Khái quát tình hình kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá của Tổng công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa của tổng công ty hòa bình minh trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 59 - 66)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Thực trạng hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ hàng hoá của Tổng

4.1.1. Khái quát tình hình kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá của Tổng công ty

4.1.1.1. Tình hình kinh doanh của Tổng công ty

Tổng công ty Hòa Bình Minh vốn là công ty thương mại kinh doanh phân phối các mặt hàng hóa. Công ty đã nhập và tiêu thụ nhiều loại hàng hóa nhưng tập chung chủ yếu vào các loại sản phẩm dân dụng, cụ thể như xi măng, sắt thép, gạch ốp lát là các mặt hàng mang tính tiềm năng và chiến lược lâu dài.

Nhìn vào bảng biểu ta thấy công ty chủ yếu kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng, lượng hàng của ngành này chiếm số lượng lớn. Tuy nhiên đây cũng là mặt hàng có biến động tương đối lớn, ảnh hưởng đến doanh thu của công ty qua các năm. Cụ thể là: ngành thép năm 2013 sản lượng nhập 120.200 tấn, đến năm 2015 sản lượng đã tăng đáng kể lên tới 209.036 tấn tăng trưởng bình quân là 1,31%. Bên cạnh đó ngành hàng xi măng có xu hướng tăng trưởng không ổn định, năm 2014 sản lượng nhập vào 58.853 tấn tăng 1,27% so với năm 2013 thì đến năm 2015 sản lượng giảm còn 56.690 tấn. Năm 2014, do cạnh tranh về giá, cước vận tải có xu hướng biến động tăng mạnh, công ty phải thuê xe ngoài, đã làm ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng tiêu thụ xi măng trên địa bàn này, đây cũng là nguyên nhân chủ quan dẫn đến sản lượng tiêu thụ xi măng giảm trong năm 2015. Năm 2015 ngành hàng gạch ốp lát có mức tăng trường đáng kể, sản lượng nhập vào năm 2013 là 558.000 m2 tiêu thụ được 496.000 m2 tồn kho là 62.000 m2 đến năm 2014 sản lượng nhập vào là 560.000 m2 và tiêu thụ 558.000 m2 tồn kho là 64.000 m2, năm 2015 sản lượng gạch ốp lát tiêu thụ khá mạnh sản lượng nhập vào 780.000 m2 tiêu thụ 775.000 m2 lượng tồn kho 69.000 m2, đây là dấu hiệu tốt cho công ty vì sự tăng trưởng mạnh mẽ này đã khẳng định sản phẩm đã được người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng.

Qua bảng 4.1 có thể thấy rõ nhất về hàng hóa, sản phẩm nhập và tiêu thụ nhiều nhất là thép và gạch ốp lát. Đây cũng là hai mặt hàng chủ đạo của công ty và song song với nó là cải thiện ngành hàng xi măng tăng độ phủ trong năm 2016.

Bảng 4.1. Tình hình kinh doanh của công ty qua các năm 2013-2015 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

STT Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

SL Nhập SL tiêu thụ Tồn kho SL Nhập SL tiêu thụ Tồn kho SL Nhập SL tiêu thụ Tồn kho 1 Thép tấn 120.200 106.908 13.292 137.560 125.906 24.946 209.035 207.808 26.173 2 Xi măng tấn 46.250 46.250 0 58.853 58.853 0 56.690 56.690 0 3 Gạch ốp lát m2 558.000 496.000 62.000 560.000 558.000 64.000 780.000 775.000 69.000

Nguồn: Ban kinh doanh - Tổng công ty Hòa Bình Minh (2015)

