Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
SL (Tấn) TL (%) SL (Tấn) TL (%) SL (Tấn) TL (%) Trong thành phố 726 13,64 852 13,02 951 13,28 Ngoài Thành phố 2.145 40,31 2.214 33,82 2.318 32,38 Xuất khẩu 2.450 46,04 3.480 53,16 3.890 54,34 Tổng 5.321 100,00 6.546 100,00 7.159 100,00
Sản lượng chuối tiêu thụ qua các năm đều tăng từ 5.321 tấn năm 2015 đến năm 2017 là 7159 tấn. Có được điều này là do huyện Gia Lâm đã có các hỗ trợ về hỗ trợ xúc tiến thương mại, nhưng mới chỉ xuất khẩu chuối sang được Trung Quốc, chưa phát triển thị trường được sang các nước khác.
Thị trường trong nước cũng khai thác nhưng mới được các tỉnh phía Bắc, còn các tỉnh miền Trung vẫn còn chưa khai thác được.
Thực tế việc tiêu thụ chuối ở các thời điểm khác nhau thì giá bán khác nhau, thông thường ở đầu vụ và cuối vụ khi sản lượng xuất ra thị trường không nhiều thì giá bán cao hơn, vào chính vụ do số lượng bán ra nhiều, bên cạnh tranh thị trường của các loại chuối từ các vùng, miền khác,... thì giá bán chuối giảm đi rõ rệt. Thực tế này thấy rõ ở giá bán chuối. Kết quả khảo sát vụ chuối năm 2017 cho thấy, giá bán đầu vụ bình quân gần 22 nghìn đồng/kg, cuối vụ giá cũng cao đạt 21 nghìn đồng/kg thì giữa vụ giá bán chỉ đạt trên 6 nghìn đồng/kg. Sản lượng tiêu thụ trong các thời điểm khác nhau cũng có sự biến đổi rất lớn. Ở đầu vụ sản lượng tiêu thụ bình quân đạt khoảng 7,8% tổng sản lượng chuối tiêu thụ của cả vụ với khoảng 900 tạ bình quân/huyện cao nhất là Phú Thị với 939,9 tạ và thấp nhất là Kim Sơn với trên 701 tạ chuối bán ra ở đầu vụ.
Vào chính vụ, sản lượng chuối tiêu thụ trên thi trường đạt trên 78,2% tổng sản lượng chuối của cả vụ. Bình quân mỗi năm 1 xã của huyện Gia Lâm vào chính vụ cung ứng trên thị trường khoảng trên 9 tấn chuối trong đó, cao nhất là huyện Cổ Bi với gần 9,5 tấn/vụ, Kim Sơn 9,37 tấn và Phú Thị là 9,28 tấn chuối/vụ.
Vào cuối vụ sản lượng chuối giảm đáng kể, bình quân chỉ còn khoảng 1,5 tấn/xã với tỷ lệ chiếm 13% sản lượng bán ra trong toàn vụ chuối. Tổng doanh thu từ bán chuối ở ba xã khảo sát đạt 333,723 triệu đồng, bình quân mỗi xã đạt 113,604 triệu đồng, trong đó cao nhất là Cổ Bi với 114,815 triệu đồng và thấp nhất là Phú Thị với 107,903 triệu đồng.
Kết quả khảo sát cho thấy, doanh thu vào chính vụ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng doanh thu từ bán chuối của các xã ở Gia Lâm với gần 55%, vào cuối vụlà 28% và đầu vụ khoảng 17% tổng doanh thu của cả vụ chuối.
