Kết quả sản xuất chuối trên đất bãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chuối trên đất bãi tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 78 - 84)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển sản xuất chuối trên đất bãi tại huyện Gia Lâm

4.1.8. Kết quả sản xuất chuối trên đất bãi

* Quy mô sản xuất:

Huyện Gia Lâm có diện tích đất bãi bồi ven sông Hồng được sử dụng chuyên canh trồng chuối, tập trung chủ yếu trên địa bàn xã Cổ Bi, Phú Thị và Kim Sơn. Đây là những vùng không những có diện tích chuối trồng trên đất bãi lớn mà còn có chất lượng ngon. Tại đây, chuối là cây trồng chính trong cơ cấu cây trồng của các hộ nông dân.

Bảng 4.9. Quy mô sản xuất chuối của các hộđiều tra

Diễn giải Đơn vị

tính

Cổ Bi Kim Sơn Phú Thị Tính chung SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % Tổng số hộ hộ 90 100,00 20 100,0 0 10 100,00 120 100,00 Dưới 1ha hộ 31 34,44 9 45,00 5 50,00 45 37,50 Từ 1 ha đến 2 ha hộ 32 35,56 7 35,00 3 30,00 42 35,00 Trên 2 ha hộ 27 30,00 4 20,00 2 20,00 33 27,50 Bình quân/hộ ha 1,56 1,52 1,48 1,55 Dưới 1ha ha 0,57 0,81 0,88 0,65 Từ 1 ha đến 2 ha ha 1,63 1,75 1,69 1,65 Trên 2 ha ha 2,63 2,72 2,68 2,64

Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra (2017)

Kết quả khảo sát cho thấy quy mô diện tích của tổng số 90 hộ khảo rất khác nhau. Số hộ có diện tích dưới 1ha chiếm đa số, với 37,5%, trong đó lớn nhất là xã Cổ Bi với 50% và thấp nhất là xã Kim Sơn với 34,44%. Tỷ lệ hộ có diện tích trên 2ha chiếm một phần khá khiêm tốn và ít nhất với 27,5% số hộ khảo sát (Bảng 4.10). Điều đó cho thấy với điều kiện đất tự nhiên khá dồi dào như vậy thì việc phát huy tiềm năng của tài nguyên đất ở đây vẫn còn hạn chế trong việc phát triển trồng chuối quy mô lớn.

hộ điều tra là 1,55ha/hộ, đây là diện tích khá lớn so với các vùng khác, chuối được các hộ trồng theo quy mô lớn trên vùng bãi bồi ven sông Hồng. Trong đó diện bình quân/hộ cũng như sản lượng tiêu thụ của các hộ trồng chuối ở Cổ Bi lớn nhất trong 3 xã. Tại đây, nhiều hộ đã chuyển từ trồng phân tán sang trồng chuối tập trung với quy mô 2 ha trở lên.

* Tình hình đầu tư cho phát triển sản xuất chuối:

Chi phí sản xuất đánh giá mức độ đầu tư trong sản xuất. Các khoản mục của các hộ trồng chuối gồm chi phí vật tư: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí khác; chi phí công lao động gồm tổng hợp toàn bộ ngày công lao động: làm cỏ, bón phân, thu hoạch của hộ trồng chuối...

Bảng 4.10. Chi phí cho sản xuất chuối của nhóm hộđiều tra (Tính bình quân cho 1ha chuối) (Tính bình quân cho 1ha chuối)

ĐVT: Nghìn đồng

Chỉ tiêu

Phân theo vùng (xã) Phân theo quy mô

Cổ Bi Kim Sơn Phú Thị Dưới 1 ha

Từ 1ha đến 2ha Trên 2 ha I. Chi phí vật tư 15.604,32 16.035,71 15.114,54 14.920,85 21.817,51 24.697,46 1. Khấu hao giống 669,29 688,97 704,88 689,28 1.676 2074,36 2. Phân bón 12.785,03 13.410,74 12.460,90 12.190,57 17.069,62 18.535,11 - Phân hưu cơ 2.040,56 2.050,33 2.014,00 1.852,81 2.083,29 2.240,07 - Phân vô cơ 10.619,10 11.243,88 10.241,4 10.205,25 4.756,71 15.965,89

