Căn cứ đưa ra các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chuối trên đất bãi tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 88 - 90)

4.3.1.1. Định hướng phát triển cây ăn quả của huyện Gia Lâm

* Định hướng chung:

- Phát huy tối đa lợi thế so sánh của huyện để hình thành các vùng chuyên canh tập trung, phát triển mạnh các dịch vụ hỗ trợ nhằm tạo khối lượng nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Thay đổi cơ cấu đầu tư theo vùng, ưu tiên tạo điều kiện khuyến khích những tiểu vùng có lợi thế đi trước một bước làm mẫu, làm động lực thúc đẩy các vùng khác phát triển. Phát triển nông nghiệp hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường nội huyện, chuỗi đô thị mới, khu công nghiệp công nghệ cao và thị trường Hà Nội. Từng bước mở rộng diện tích cây ăn quả, chú trọng vào cây chuối và cây ổi Đông Dư thay thế những cây trồng có giá trị, hiệu quả kinh tế thấp. Phát triển nông nghiệp gắn liền với phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Đặc biệt quan tâm đến nâng cao dân trí, đào tạo cán bộ kỹ thuật để có thể phát triển đồng bộ, lâu bền; gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội và phát triển môi trường sinh thái.

* Định hướng cụ thể:

- Phát triển sản xuất chuối theo lợi thế của từng vùng, tập trung đẩy mạnh đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng diện tích trồng các loại giống mới có năng suất cao. Phát triển vùng chuối hàng hoá, tăng diện tích đồng thời nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm tạo thịtrường tiêu thụổn định cho sản phẩm cây chuối phát triển một cách bền vừng.

- Nhằm tạo động lực cho phát triển sản xuất chuối và các sản phẩm nông sản khác của huyện Gia Lâm chủ chương tiếp tục huy động hiệu quả sức dân kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước để phát triển giao thông nông thôn và xây dựng các công trình thuỷ lợi, kiên cốhoá kênh mương.

Tổng kết các mô hình phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện Gia Lâm vừa qua cho thấy thu nhập bình quân của trồng chuối gấp 15 - 20 lần so với trồng lúa, ngô. Với điều kiện tự nhiên (vị trí đia lý, đất đai, khí hậu) thuận lợi, triển

vọng về thị trường. Thực tiễn phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh những năm qua cho thấy: Gia Lâm có điều kiện rất tốt để phát triển cây ăn quả nói chung và cây chuối nói riêng, không những là cây trồng xóa đói giảm nghèo cho người nông dân nơi đây mà thực sự là một thế mạnh trong sự nghiệp phát triển nền nông nghiệp.

4.3.1.2. Xu thế phát triển sản xuất chuối trên đất bãi

Trong xu thế hội nhập hiện nay, người nông dân không thể đơn thương độc mã làm ăn theo quy mô hộgia đình mà phải có sự liên kết, giúp sức của các hội nghề nghiệp, trên cơ sởđó tạo sức mạnh tổng hợp để nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm nông sản. Trên thực tế thời gian qua, nhiều sản phẩm nông sản của ta đã tỏ ra lép vế trước những sản phẩm nhập ngoại cùng loại. Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thách thức lớn nhất của khu vực nông nghiệp - nông thôn vẫn là trình độ sản xuất của đa số nông dân còn lạc hậu, canh tác theo lối tiểu nông, nhỏ lẻ. Được trời phú cho nhiều loại đặc sản có giá trị, chất lượng không thua kém nước bạn nhưng xét về mẫu mã, hình thức và sốlượng đủ lớn thì chưa theo kịp. Chung quy vẫn là do trình độ kỹ thuật còn lạc hậu, người dân chưa được tiếp cận tiến bộ kỹ thuật. Vườn tạp vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Điều này xuất phát từ điểm yếu đã tồn tại và ăn sâu trong tập quán sản xuất của nông dân là thấy hàng xóm trồng cây gì bán có tiền thì cảxóm đua nhau trồng theo mà không cần biết bán cho ai, bán ởđâu, giá cả ra sao?

Với cách làm này thì chất lượng nông sản sẽ không bao giờ đồng đều được. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản trong quá trình hội nhập, điều kiện tiên quyết là người nông dân phải thay đổi phương thức sản xuất theo hướng an toàn, chú trọng chất lượng, hiệu quả. Thời gian qua, số mô hình VAC, VACR, VCR do các cấp Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên ở các địa phương vận động xây dựng gia tăng đáng kể, rất đa dạng về chủng loại trong đó có cây chuối và đặc biệt là bắt đầu hướng đến sản xuất hàng hoá, chú trọng nâng cao chất lượng hơn là số lượng. Huyện Gia Lâm bằng những việc làm thiết thực, cụ thể đã từng bước đưa thương hiệu trở thành một trong những nhân tố tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của huyện. Nhờ đó Gia Lâm bây giờ đã có vùng chuyên trồng chuối chất lượng cao rộng lớn, góp phần xoá đói giảm nghèo cho người nông dân trên địa bàn.

Tuy nhiên những mô hình như trên chưa nhiều, phần lớn người dân còn thụđộng, chưa theo kịp xu thế phát triển của tình hình mới. Chính vì vậy, vai trò

chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, xây dựng mô hình mới còn mờ nhạt. Để công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phát huy hiệu quảhơn nữa thì chính người dân cũng phải nhạy bén để tiếp thu kiến thức kỹ thuật mới. Đồng thời thay đổi cách thức tổ cách tuyên truyền của các đoàn thể, trung tâm khuyến nông,… không chỉ dừng lại ở chỗ giác ngộtư tưởng mà phải cầm tay chỉ việc và đi từ mô hình cụ thể.

Để đảm bảo tính bền vững, việc trồng chuối cũng phải chuyển từ sản xuất theo quy mô rộng, chạy theo diện tích và sản lượng sang phát triển theo chiều sâu, lấy giá trị gia tăng và chất lượng sản phẩm làm mục tiêu. Điều này sẽ thành hiện thực nếu tiến bộ kỹ thuật ngày càng được áp dụng sâu rộng vào sản xuất. Khi mới hình thành việc trồng chuối trên đất bãi ven sông Hồng ở Gia Lâm, cây chuối đã làm tốt vai trò xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho nông dân. Trong giai đoạn mới, người dân cần nâng cao tính năng động, tự chủ; xây dựng mô hình kinh tếtheo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển các loại nông sản là thế mạnh của từng vùng để theo kịp tốc độ phát triển. Do đó, các cấp chính quyền cần thể hiện vai trò chủđộng, đề xuất với chính quyền địa phương, phối hợp với các ngành chức năng vận động, hướng dẫn, giúp đỡngười dân tận dụng tiềm năng đất đai, lao động phát triển cây chuối trên đất bãi, tạo ra khối lượng hàng hoá lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chuối trên đất bãi tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 88 - 90)