Bảng 4.7. Giá bán và sản lượng tiêu thụqua các giai đoạn trong năm của các vùng trồng chuối (Tính bình quân/hộ) Diễn giải ĐVT Xã Cổ Bi Xã Kim Sơn Xã Phú Thị Đầu vụ Giữa vụ Cuối vụ Đầu vụ Giữa vụ Cuối vụ Đầu vụ Giữa vụ Cuối vụ Mức giá 1000 đồng 21,78 6,23 21,27 20,23 6,47 22,27 21,56 6,56 23,43 Tổng sản lượng tiêu thụ Tạ 937,29 9.491,18 1.658,27 701,25 9.367,55 1.625,93 939,90 9.275,43 1.143,51 Tỷ lệ % 7,75 78,53 13,72 5,80 77,50 13,45 7,78 76,74 9,46 Tổng doanh thu 1000 đồng 20.414,23 59.130,07 35.271,37 14.186,29 60.608,07 36.209,44 20.264,29 60.846,82 26.792,46 Tỷ lệ % 17,78 51,50 30,72 12,78 54,60 32,62 18,78 56,39 24,83
Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra (2017)
6
- Hình thức tiêu thụ chuối trồng trên đất bãi ở huyện Gia Lâm
Việc tiêu thụ chuối trồng trên đất bãi ở huyện Gia Lâm trong những năm qua gắp nhiều thuận lợi do vị trí địa lý gần thị trường tiêu thụ lớn như Hà Nội, tuy nhiên hệ thống giao thông còn khó khăn, đặc biệt là đường đến các xã, thôn, xóm trên địa bàn huyện... Bảng 4.8. Các hình thức tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của các hộ Diễn giải Bán buôn Bán lẻ Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Xã Cổ Bi 84 93,33 6 6,67 Dưới 1ha 26 83,87 5 16,13 Từ1 đến 2 ha 31 96,88 1 3,13 Trên 2ha 27 100,00 0 - Xã Kim Sơn 17 85,00 3 15,00 Dưới 1ha 7 77,78 2 22,22 Từ1 đến 2 ha 7 100,00 0 - Trên 2ha 3 75,00 1 25,00 Xã Phú Thị 9 90,00 1 10,00 Dưới 1ha 4 80,00 1 20,00 Từ1 đến 2 ha 3 100,00 0 - Trên 2ha 2 100,00 0 - Tính chung 110 91,67 10 8,33
Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra (2017)
Nhìn chung, chuối ở Gia Lâm tỷ lệ tiêu thụ thông qua hình thức bán buôn là chủ yếu và phụ thuốc rất lớn vào các lái buôn. Kết quả khảo sát cho thấy, khoảng 91,67% hộ khảo sát bán trực tiếp sản phẩm cho các đầu mối thu gom. Trong khi chỉ 8,33% số hộ khảo sát bán lẻ sản phẩm tại thị trường địa phương. Do sự phụ thuộc quá lớn vào các lái buôn nên tình trạng ép giá khá phổ biến ở Gia Lâm, đặc biệt là vào thời điểm chính vụ, khi sản lượng chuối thu hoạch nhiều. Điển hình như năm vừa qua trong khi trên thị trường giá chuối giao động trong khoảng từ 20 – 30 nghìn đồng/kg thì giá thu mua ởđịa phương chỉ từ 5 – 7 nghìn đồng, điều này đang gây thiệt thòi rất lớn cho các hộ sản xuất.
Hiện nay trên địa bàn huyện Gia Lâm, các hộ trồng chuối chủ yếu bán buôn cho thương lái, đặc biệt có nhiều hộ ký hợp đồng cho các công ty xuất nhập khẩu chuối cung cấp sản phẩm chuối chất lượng cao cho xuất khẩu. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng khi chuối được mùa các thương lái ép giá làm cho giá chuối
xuống thấp ảnh hưởng rất lớn sản xuất của người dân. Đặc biệt sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc nên đã bị ép giá, làm ảnh hướng rất lớn đến tình hình sản xuất tiêu thụvà đời sống của người dân trồng chuối trên đất bãi huyện Gia Lâm.
4.1.8. Kết quả sản xuất chuối trên đất bãi
* Quy mô sản xuất:
Huyện Gia Lâm có diện tích đất bãi bồi ven sông Hồng được sử dụng chuyên canh trồng chuối, tập trung chủ yếu trên địa bàn xã Cổ Bi, Phú Thị và Kim Sơn. Đây là những vùng không những có diện tích chuối trồng trên đất bãi lớn mà còn có chất lượng ngon. Tại đây, chuối là cây trồng chính trong cơ cấu cây trồng của các hộ nông dân.