4.1.1.2. Tình hình tiêu thụ hàng hóa của Tổng công ty

Hàng hóa phân phối của công ty là các mặt hàng dân dụng với mặt hàng vật liêu xây dựng khả năng tiêu thụ tương đối mạnh. Hầu hết các sản phẩm nhập vào đều được tiêu thụ hết. Qua bảng biểu cho thấy, khối lượng cần tiêu thụ các năm tương đối cao, đặc biệt là năm 2015 do ảnh hưởng của thị trường địa ốc phát triển, nhu cầu xây dựng, và đi lại qua các phương tiện tăng cao. Kết quả tiêu thụ tăng qua các năm, chứng tỏ tình hình tiêu thụ của công ty khá tốt, khả năng tiếp thị, bán hàng, marketing có xu hướng ngày một tốt. Năm 2013 nền kinh tế thế giới vẫn còn đang khủng hoảng, làm tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty gặp không ít khó khăn, làm số lượng tiêu thụ của năm này giảm so với kế hoạch đặt ra. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho công ty là phải có biện pháp giảm tối thiểu mức độ ảnh hưởng của nền kinh tế. Muốn làm được điều này, công ty luôn đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng và tìm kiếm thị trường mục tiêu cho riêng mình. Khẳng định thương hiệu trên thị trường trong nước cũng như thế giới. Điều đó đã được khẳng định qua các năm 2014 và 2015.

Là công ty thương mại cổ phần, lượng hàng cần tiêu thụ rất lớn chính vì vậy mà công ty đang thực hiện đó là tăng lượng sản phẩm tồn kho để có thể đảm bảo tốt việc cung cấp nguồn hàng khi gặp phải những biến động của thị trường như giá nguyên liệu, thị trường khan hiếm mà nhu cầu của thị trường tăng.

4.1.1.3. Công tác nghiên cứu thị trường và kế hoạch tiêu thụ hàng hóa của Tổng công ty trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

a. Nghiên cứu thị trường

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được chia ra 3 vùng thị trường cơ bản: Thị trường 6 huyện bên sông bao gồm: Tam nông, Cẩm Khê, Yên Lập, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Tân Sơn, Thị trường thứ hai bao gồm: Đoan Hùng, Thị xã Phú Thọ, Hạ Hòa và thị trường thứ ba gồm: Việt Trì, Phù Ninh và Lâm Thao.

Đặc điểm của 3 vùng thị trường này đang ổn định và công ty đã triển khai mạnh trên các huyện Thanh Sơn, Cẩm Khê, Yên Lập, Thanh Thủy, Tam Nông, Tân Sơn, Thành phố Việt Trì và đang có hướng mở rộng thêm các sản phẩm mới, cải thiện vận tải để cạnh tranh với các nhà phân phối khác trên các huyện còn lại.

Thị trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là một thị trường tiềm năng và có tỷ trọng tiêu thụ cao. Nhưng thực tế với thị trường này vẫn chưa được chú trọng, công ty đã có thị trường ở một số huyện của tỉnh nhưng vẫn còn mỏng vì một số

sản phẩm của công ty còn mới chưa đủ uy tín và thương hiệu trên một số huyện, với các sản phẩm này các đối thủ cạnh tranh cũng có vì thế công ty luôn phải tìm cách tiếp cận với thị hiếu của người tiêu dùng. Với mức tiêu thụ cao ở tỉnh công ty cần chú trọng công tác thị trường hơn nữa. Công ty đã tung ra thị trường những sản phẩm mới được ưa thích với giá cả hợp lý và luôn được điều chỉnh cho phù hợp với từng thời điểm sát với giá của các đối thủ cạnh tranh, về chất lượng, mẫu mã thích hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

Đây chính là yếu tố cho công ty tăng cường chi phí nghiên cứu phát triển thị trường của mình để tăng doanh số bán hàng.

Hàng năm công ty cử các cán bộ kinh doanh đi điều tra thị trường cả trong tỉnh Phú Thọ và các tỉnh khác, thăm dò để tìm hướng tiêu thụ sản phẩm cho công ty. Do vậy chi phí phát triển thị trường khá lớn.

