Tiêu thụ sản phẩm chuối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chuối trên đất bãi tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 74 - 78)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển sản xuất chuối trên đất bãi tại huyện Gia Lâm

4.1.7. Tiêu thụ sản phẩm chuối

Đánh giá chung về kết quả đạt được các mục tiêu đề ra khi thực hiện các giải pháp phát triển trồng chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm. Với việc quảng bá thương hiệu rộng rãi. Các sản phẩm chuối của huyện Gia Lâm đã được đông đảo nhân dân trong và ngoài thành phố Hà Nội và cả xuất khẩu sang nước ngoài.

Qua bảng có thể thấy ngoài sản lượng chuối tăng thì thị phần chuối của Gia Lâm cũng tăng đáng kể. Có được con số này là do sự quảng bá sản phẩm cùng chất lượng sản phẩm chuối tại Gia Lâm được đánh giá cao.

Bảng 4.6. Sản lượng tiêu thụ chuối trên thịtrường giai đoạn 2015 – 2017

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

SL (Tấn) TL (%) SL (Tấn) TL (%) SL (Tấn) TL (%) Trong thành phố 726 13,64 852 13,02 951 13,28 Ngoài Thành phố 2.145 40,31 2.214 33,82 2.318 32,38 Xuất khẩu 2.450 46,04 3.480 53,16 3.890 54,34 Tổng 5.321 100,00 6.546 100,00 7.159 100,00

Sản lượng chuối tiêu thụ qua các năm đều tăng từ 5.321 tấn năm 2015 đến năm 2017 là 7159 tấn. Có được điều này là do huyện Gia Lâm đã có các hỗ trợ về hỗ trợ xúc tiến thương mại, nhưng mới chỉ xuất khẩu chuối sang được Trung Quốc, chưa phát triển thị trường được sang các nước khác.

Thị trường trong nước cũng khai thác nhưng mới được các tỉnh phía Bắc, còn các tỉnh miền Trung vẫn còn chưa khai thác được.

Thực tế việc tiêu thụ chuối ở các thời điểm khác nhau thì giá bán khác nhau, thông thường ở đầu vụ và cuối vụ khi sản lượng xuất ra thị trường không nhiều thì giá bán cao hơn, vào chính vụ do số lượng bán ra nhiều, bên cạnh tranh thị trường của các loại chuối từ các vùng, miền khác,... thì giá bán chuối giảm đi rõ rệt. Thực tế này thấy rõ ở giá bán chuối. Kết quả khảo sát vụ chuối năm 2017 cho thấy, giá bán đầu vụ bình quân gần 22 nghìn đồng/kg, cuối vụ giá cũng cao đạt 21 nghìn đồng/kg thì giữa vụ giá bán chỉ đạt trên 6 nghìn đồng/kg. Sản lượng tiêu thụ trong các thời điểm khác nhau cũng có sự biến đổi rất lớn. Ở đầu vụ sản lượng tiêu thụ bình quân đạt khoảng 7,8% tổng sản lượng chuối tiêu thụ của cả vụ với khoảng 900 tạ bình quân/huyện cao nhất là Phú Thị với 939,9 tạ và thấp nhất là Kim Sơn với trên 701 tạ chuối bán ra ở đầu vụ.

Vào chính vụ, sản lượng chuối tiêu thụ trên thi trường đạt trên 78,2% tổng sản lượng chuối của cả vụ. Bình quân mỗi năm 1 xã của huyện Gia Lâm vào chính vụ cung ứng trên thị trường khoảng trên 9 tấn chuối trong đó, cao nhất là huyện Cổ Bi với gần 9,5 tấn/vụ, Kim Sơn 9,37 tấn và Phú Thị là 9,28 tấn chuối/vụ.

Vào cuối vụ sản lượng chuối giảm đáng kể, bình quân chỉ còn khoảng 1,5 tấn/xã với tỷ lệ chiếm 13% sản lượng bán ra trong toàn vụ chuối. Tổng doanh thu từ bán chuối ở ba xã khảo sát đạt 333,723 triệu đồng, bình quân mỗi xã đạt 113,604 triệu đồng, trong đó cao nhất là Cổ Bi với 114,815 triệu đồng và thấp nhất là Phú Thị với 107,903 triệu đồng.

