lượng và định tính. Thông tin sơ cấp bao gồm số liệu phỏng vấn, điều tra bằng bảng hỏi, số liệu phỏng vấn trực tiếp.

Điều tra hộ: bằng phương phương pháp chọn mẫu điển hình, căn cứ vào thực tế sản xuất chuối trên địa bàn. Tất cả các hộđiều tra tại các xã đều là những hộ có thời gian sản xuất chuối nhiều năm liên tục và tương đối ổn định ít nhất trong 5 năm trở lại đây. Số hộđiều tra được dựa trên quy mô diện tích và được chia làm 3 loại khác nhau. Loại thứ nhất có diện tích trồng chuối nhỏ, dưới 1 ha, loại thứ 2 có diện tích trồng chuối trung bình từ 1 đến 2 ha, loại thứ 3 có quy mô diện tích trồng chuối lớn trên 2 ha.

- Phương pháp điều tra: phỏng vấn trực tiếp các hộ dân trồng chuối; một số cán bộ phòng, ban, ngành của huyện để có những thông tin cụ thểhơn về tình hình phát triển sản xuất chuối trên điạ bàn. Để đánh giá tình hình phát triển sản xuất chuối, chúng tôi đã tiến hành thu thập theo phương pháp chọn mẫu điều tra như ở phần trên và thu được một sốthông tin cơ bản về hộđược điều tra như sau:

Thứ nhất, về độ tuổi trung bình của chủ hộ trong nhóm hộ khảo sát là 48,04 tuổi. Trong đó độ tuổi trung bình của chủ hộ ở nhóm hộ được khảo sát ở Cổ Bi là cao nhất với 48,5 tuổi và thấp nhất là Phú Thị với 46 tuổi (Bảng 3.3).

Bảng 3.5: Tình hình chung của các nhóm hộđiều tra năm 2017

Chỉ tiêu ĐVT Cổ Bi Vùng điềKim Sơnu tra (xã) Phú Thị quân Bình

1. Tuổi bình quân của chủ hộ Tuổi 48,5 47 46 48,04 2. Trình độ VH của chủ hộ - Tốt nghiệp cấp I % 68,33 66,67 70,00 68,19 - Tốt nghiệp cấp II % 25,00 26,67 23,33 25,14 - Tốt nghiệp cấp III % 6,67 6,67 6,67 6,67 3. Số nhân khẩu BQ/hộ Người 5,13 4,96 4,93 5,09 4. Lao động BQ/hộ LĐ 5,13 4,96 4,93 5,09 Lao động NN LĐ 4,1 4 3,9 4,07

Thứ hai, vềtrình độvăn hóa của chủ hộ, qua bảng 3.3 ta có thể thấy trình độ văn hóa của chủ hộ rất thấp, chỉ có 6,67% tổng số hộ khảo sát có trình độvăn hóa là tốt nghiệp cấp III, và tỷ lệ này bằng nhau ở cả 3 huyện. Trong khi tỷ lệ chủ hộ có trình độ cấp I tương đối lớn, bình quân tới 68,19%. Trong đó nhóm hộ ở Phú Thị là cao nhất với 70% và thấp nhất là nhóm ở Kim Sơn với 66,67%. Điều này cho thấy vấn đề phát triển sản xuất chuối trên đất bãi của Gia Lâm hiện nay gặp khó khăn lớn do trình độvăn hóa của người trồng chuối rất hạn chế.

Thứ ba, về số nhân khẩu bình quân trong các nhóm hộ. Bảng 3.3 cho ta thấy bình quân 1 hộ có khoảng 4,07 khẩu cho cả 3 xã. Trong đó tỷ lệ này ở Cổ Bi cao nhất với 5,13%, thấp nhất là Phú Thị với 4,93%.

Thứtư, về lao động trong hộ. Kết quả khảo sát cho thấy 100% số lao động trong tổng số hộđược khảo sát là lao động nông nghiệp. Số lao ñộng bình quân của cả 3 nhóm hộ là 4,07 lao động/hộ. Trong đó ở Cổ Bi là lớn nhất, với 4,1 lao động/hộ và thấp nhất là Phú Thị với 3,9 lao động/hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chuối trên đất bãi tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)