Nguồn: Nguyễn Hồng Vân (2012)
Qua đó ta thấy ngoài những liên kết làm kênh phân phối dài ra còn có những liên kết trong cùng một mắt xích tạo bề rộng cho kênh phân phối.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHUỐI TRÊN ĐẤT BÃI 2.2.1. Kinh nghiệm phát triển sản xuất chuối tại một sốnước trên thế giới 2.2.1. Kinh nghiệm phát triển sản xuất chuối tại một sốnước trên thế giới
Chuối được xem là cây trồng trọt lớn thứtư trên thế giới. Theo số liệu của FAO năm 1999, hàng năm toàn thế giới sản xuất trên 88 triệu tấn chuối. Chuối thuộc cây ăn quả nhiệt đới chủ yếu nằm ởcác nước đang phát triển. Khoảng 98% sản lượng chuối của thế giới nằm ở các nước đang phát triển. Các nước phát triển là địa chỉcho các nước xuất khẩu chuối. Mặc dù vậy, sản xuất, xuất khẩu chuối chỉ tập trung nhiều vào khoảng 10 quốc gia sản xuất chuối chiếm trên 75% tổng sản lượng chuối của thế giới, trong đó Ấn độ, Trung Quốc, Philippin, Braxin, Ecuađo chiếm tới trên 60% sản lượng chuối của thế giới. Những năm 1970, sản lượng chuối của châu Mỹ chiếm tới trên 50%, châu Á gần 34%, châu Phi khoảng 13% tổng sản lượng chuối thế giới. Đến năm 2007 sản lượng chuối châu Á chiếm 58%, châu Mỹ khoảng gần 31%. Những năm 1980, các nước Mỹ latinh và khu vực Caribê là khu vực sản xuất chuối chính của thế giới, thì hiện nay khu vực châu Á đã vượt lên dẫn đầu, tiếp theo là các nước Nam Mỹ và cuối cùng là châu Phi. (Phạm Quang Tú,2006).
Theo Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), 1999: Sản phẩm chuối có khả năng chống lại được các tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tốt hơn các sản phẩm nông nghiệp khác và các nước đang phát triển dự kiến tiếp tục tăng
NSX chuối NSX chuối NSX chuối Người TG chuối Người TG chuối Người tiêu dùng và các cơ sở chế biến
trưởng ổn định nhu cầu của chuối khoảng 7,8% vào năm 2010. Sản phẩm chuối ít nhạy cảm với những thay đổi theo thu nhập người tiêu dùng và giá cả thịtrường.
Trong báo cáo khác của FAO, 1999, cũng cho biết cần có các biện pháp cần thiết để chống lại sâu bệnh hại chuối như bệnh Bunchy, vi khuẩn Banana Wilt, Black Leaf Streak và Fusarium Wilt đang lan rộng. Khuyến cáo các nhà sản xuất cần đầu tư vào chữa trị và phổ biến rộng rãi cho mọi người để có thể quản lý chúng. Bởi vì sâu bệnh hại chuối có thể sẽ dẫn đến thiệt hại sản xuất tăng lên đến 4 tỷ USD và điều này sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân nông hộ nhỏ. Theo FAO, các bệnh do vi khuẩn chuối đe dọa an ninh lương thực của 70 triệu người ở 15 nước thuộc tiểu vùng Sahara - Châu Phi, những người chủ yếu phụ thuộc về sinh kếvà lương thực vào trái cây.