Bảng 4.2. Chi phí cho nghiên cứu phát triển thị trường

Chi phí

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Giá trị (Tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (Tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (Tr.đ) Cơ cấu (%) Tổng chi phí phát triển thị trường 237,710 100,00 354,990 100,00 331,110 100,00

Trong đó: Chi phí nghiên

cứu thị trường 75,903 31,93 85,228 24,01 82,037 24,78

Nguồn: Ban kinh doanh - Tổng công ty Hòa Bình Minh (2015)

Qua số liệu bảng 4.2 nhận thấy chi phí cho nghiên cứu thị trường của các năm trong tổng chi phí. Năm 2013 chi phí cho nghiên cứu thị trường là 75,903 triệu đồng tương ứng với 31,93%; Năm 2014 : 85,228 tr.đ tương ứng với 24,01%; Năm 2015 : 82,037 tr.đ tương ứng 24,78%. Từ số liệu cụ thể ta thấy công ty đầu tư cho công tác phát triển thị trường chưa được chú trọng. Mặc dù chi phí nghiên cứu thị trường qua các năm có tăng nhưng không đáng kể.

Thực trạng thị trường tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ: Từ bảng 4.3 ta thấy hàng hóa tiêu thụ trên thị trường tỉnh Phú Thọ có sự chênh lệch khá lớn. Đối với ngành hàng thép chủ yếu là thép Hòa Phát chiếm 52,88% so với tổng sản lượng thép bán ra là ngành hàng chiếm tỷ trọng cao nhất, với mức tăng trưởng bình quân hằng năm là 68,90%. Các mặt hàng thép khác có xu hướng giảm dần từ năm 2013 đến năm 2015.

Bảng 4.3. Thực trạng tiêu thụ hàng hóa của Tổng công ty qua 3 năm đối với từng ngành hàng

STT Các mặt hàng ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 TĐPTBQ

% SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) A Thép Tấn 106.908 100,00 125.906 100,00 207.808 100,00 1 Thép HP Tấn 56.530 52,88 81.265 64,54 161.265 77,60 168,90 2 Thép VGS Tấn 15.002 14,03 9.025 7,17 8.025 3,86 73,14 3 Thép TN Tấn 24.000 22,45 25.670 20,39 28.546 13,74 109,06 4 Thép khác Tấn 11.376 10,64 9.946 7,90 9.972 4,80 93,63 B Xi măng Tấn 46.250 100,00 58.853 100,00 56.690 100 1 Xi Hoàng Long Tấn 22.250 48,11 25.560 43,43 24.250 42,78 104,40 2 Xi Hải Phòng Tấn 16.320 35,29 17.250 29,31 18.620 32,85 106,81 3 Xi Sông Thao Tấn 5.260 11,37 5.070 8,61 7.215 12,73 117,12 4 Xi khác Tấn 2.420 5,23 10.973 18,64 6.605 11,65 165,21 C Gạch ốp lát m2 496.000 100,00 558.000 100,00 775.000 100 1 Gạch Sunrice m2 105.000 21,17 185.000 33,15 315.000 40,65 173,21 2 Gạch mikado m2 152.000 30,65 162.000 29,03 275.680 35,57 134,67 3 Gạch Hoàng Hà m2 89.000 17,94 78.050 13,99 75.000 9,68 91,80 4 Gạch CMC m2 150.000 30,24 132.950 23,83 109.320 14,11 85,37

Nguồn: Ban kinh doanh- Tổng công ty Hòa Bình Minh (2015)

Ngành hàng xi măng tương đối đồng đều, và ổn định với sản phẩm xi Hoàng long và xi Hải Phòng là hai mặt hàng chủ đạo được duy trì với tốc độ tăng trưởng bình quân là 4,40% và 6,81%. Các mặt hàng xi khác cũng có xu hướng ổn định. Ngàng hàng gạch ốp lát tuy triển khai khá muộn đầu năm 2013, tuy nhiên lại có sự tăng trưởng khá mạnh mẽ đồng đều về từng chủng loại. Tăng trưởng mạnh nhất là hai sản phẩm gạch Sunrice và Mikado lần lượt là 73,21%, 34,67%, trong khi đó hai mặt hàng gạch Hoàng Hà và CMC lại có xu hướng giảm.