Bảng 4.9. Quy mô sản xuất chuối của các hộđiều tra
Diễn giải Đơn vị
tính
Cổ Bi Kim Sơn Phú Thị Tính chung SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % Tổng số hộ hộ 90 100,00 20 100,0 0 10 100,00 120 100,00 Dưới 1ha hộ 31 34,44 9 45,00 5 50,00 45 37,50 Từ 1 ha đến 2 ha hộ 32 35,56 7 35,00 3 30,00 42 35,00 Trên 2 ha hộ 27 30,00 4 20,00 2 20,00 33 27,50 Bình quân/hộ ha 1,56 1,52 1,48 1,55 Dưới 1ha ha 0,57 0,81 0,88 0,65 Từ 1 ha đến 2 ha ha 1,63 1,75 1,69 1,65 Trên 2 ha ha 2,63 2,72 2,68 2,64
Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra (2017)
Kết quả khảo sát cho thấy quy mô diện tích của tổng số 90 hộ khảo rất khác nhau. Số hộ có diện tích dưới 1ha chiếm đa số, với 37,5%, trong đó lớn nhất là xã Cổ Bi với 50% và thấp nhất là xã Kim Sơn với 34,44%. Tỷ lệ hộ có diện tích trên 2ha chiếm một phần khá khiêm tốn và ít nhất với 27,5% số hộ khảo sát (Bảng 4.10). Điều đó cho thấy với điều kiện đất tự nhiên khá dồi dào như vậy thì việc phát huy tiềm năng của tài nguyên đất ở đây vẫn còn hạn chế trong việc phát triển trồng chuối quy mô lớn.
hộ điều tra là 1,55ha/hộ, đây là diện tích khá lớn so với các vùng khác, chuối được các hộ trồng theo quy mô lớn trên vùng bãi bồi ven sông Hồng. Trong đó diện bình quân/hộ cũng như sản lượng tiêu thụ của các hộ trồng chuối ở Cổ Bi lớn nhất trong 3 xã. Tại đây, nhiều hộ đã chuyển từ trồng phân tán sang trồng chuối tập trung với quy mô 2 ha trở lên.
* Tình hình đầu tư cho phát triển sản xuất chuối:
Chi phí sản xuất đánh giá mức độ đầu tư trong sản xuất. Các khoản mục của các hộ trồng chuối gồm chi phí vật tư: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí khác; chi phí công lao động gồm tổng hợp toàn bộ ngày công lao động: làm cỏ, bón phân, thu hoạch của hộ trồng chuối...
Bảng 4.10. Chi phí cho sản xuất chuối của nhóm hộđiều tra (Tính bình quân cho 1ha chuối) (Tính bình quân cho 1ha chuối)
ĐVT: Nghìn đồng
Chỉ tiêu
Phân theo vùng (xã) Phân theo quy mô
Cổ Bi Kim Sơn Phú Thị Dưới 1 ha
Từ 1ha đến 2ha Trên 2 ha I. Chi phí vật tư 15.604,32 16.035,71 15.114,54 14.920,85 21.817,51 24.697,46 1. Khấu hao giống 669,29 688,97 704,88 689,28 1.676 2074,36 2. Phân bón 12.785,03 13.410,74 12.460,90 12.190,57 17.069,62 18.535,11 - Phân hưu cơ 2.040,56 2.050,33 2.014,00 1.852,81 2.083,29 2.240,07 - Phân vô cơ 10.619,10 11.243,88 10.241,4 10.205,25 4.756,71 15.965,89
+ Đạm 2.265,44 2.452,92 2.260,96 2.235,39 3.371,19 3.851,87 + Lân 4.148,75 4.395,48 3.990,22 3.984,93 5.192,76 5.557,01 + Kali 4.204,91 4.395,48 3.990,22 3.984,93 6.192,76 6.557,01 -Khác (vôi) 125,37 116,53 205,50 132,51 229,62 329,15 3. Thuốc bảo vệ thực vật 2.150,00 1.936,00 1.948,76 2.041,00 3.071,89 4.087,99 II. Chi phí lao động 5.467,53 4.936,00 4.365,95 5.238,83 7.300,26 9.336,34 III. Chi khác 3.530,00 3.280,00 3.270,00 3.340,00 4.398,33 6.423,33 Tổng chi phí 24.601,85 24.251,71 22.750,49 23.499,68 33.516,10 40.457,13
Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra (2017)
Do đặc điểm của từng vùng sản xuất khác nhau, bên cạnh đó điều kiện của các hộ được khảo sát cũng rất khác nhau nên mức đầu tư cho việc trồng chuối ở
các hộ cũng khác nhau. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy mức đầu tư tuy có khác nhau nhưng cũng không chênh lệch lớn.