Kết quả khảo sát cho thấy, doanh thu vào chính vụ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng doanh thu từ bán chuối của các xã ở Gia Lâm với gần 55%, vào cuối vụlà 28% và đầu vụ khoảng 17% tổng doanh thu của cả vụ chuối.

Bảng 4.7. Giá bán và sản lượng tiêu thụqua các giai đoạn trong năm của các vùng trồng chuối (Tính bình quân/hộ) Diễn giải ĐVT Xã Cổ Bi Xã Kim Sơn Xã Phú Thị Đầu vụ Giữa vụ Cuối vụ Đầu vụ Giữa vụ Cuối vụ Đầu vụ Giữa vụ Cuối vụ Mức giá 1000 đồng 21,78 6,23 21,27 20,23 6,47 22,27 21,56 6,56 23,43 Tổng sản lượng tiêu thụ Tạ 937,29 9.491,18 1.658,27 701,25 9.367,55 1.625,93 939,90 9.275,43 1.143,51 Tỷ lệ % 7,75 78,53 13,72 5,80 77,50 13,45 7,78 76,74 9,46 Tổng doanh thu 1000 đồng 20.414,23 59.130,07 35.271,37 14.186,29 60.608,07 36.209,44 20.264,29 60.846,82 26.792,46 Tỷ lệ % 17,78 51,50 30,72 12,78 54,60 32,62 18,78 56,39 24,83

Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra (2017)

6

- Hình thức tiêu thụ chuối trồng trên đất bãi ở huyện Gia Lâm

Việc tiêu thụ chuối trồng trên đất bãi ở huyện Gia Lâm trong những năm qua gắp nhiều thuận lợi do vị trí địa lý gần thị trường tiêu thụ lớn như Hà Nội, tuy nhiên hệ thống giao thông còn khó khăn, đặc biệt là đường đến các xã, thôn, xóm trên địa bàn huyện... Bảng 4.8. Các hình thức tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của các hộ Diễn giải Bán buôn Bán lẻ Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Xã Cổ Bi 84 93,33 6 6,67 Dưới 1ha 26 83,87 5 16,13 Từ1 đến 2 ha 31 96,88 1 3,13 Trên 2ha 27 100,00 0 - Xã Kim Sơn 17 85,00 3 15,00 Dưới 1ha 7 77,78 2 22,22 Từ1 đến 2 ha 7 100,00 0 - Trên 2ha 3 75,00 1 25,00 Xã Phú Thị 9 90,00 1 10,00 Dưới 1ha 4 80,00 1 20,00 Từ1 đến 2 ha 3 100,00 0 - Trên 2ha 2 100,00 0 - Tính chung 110 91,67 10 8,33

Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra (2017)

Nhìn chung, chuối ở Gia Lâm tỷ lệ tiêu thụ thông qua hình thức bán buôn là chủ yếu và phụ thuốc rất lớn vào các lái buôn. Kết quả khảo sát cho thấy, khoảng 91,67% hộ khảo sát bán trực tiếp sản phẩm cho các đầu mối thu gom. Trong khi chỉ 8,33% số hộ khảo sát bán lẻ sản phẩm tại thị trường địa phương. Do sự phụ thuộc quá lớn vào các lái buôn nên tình trạng ép giá khá phổ biến ở Gia Lâm, đặc biệt là vào thời điểm chính vụ, khi sản lượng chuối thu hoạch nhiều. Điển hình như năm vừa qua trong khi trên thị trường giá chuối giao động trong khoảng từ 20 – 30 nghìn đồng/kg thì giá thu mua ởđịa phương chỉ từ 5 – 7 nghìn đồng, điều này đang gây thiệt thòi rất lớn cho các hộ sản xuất.

Hiện nay trên địa bàn huyện Gia Lâm, các hộ trồng chuối chủ yếu bán buôn cho thương lái, đặc biệt có nhiều hộ ký hợp đồng cho các công ty xuất nhập khẩu chuối cung cấp sản phẩm chuối chất lượng cao cho xuất khẩu. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng khi chuối được mùa các thương lái ép giá làm cho giá chuối

xuống thấp ảnh hưởng rất lớn sản xuất của người dân. Đặc biệt sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc nên đã bị ép giá, làm ảnh hướng rất lớn đến tình hình sản xuất tiêu thụvà đời sống của người dân trồng chuối trên đất bãi huyện Gia Lâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chuối trên đất bãi tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)