+ Đạm 2.265,44 2.452,92 2.260,96 2.235,39 3.371,19 3.851,87 + Lân 4.148,75 4.395,48 3.990,22 3.984,93 5.192,76 5.557,01 + Kali 4.204,91 4.395,48 3.990,22 3.984,93 6.192,76 6.557,01 -Khác (vôi) 125,37 116,53 205,50 132,51 229,62 329,15 3. Thuốc bảo vệ thực vật 2.150,00 1.936,00 1.948,76 2.041,00 3.071,89 4.087,99 II. Chi phí lao động 5.467,53 4.936,00 4.365,95 5.238,83 7.300,26 9.336,34 III. Chi khác 3.530,00 3.280,00 3.270,00 3.340,00 4.398,33 6.423,33 Tổng chi phí 24.601,85 24.251,71 22.750,49 23.499,68 33.516,10 40.457,13

Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra (2017)

Do đặc điểm của từng vùng sản xuất khác nhau, bên cạnh đó điều kiện của các hộ được khảo sát cũng rất khác nhau nên mức đầu tư cho việc trồng chuối ở

các hộ cũng khác nhau. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy mức đầu tư tuy có khác nhau nhưng cũng không chênh lệch lớn.

- Phân theo vùng sản xuất: Nhìn chung chi phí cho 1 ha chuối bình quân mỗi năm hộ sản xuất phải đầu tư từ 22,75 triệu đồng đến gần 25 triệu đồng trong đó, Cổ Bi là địa phương có chi phí đầu tư cao nhất với trên 24,6 triệu đồng, Phú Thị thấp nhất với gần 22,75triệu đồng. Bảng 4.10 cũng cho ta biết trong tổng chi phí trồng chuối của các hộđược khảo sát thì chi phí đầu tư cho vật tư chiếm cao nhất với trên 60%. Riêng ở Kim Sơn chi phí vật tư lên đến trên 16 triệu đồng/ha, Phú Thị là trên 15,1 triệu đồng và Cổ Bi sấp xỉ 15,6 triệu đồng. Trong nghiên cứu này chúng tôi tính khấu hao chi phí giống dựa trên nguyên tắc sau: Theo quy trình kỹ thuật, giống chuối thường 10 năm phải thay gốc 1 lần, bởi vậy dựa vào tổng chi phí mua giống ban đầu chúng tôi sử dụng phương pháp khấu hao đều cho 10 năm để tính chi phí về giống cho từng năm. Trong chi phí về giống đáng chú ý nhất là ở Phú Thị, do người dân địa phương ở đây trồng chuối với mật độdày hơn các nơi khác trong huyện nên có thể thấy khấu hao về giống hàng năm cũng ở mức cao nhất với 704,88 nghìn đồng/ha. Thấp nhất là Kim Sơn với 688,97 nghìn đồng/ha. Khấu hao giống phụ thuộc vào mật độ trồng chuối của các hộ. Các loại chi phí khác trong nhóm hộ khảo sát tương đối đồng đều nhau. Tuy nhiên sự khác biệt lớn nhất là về chi phí cho phân vô cơ ở từng xã khác nhau là khác nhau. Giả sửnhư ở Cổ Bi, tổng chi phí cho phân vô cơ tính cho 1ha là 10,62 triệu đồng/ha thì ở Kim Sơn khoảng 11,23 triệu đồng/ha và Phú Thị khoảng 10,24 triệu đồng/ha.

- Phân theo quy mô diện tích: Ta có thể thấy sự khác biệt trong chi phí giữa các nhóm hộ có quy mô diện tích khác nhau. Đối với những hộ có quy mô lớn thường có mức độđầu tư cao hơn những hộ có quy mô nhỏ. Cụ thể theo bảng 4.10 ta có thể thấy, đối với những hộ có diện tích dưới 1ha, tổng đầu tư (chi phí) tính cho 1ha khoảng 23,5 triệu đồng/ha trong khi đó những hộ có diện tích từ 1 đến 2ha là 33,52 triệu đồng/ha và những hộ có quy mô trên 2h là trên 40 triệu đồng. Sự khác biệt về tổng chi phí này chủ yếu là do chi phí đầu tư vào vật tư phục vụ sản xuất chuối có sự chênh lệch đáng kể.