a. Philippin
Là một đất nước nhiệt đới, Philippin phát triển chuối như một loại cây trồng chủ yếu phục vụ cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Chuối được xem là cây ăn quả quan trọng nhất trong cả nước. Hiện tại Philippin có khoảng 350.000 ha chuối, chiếm khoảng 3% tổng sốđất nông nghiệp của Philippin. Theo nghiên cứu của Calderon, năm 2002 sản xuất chuối tạo nguồn thu nhập và việc làm cho hơn 5.600.000 người nông dân nông hộ nhỏ. Ngành chuối đã đóng góp khoảng 7% với tổng giá trị sản xuất trong nông nghiệp. Chuối cũng là một trong những sản phẩm xuất khẩu hàng đầu của nước này. Philippin quy hoạch vùng sản xuất chuối thương mại ở 4 tỉnh là Davao del Norte, Davao del Sur, South Cotabato, và Misamis Oriental (Phạm Quang Tú, 2006).
b. Ecuađo
Sản xuất chuối của Ecuađo cũng chiếm vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong những năm 1990, xuất khẩu chuối chiếm 21,1 % tổng xuất khẩu và 64,7 % của xuất khẩu nông nghiệp. Theo thống kê của Ecuađo có khoảng 98.000 công nhân làm việc trực tiếp trong 4.941 đồn điền trồng chuối đăng ký tại Chương trình chuối Quốc gia (PNB).
Ecuađo đã áp dụng một số chính sách liên quan đến sản xuất chuối: - Chính sách hỗ trợ giá tối thiểu cho sản xuất chuối
- Thiết lập các thỏa thuận tài chính để được miễn cho chuối xuất khẩu từ Chương trình chuối quốc gia.
Nghị định số 2294 năm 1994 cấm trồng chuối các khu vực mới. Trong nghị định này đề ra Quy chế quản lý môi trường cho ngành chuối, nó không chỉ điều chỉnh các quy trình sản xuất của chuối, mà còn bảo vệ môi trường như là một yếu tố quyết định. Tất cả các chính sách này nhằm: Một mặt, giảm chi phí nhập khẩu đầu vào và tăng mức độ công nghệ trong sản xuất chuối; mặt khác họ giảm bớt các hạn chế thủ tục hành chính trong xuất khẩu của chuối. Đặc biệt là tăng cường các chính sách tự do hóa tại Ecuađo và tác động đến triển vọng thương mại cho các sản phẩm chuối Ecuađo, khi Ecuađo gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 1995 (Phạm Quang Tú, 2006).
Bộ Nông nghiệp Ecuađo đưa ra một số chính sách quan trọng cho ngành chuối, chẳng hạn như cố định giá tham chiếu cho các nhà sản xuất, tham khảo giá tối thiểu để giữ lại các loại ngoại tệ liên quan đến xuất khẩu vào Ngân hàng Trung ương. Ngoài ra, Chương trình chuối quốc gia vẫn tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật để sản xuất chuối mà không phân biệt đối xử liên quan đến diện tích trồng và cung cấp dịch vụ tự động hóa cho tất cả các nhà sản xuất đăng ký tại chương trình. Chính phủ đã can thiệp vào thị trường, ấn định mức giá tham chiếu tối thiểu cho thương mại hoá chuối ở cấp quốc gia, đó là giá phải trả cho các địa phương sản xuất. Đồng thời áp dụng các chính sách phân phối thu nhập công bằng. Song song với việc áp dụng các chính sách, biện pháp cụ thể cho các ngành sản xuất chuối (Phạm Quang Tú, 2006).
Hiệp hội các nhà xuất khẩu chuối của Ecuađo (AEBE) sẽ tổ chức các diễn đàn quốc tế lần thứ bảy của chuối từ ngày 19 đến 21 tháng 4 năm 2010 tại khách sạn Hilton Colon ở Guayaquil. Diễn đàn sẽ có sự tham gia của các hãng hàng đầu trong chuỗi thịtrường của ngành công nghiệp chuối ở cấp thế giới. Cuộc đàm phán sẽ được tiến hành về các chủ đề như: phân tích sản xuất chuối trên thế giới, kiểm soát dịch bệnh chuối; các thách thức về xuất khẩu nông nghiệp; xu hướng bao bì; nhập cảnh ở các cảng chính sang Châu Âu; vận chuyển, tình hình thị trường; xu hướng của thịtrường chuối; tầm nhìn của các nước Trung và Nam Mỹ và ACP và đánh giá của Ecuađo trong thỏa thuận về chuối với Liên minh châu Âu góp phần phát triển sản xuất chuối trên đất bãi ởnước này (Phạm Quang Tú, 2006).