- Phân theo vùng sản xuất: Nhìn chung chi phí cho 1 ha chuối bình quân mỗi năm hộ sản xuất phải đầu tư từ 22,75 triệu đồng đến gần 25 triệu đồng trong đó, Cổ Bi là địa phương có chi phí đầu tư cao nhất với trên 24,6 triệu đồng, Phú Thị thấp nhất với gần 22,75triệu đồng. Bảng 4.10 cũng cho ta biết trong tổng chi phí trồng chuối của các hộđược khảo sát thì chi phí đầu tư cho vật tư chiếm cao nhất với trên 60%. Riêng ở Kim Sơn chi phí vật tư lên đến trên 16 triệu đồng/ha, Phú Thị là trên 15,1 triệu đồng và Cổ Bi sấp xỉ 15,6 triệu đồng. Trong nghiên cứu này chúng tôi tính khấu hao chi phí giống dựa trên nguyên tắc sau: Theo quy trình kỹ thuật, giống chuối thường 10 năm phải thay gốc 1 lần, bởi vậy dựa vào tổng chi phí mua giống ban đầu chúng tôi sử dụng phương pháp khấu hao đều cho 10 năm để tính chi phí về giống cho từng năm. Trong chi phí về giống đáng chú ý nhất là ở Phú Thị, do người dân địa phương ở đây trồng chuối với mật độdày hơn các nơi khác trong huyện nên có thể thấy khấu hao về giống hàng năm cũng ở mức cao nhất với 704,88 nghìn đồng/ha. Thấp nhất là Kim Sơn với 688,97 nghìn đồng/ha. Khấu hao giống phụ thuộc vào mật độ trồng chuối của các hộ. Các loại chi phí khác trong nhóm hộ khảo sát tương đối đồng đều nhau. Tuy nhiên sự khác biệt lớn nhất là về chi phí cho phân vô cơ ở từng xã khác nhau là khác nhau. Giả sửnhư ở Cổ Bi, tổng chi phí cho phân vô cơ tính cho 1ha là 10,62 triệu đồng/ha thì ở Kim Sơn khoảng 11,23 triệu đồng/ha và Phú Thị khoảng 10,24 triệu đồng/ha.
- Phân theo quy mô diện tích: Ta có thể thấy sự khác biệt trong chi phí giữa các nhóm hộ có quy mô diện tích khác nhau. Đối với những hộ có quy mô lớn thường có mức độđầu tư cao hơn những hộ có quy mô nhỏ. Cụ thể theo bảng 4.10 ta có thể thấy, đối với những hộ có diện tích dưới 1ha, tổng đầu tư (chi phí) tính cho 1ha khoảng 23,5 triệu đồng/ha trong khi đó những hộ có diện tích từ 1 đến 2ha là 33,52 triệu đồng/ha và những hộ có quy mô trên 2h là trên 40 triệu đồng. Sự khác biệt về tổng chi phí này chủ yếu là do chi phí đầu tư vào vật tư phục vụ sản xuất chuối có sự chênh lệch đáng kể.
* Kết quả sản xuất chuối trên đất bãi:
- Theo vùng sản xuất: đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh chuối ở Gia Lâm cho thấy, các địa phương khác hiệu quả sản xuất khác nhau, cụ thể tại xã Cổ Bi có kinh nghiệm trồng chuối lâu năm (Cổ Bi là vùng trồng chuối sớm nhất ở Gia Lâm, trước năm 2005), cùng với việc đầu tư thâm canh cao hơn so với các xã
còn lại nên năng suất sản xuất năm 2017 đạt cao nhất với 25,8 tấn/1 ha chuối. Ngược lại, ở Phú Thị kết quả sản xuất chuối đạt 24,05 tấn/ha, thấp hơn 1,75 tấn so với Cổ Bi. Tuy số lượng thấp hơn không quá lớn nhưng điều này cũng cho thấy ảnh hưởng của thâm canh sản xuất mang lại.