* Kết quả sản xuất chuối trên đất bãi:

- Theo vùng sản xuất: đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh chuối ở Gia Lâm cho thấy, các địa phương khác hiệu quả sản xuất khác nhau, cụ thể tại xã Cổ Bi có kinh nghiệm trồng chuối lâu năm (Cổ Bi là vùng trồng chuối sớm nhất ở Gia Lâm, trước năm 2005), cùng với việc đầu tư thâm canh cao hơn so với các xã

còn lại nên năng suất sản xuất năm 2017 đạt cao nhất với 25,8 tấn/1 ha chuối. Ngược lại, ở Phú Thị kết quả sản xuất chuối đạt 24,05 tấn/ha, thấp hơn 1,75 tấn so với Cổ Bi. Tuy số lượng thấp hơn không quá lớn nhưng điều này cũng cho thấy ảnh hưởng của thâm canh sản xuất mang lại.

Biểu đồ 4.4. Năng suất bình quân/ha của các hộ khảo sát phân theo vùng

Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra (2017)

- Theo quy mô diện tích: Từ kết quả phân tích về chi phí cho thấy, diện tích lớn sẽ nhận được sựđầu tư thâm canh cao hơn so với diện tích nhỏ(dưới 1 ha) điều này đã ảnh hưởng đến năng suất bình quân/1 ha diện tích canh tác chuối. Ảnh hưởng này thể hiện ở việc các hộ trồng chuối với diện tích trên 2 ha có năng xuất sản xuất cao hơn với bình quân đạt 30,47 tấn/ha, trong khi đối với những diện tích nhỏdưới 1 ha, năng suất sản xuất chỉđạt 29,23 tạ/ha (cụ thể trong biểu đồ4.4 dưới đây).

Biểu đồ 4.5 Năng suất bình quân/ha của nhóm hộ khảo sát phân theo quy mô diện tích

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất chuối của nhóm khảo sát. Bởi vậy, trong những nhóm hộ khác nhau sẽ có sự chênh lệch về hiệu quả sản xuất. Trong nghiên cứu này chúng tôi xem sét hiệu quả sản xuất ở 2 góc độ chính. Thứ nhất là hiệu quả sản xuất tính trên 1 ha diện tích, nhằm biết được 1 ha diện tích trồng chuối sẽ tạo ra bao nhiêu lợi nhuận và thu nhập của hộ trồng chuối trên 1 ha là bao nhiêu; Thứ hai là hiệu quả sản xuất chuối tính bình quân trên 1 hộ trồng chuối. Qua góc độ này chúng ta có thể nhận biết được đối với những hộ trồng chuối với diện tích lớn, nhỏ khác nhau và ở mỗi vùng khác nhau thì hiệu quả ra sao.

Bảng 4.11. Hiệu quả sản xuất chuối trên 1 ha diện tích Diễn giải Tổng chi phí/ha Diễn giải Tổng chi phí/ha (đồng) Doanh thu/ha (đồng) Thu nhập/ha (đồng) DT/CP (Lần) TN/CP (Lần) Phân theo vùng Xã Cô Bi 24.601,85 57.725,08 33.123,23 2,35 1,35 Xã Kim Sơn 24.237,92 57.274,13 33.036,21 2,36 1,36 Xã Phú Thị 21.536,67 57.175,50 35.638,83 2,65 1,65 Phân theo quy mô

Dưới 1ha 23.484,20 57.157,33 33.673,13 2,43 1,43

Từ1 đến 2ha 24.584,80 57.746,79 33.161,99 2,35 1,35

Trên 2 ha 25.084,14 58.031,82 32.947,68 2,31 1,31

Bình quân 24.285,76 57.604,13 33.318,37 2,37 1,37

Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra (2017)

Kết quả khảo sát chỉ ra rằng, trong nhóm hộở Cổ Bi có tổng doanh thu từ 1 ha chuối là lớn nhất,với trên 57,72 triệu đồng/ha (Kim Sơn là dưới 57,3 triệu đồng/ha và Phú Thị là vần 57,2 triệu đồng/ha). Tuy nhiên mức thu nhập bình quân/ha ở Cổ Bi lại thấp nhất so với 2 vùng còn lại, chi với 33,12 triệu đồng/ha trong khi Kim Sơn là 33,04 triệu đồng/ha và Phú Thị là 35,64 triệu đồng/ha. Nếu tính cả chỉ tiêu doanh thu so với chi phí và thu nhập so với chi phí thì hiệu quả trồng chuối trên 1 ha của Cổ Bi vẫn thấp nhất và Phú Thị là cao nhất (Bảng 4.8)