c. Camơrun
Camơrun là nước sản xuất chuối lớn thứ ba của Châu Phi sau Burundi và Ai Cập. Tổ chức CDC đã được hình thành từ năm 1947 để phát triển hoạt động
trồng rừng với các loại cây trồng nhiệt đới như cao su, dầu cọ, chuối và dừa. Ngành hàng chuối ở Camơrun được xem là có khảnăng cạnh tranh và đã có một chiến lược quốc gia phát triển của khu vực và khả năng cạnh tranh của nó đã được thành lập năm 1999 trước khi ký kết với AFA ATF. Chiến lược này đã được xem xét và cập nhật hai lần (2002 và 2004 bởi EURATA) nó như một hướng dẫn để thực hiện các ATF. Văn phòng nghiên cứu Italtrend đã thực hiện một đánh giá vào năm 2008 và đã xác nhận các kết quả quan trọng đạt được thông qua việc thực hiện các thỏa thuận đầu tiên liên quan của chiến lược này của ATF (Phạm Quang Tú,2006).
Mục tiêu: nâng cao khảnăng cạnh tranh bền vững của ngành hàng chuối ở Camơrun. Chương trình này nằm trong một đầu tư của ba công ty chuối CDC: Cameroon Development Corporation; PHP: Plantations du Haut Penja và SPM: Société des Plantations de Mbanga nhằm thích nghi với điều kiện thị trường mới.
Mục tiêu cụ thể: phát triển bền vững của ngành hàng chuối của Camơrun góp phần đáng kể của ngành chuối đến tăng trưởng kinh tế và cải thiện cán cân thương mại, tạo việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, duy trì sự ổn định xã hội và chính trị lịch sửở các khu vực nhạy cảm như Mungo và Fako.
Ưu tiên:
- Nâng cao năng suất, sản lượng, giảm chi phí/ha, nâng cao chất lượng của thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển và đóng gói sản phẩm.
- Cải thiện điều kiện xã hội (phòng chống các mối nguy hiểm nghề nghiệp, an toàn và vệ sinh của người lao động, đào tạo, điều kiện làm việc v.v...) về môi trường và sản xuất. (Tái chế chất thải và nước thải, môi trường, phòng ngừa rủi ro v.v.) Tuân thủ các tiêu chuẩn châu Âu trong lĩnh vực này (ISO, GLOBALGAP, etc.)
- Các Công ty Cổ phần Phát triển Camơrun, các tiểu bang của đất nước Tây Phi thuộc sở hữu của công ty nông nghiệp có kế hoạch gia tăng sản xuất chuối 60 %, sản lượng sẽtăng lên 400.000 tấn vào cuối năm 2009. Đồn điền chuối của công ty sẽ được mở rộng tới 1.750 hecta (4,324 acre), trong đó 500 ha sẽ được trồng ngay lập tức. CDC đang quan hệđối tác với các đơn vịđịa phương của Del Monte Foods Co. Hầu hết chuối của CDC được xuất khẩu (Phạm Quang Tú, 2006).