Biểu đồ 4.4. Năng suất bình quân/ha của các hộ khảo sát phân theo vùng
Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra (2017)
- Theo quy mô diện tích: Từ kết quả phân tích về chi phí cho thấy, diện tích lớn sẽ nhận được sựđầu tư thâm canh cao hơn so với diện tích nhỏ(dưới 1 ha) điều này đã ảnh hưởng đến năng suất bình quân/1 ha diện tích canh tác chuối. Ảnh hưởng này thể hiện ở việc các hộ trồng chuối với diện tích trên 2 ha có năng xuất sản xuất cao hơn với bình quân đạt 30,47 tấn/ha, trong khi đối với những diện tích nhỏdưới 1 ha, năng suất sản xuất chỉđạt 29,23 tạ/ha (cụ thể trong biểu đồ4.4 dưới đây).
Biểu đồ 4.5 Năng suất bình quân/ha của nhóm hộ khảo sát phân theo quy mô diện tích
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất chuối của nhóm khảo sát. Bởi vậy, trong những nhóm hộ khác nhau sẽ có sự chênh lệch về hiệu quả sản xuất. Trong nghiên cứu này chúng tôi xem sét hiệu quả sản xuất ở 2 góc độ chính. Thứ nhất là hiệu quả sản xuất tính trên 1 ha diện tích, nhằm biết được 1 ha diện tích trồng chuối sẽ tạo ra bao nhiêu lợi nhuận và thu nhập của hộ trồng chuối trên 1 ha là bao nhiêu; Thứ hai là hiệu quả sản xuất chuối tính bình quân trên 1 hộ trồng chuối. Qua góc độ này chúng ta có thể nhận biết được đối với những hộ trồng chuối với diện tích lớn, nhỏ khác nhau và ở mỗi vùng khác nhau thì hiệu quả ra sao.
Bảng 4.11. Hiệu quả sản xuất chuối trên 1 ha diện tích Diễn giải Tổng chi phí/ha Diễn giải Tổng chi phí/ha (đồng) Doanh thu/ha (đồng) Thu nhập/ha (đồng) DT/CP (Lần) TN/CP (Lần) Phân theo vùng Xã Cô Bi 24.601,85 57.725,08 33.123,23 2,35 1,35 Xã Kim Sơn 24.237,92 57.274,13 33.036,21 2,36 1,36 Xã Phú Thị 21.536,67 57.175,50 35.638,83 2,65 1,65 Phân theo quy mô
Dưới 1ha 23.484,20 57.157,33 33.673,13 2,43 1,43
Từ1 đến 2ha 24.584,80 57.746,79 33.161,99 2,35 1,35
Trên 2 ha 25.084,14 58.031,82 32.947,68 2,31 1,31
Bình quân 24.285,76 57.604,13 33.318,37 2,37 1,37
Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra (2017)
Kết quả khảo sát chỉ ra rằng, trong nhóm hộở Cổ Bi có tổng doanh thu từ 1 ha chuối là lớn nhất,với trên 57,72 triệu đồng/ha (Kim Sơn là dưới 57,3 triệu đồng/ha và Phú Thị là vần 57,2 triệu đồng/ha). Tuy nhiên mức thu nhập bình quân/ha ở Cổ Bi lại thấp nhất so với 2 vùng còn lại, chi với 33,12 triệu đồng/ha trong khi Kim Sơn là 33,04 triệu đồng/ha và Phú Thị là 35,64 triệu đồng/ha. Nếu tính cả chỉ tiêu doanh thu so với chi phí và thu nhập so với chi phí thì hiệu quả trồng chuối trên 1 ha của Cổ Bi vẫn thấp nhất và Phú Thị là cao nhất (Bảng 4.8)
Kinh tế hộ nông dân ở Việt Nam hiện nay nói chung và trên địa bàn huyện