Kinh tế hộ nông dân ở Việt Nam hiện nay nói chung và trên địa bàn huyện Gia Lâm nói riêng thì vấn đề hiệu quả sản xuất tính trên 1 hộ lại được coi trọng khi mà đại bộ phận lao động nông thôn chưa tính đến giá trị công lao động gia đình trong quá trình sản xuất của hộ, sản xuất với quy mô hộ vẫn theo hình thức lấy công làm lãi thì sự so sánh thu nhập, hiệu quả theo hộlà điều cần thiết. Thông

thường hiện nay, nâng cao kết quả kinh tế tế trong nông nghiệp được thực hiện ở hai hình thức, thứ nhất là nâng cao kết quả dựa vào tăng quy mô sản xuất và nâng cao kết quả dựa vào thâm canh.

4.1.8.1. Những khó khăn trong quá trình phát triển sản xuất chuối

Như những ngành sản xuất khác, phát triển sản xuất chuối cũng gặp rất nhiều khó khăn nhất định. Nghiên cứu những khó khăn để từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục và hạn chế những khó khăn đó là điều hết sức cần thiết. Qua quá trình khảo sát ý kiến của các hộ trồng chuối trên địa bàn chúng tôi nhận thấy rằng những khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ chuối như: giá cả đầu vào, đầu ra, điều kiện thời tiết, khí hậu, địa hình, khó khăn về thị trường và quảng bá thương hiệu hay những khó khăn do cơ sở hạ tầng thấp kém...

Cụ thể những khó khăn đó được tổng hợp ở bảng 4.12 như dưới đây.

Bảng 4.12. Những khó khăn trong quá trình sản xuất chuối

Diễn giải

Đánh giá khó khăn Khó khăn nhất Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % 1. Khó khăn trong sản xuất

- Giá cả vật tư biến động lớn 109 90,83 27 22,50 - Điều kiện khí hậu không thuận lợi 33 27,50 2 1,67

- Tình hình dịch bệnh nhiều 59 49,17 8 6,67

- Mức vay lãi ngân hàng cao và lượng vay ít 99 82,50 9 7,50

- Giao thông không thuận lợi 61 50,83 3 2,50

- Nguồn nước tưới 52 43,33 2 1,67

- Đất bạc màu 18 15,00 1 0,83

- Diện tích trồng chuối nhỏ 81 67,50 2 1,67

- Trình độ kỹ thuật còn thấp 95 79,17 6 5,00

2..Khó khăn trong tiêu thụ -

- Giá cả không ổn định 112 93,33 28 23,33

- Thường bị ép giá khi chính vụ 107 89,17 25 20,83 - Chưa có cơ hội quảng bá sản phẩm 116 96,67 5 4,17

- Tỷ lệ hao hụt lớn 105 87,50 2 1,67

- Khác 21 17,50 0 -

Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra (2017)

chuối trên đất bãi của các hộ nông dân chủ yếu là do giá cả thịtrường.

Trong đó có 93,33% ý kiến cho rằng giá cả đầu ra không ổn định là khó khăn, và 23,33% trong tổng số 120 ý kiến cho rằng đây là yếu tốkhó khăn lớn nhất.

Kết quả nghiên cứu trên cũng cho ta thấy, khó khăn về giá cả vật tư biến động lớn cũng là một trong những khó khăn được đánh giá cao nhất với 90,83% đây là khó khăn, trong đó 22,5% cho rằng đây là khó khăn chính họ gặp phải. Đáng chú ý là chỉcó khó khăn do điều kiện đất bạc màu là 15% ý kiến đánh giá trong đó chỉ có 0,83% (tương đương với 1 ý kiến trong tổng 120), điều này cho thấy vùng đất bãi ven sông Hông của huyện Gia Lâm rất giàu dinh dưỡng, thuật lợi cho phát triển các loại cây trồng, trong đó có cây chuối.

4.2. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHUỐI TRÊN ĐẤT BÃI CỦA HUYỆN GIA LÂM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chuối trên đất bãi tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 78 - 84)