d. Ấn Độ
Tại Ấn Độ chuối là một cây ăn quả quan trọng, nó hỗ trợ sinh kế cho hàng
toàn quốc là 335tạ/ha, sản lượng hàng năm khoảng 16.910.000 tấn. Chuối đóng góp 37% tổng sản lượng trái cây sản xuất ra ở Ản Độ. Chuối ở Maharashtra là một trong những cây ăn quả chính có đóng góp quan trọng về kinh tế với 50.000 hecta, chiếm khoảng 20% tổng diện tích cây trồng ở Ản Độ và đứng đầu trong sản xuất chuối với năng suất 600 tạ/ha. Chuối ở đây được trồng chủ yếu từ tách chồi. Giống chuối được lựa chọn phục vụ cho nhu cầu của khách hàng khoảng 20 giống viz. Dwarf Cavendish, Robusta, Monthan, Poovan, Nendran, Red Banana, Nyali, Safed Velchi, Basarai, Ardhapuri, Rasthali, Karpurvalli, Karthali và Grandnaine v.v... Trong đó giống Grandnaine được trồng phổ biến nhất do chất lượng tốt, kích thước lớn, có mầu vàng khi chín (Phạm Quang Tú, 2006).
Hiện tại sản xuất chuối giống từ nuôi cây mô của Ản Độ khá phát triển. Công ty Rise n 'Shine Sinh học Pvt. Ltd là công ty khá nổi tiếng trong lĩnh vực nuôi cây mô chuối giống với nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm về công nghệ sinh học nông nghiệp. Rise n 'Shine có một phòng thí nghiệm 10.700 m2, có khả năng sản xuất công nghệ sinh học với một cơ sở nhà kính hiện đại trải rộng trên 5 hecta đất. Rise n 'Shine Sinh học Pvt. Ltd nhận được chứng nhận ISO 9001-2000 (Phạm Quang Tú, 2006).
e. Trung Quốc
Diện tích chuối ở Trung Quốc là khoảng 190.000 ha, sản lượng từ3,5 đến 3,9 triệu tấn, chiếm 4,5% tổng sản lượng chuối thế giới [26]. Năng suất trung bình của chuối ở Trung Quốc là khoảng 200 tạ/ha. Khoảng 5% lãnh thổ của Trung Quốc có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới có thể trồng được chuối. Chuối là một loại cây trồng phát triển nhanh ở 8 tỉnh miền Nam Trung Quốc, trong đó Quảng Đông, Quảng Tây, Nam Phúc Kiến và Vân Nam là các địa phương có sản xuất chuối lớn. Quảng Đông, hầu hết các vùng đất nông nghiệp đều thích hợp với cây chuối. Chuối sản xuất mở rộng nhanh nhất giữa 1980 và 1987. Năm 1987, sản lượng chuối ở Quảng Đông đạt 12% tổng sản lượng chuối của 8 tỉnh này. Các yếu tố gây ảnh hưởng tới sản xuất chủ yếu từ các mối quan hệ cung - cầu và trước tiên là từ những điều kiện thời tiết đặc biệt là cơn bão trong mùa hè và lạnh trong mùa đông. Giá bán chuối ở Trung Quốc khá cao, tại Hàng Châu, một thành phốphía Đông, chuối trồng trong nước bán giá của 3,20 NDT/kg vào tháng 5, giá 2,00 - 2,30 NDT/kg vào những tháng khác. Chuối nhập khẩu đã được bán với giá 6,00 NDT/kg trong tháng 4 và mức giá trung bình 4,00-5,00 NDT/kg vào những tháng khác. Khoảng cách giữa giá nhập khẩu và trong nước của chuối chênh lệch
từ 1,00 NDT/kg chính vụ tới 2,00 - 3,00 NDT/kg trong mùa trái vụ. Ở phía Bắc Trung Quốc như thành phố Bắc Kinh, Đại Liên và Trường Xuân, chuối được bán với giá cao nhất, giá bán buôn của chuối được khoảng 6 NDT/kg. Sau đó là các thành phố phía Đông Trung Quốc như Thượng Hải, Nam Kinh với giá 4,50 - 5,00 NDT/kg từ tháng 2 đến tháng 5. Giá bán buôn chuối ở các thành phố miền Tây Trung Quốc như Thành Đô, Bao Đầu ở vùng Nội Mông và tỉnh Tứ Xuyên, biến động nhẹ khoảng 2,5 NDT/kg. Chuối nhập khẩu chủ yếu bán ở thị trường miền Đông và miền Bắc Trung Quốc như Thượng Hải, Hàng Châu, Đại Liên, Thanh Đảo... Phần lớn chuối được nhập khẩu từ Việt Nam và Ecuađo. Một phần nhỏ chuối khoảng 200 tấn được nhập qua Quảng Châu - Hồng Kông và chủ yếu được bán trong các siêu thị với giá bán lẻ khá cao ở mức giá 10 NDT/kg. Tuy nhiên, nhà nhập khẩu phản ánh rằng chuối có vỏ quả mỏng và rất dễ bị bầm tím do va đập cơ khí và trong tủ lạnh (Phạm Quang Tú, 2006).
2.2.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất chuối trên đất bãi ở Việt Nam
2.2.2.1. Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc
Những năm gần đây, cây chuối tiêu hồng được xem là loại cây trồng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân vùng đất bãi của một số huyện tỉnh Vĩnh Phúc như Yên Lạc, Hiện nay, tổng diện tích trồng chuối trên địa xã có khoảng 100ha, trong đó: Chuối Tiêu Hồng có diện tích hơn 500ha, còn lại là diện tích trồng chuối tây. Tuy nhiên, khoảng thời gian cuối năm 2015, các hộ trồng chuối nơi đây đã gặp phải nhiều khó khăn do chuối chín sớm, mất giá, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hộ trồng chuối (Lê Thị Bích Thu và Nguyễn Thị Xuân Hiền, 1999).
Trước thực trạng đó, chính quyền địa phương đã cùng với các cấp, các ban, ngành vào cuộc,kịp thời để tháo gỡ những khó khăn của người dân bằng nhiều biện pháp như: Kêu gọi sự giúp đỡ, tiêu thụ chuối từ các tổ chức chính trị - xã hội UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ký quyết định phê duyệt Chương trình nghiên cứu ứng dụng KH&CN "Xây dựng mô hình thí điểm liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị ứng dụng công nghệ cao đối với sản phẩm chuối tiêu hồng tại huyện Yên Lạc".
Đây là Chương trình nghiên cứu, ứng dụng KH&CN cấp tỉnh do UBND tỉnh Vĩnh Phúc làm cơ quan chủ quản và Sở KH&CN Vĩnh Phúc là cơ quan chủ trì thựchiện, được thựchiện trong thời gian 4 năm, từ 2017-2020. Tổng kinh phí
triệuđồng (Lê Thị Bích Thu và Nguyễn Thị Xuân Hiền, 1999).
Chương trình nghiên cứuứng dụng KH&CN "Xây dựng mô hình thí điểm liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị ứng dụng công nghệ cao đối với sản phẩm chuối tiêu hồng tại huyện Yên Lạc" sẽ xây dựng 1 mô hình ở xã Liên Châu với quy mô 50 ha, thí điểm liên kết sảnxuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nội địa và xuất khẩu, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin gắn với mô hình đổi mới hình thức tổ chức sản xuất (doanh nghiệp nông nghiệp, HTX tiên tiến,tổhợp tác, liên doanh, liên kết,...)đốivới sản phẩm chuối tiêu hồng tại huyện Yên Lạc và 100 ha mở rộng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị (năm 2018: 50 ha, năm 2019: 50 ha) (Lê Thị Bích Thu và Nguyễn Thị Xuân Hiền, 1999).
Chương trình sẽ ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học trong sản xuất, cung ứng giống chuối nuôi cấy mô chất lượng cao cho dự án và các vùng trồng chuối trên địa bàn tỉnh (xây dựng phòng thí nghiệm khoảng 200 m2, nhà lưới công nghệ Israel khoảng 1.500 m2, các thiết bị đồng bộ, công suất khoảng 200.000-250.000 cây giống/năm).Khảo sát, đánh giá, xác định nhu cầu,lựachọn