Từ bảng 4.3 ta thấy các sản phẩm hàng hóa được bán ra tiêu thụ không đồng đều, mỗi ngành hàng công ty đều lựa chọn ra một mặt hàng chủ đạo chính vì thế sản lượng tập trung chính vào các sản phẩm chính như thép Hòa Phát, Xi măng Hoàng Long, xi măng Hải Phòng, Gạch ốp lát Sunrice.

b. Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm theo kế hoạch của Tổng công ty năm 2015

Bảng 4.4. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty năm 2015

Các mặt hàng ĐVT Năm 2015 So sánh TH/KH % Kế hoạch Thực hiện A Thép Tấn 200.000 207.808 103,90 2 Thép HP Tấn 150.000 161.265 107,51 3 Thép VGS Tấn 10.000 8.025 80,25 4 Thép TN Tấn 30.000 28.546 95,15 5 Thép khác Tấn 10.000 9.972 99,72 B Xi măng Tấn 250.000 243.690 97,48 1 Xi Hoàng Long Tấn 110.000 101.250 92,05 2 Xi Hải Phòng Tấn 90.000 85.620 95,13 3 Xi Sông Thao Tấn 20.000 18.215 91,08 4 Xi khác Tấn 30.000 38.605 128,68 C Gạch ốp lát m2 750.000 775.000 103,33 1 Gạch Sunrice m2 300.000 315.000 105,00 2 Gạch mikado m2 250.000 275.680 110,27 3 Gạch Hoàng Hà m2 80.000 75.000 93,75 4 Gạch CMC m2 120.000 109.320 91,10 Nguồn: Ban kinh doanh - Tổng công ty Hòa Bình Minh (2015)

Qua bảng số liệu 4.4 có thể thấy công ty có kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cụ thể với từng loại sản phẩm, hàng hóa. So sánh giữa chỉ tiêu tiêu thụ và kế hoạch cho thấy những sản phẩm chủ đạo đối với từng ngành hàng của công ty đều vượt kế hoạch tiêu thụ, chỉ có ngành hàng xi măng không đạt chỉ tiêu kế hoạch về tiêu thụ.

4.1.1.4. Thị phần tiêu thụ hàng hóa của Tổng công ty qua 3 năm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Trên thị trường hiện nay, không phải chỉ có Tổng công ty Hòa Bình Minh kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng mà còn có rất nhiều các công ty khác cùng làm phân phối trong lĩnh vực này như Công ty Hà Phát, Công ty Đức Thắng, Công ty Vật tư Tổng Hợp… và các công ty khác.

Nhìn vào bảng ta thấy trong 3 năm qua công ty đã có những bước phát triển tốt, dần chiếm được lòng tin của khách hàng. Thị phần của công ty tăng dần qua các năm, bình quân 3 năm đều tăng, để có được điều này là do công ty đã cố gắng trong việc tìm kiếm thị trường cùng với chất lượng và mẫu mã sản phẩm của công ty, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Hiện nay công ty đang mở rộng thị trường theo chiều sâu, tức là tăng khối lượng tiêu thụ sản phẩm của các đại lý.

Bảng 4.5. Thị phần theo doanh thu của các công ty cạnh tranh qua các năm

Tên doanh nghiệp

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Doanh thu (Tỷ.đ) Tỷ trọng (%) Doanh thu (Tỷ.đ) Tỷ trọng (%) Doanh thu (Tỷ.đ) Tỷ trọng (%) 1.Tổng Công ty Hòa Bình Minh 179 34,16 271 39,56 367 42,67 2.Công ty CP VLXD Đức Thắng 105 20,04 142 20,73 182 21,16 3.Công ty CP VLXD Hà Phát 123 23,47 137 20,00 168 19,53 4.Công ty CP TM Vật tư Tổng Hợp 117 22,33 135 19,71 143 16,63

Tổng cộng 524 100 685 100 860 100

Nguồn: Ban kinh doanh - Tổng công ty Hòa Bình Minh (2015)

Qua số liệu bảng 4.5 nhận thấy thị phần của công ty có doanh thu đứng thứ nhất với doanh thu năm 2015 là 367 tỷ đồng tương ứng 42,67%. Tuy nhiên những năm gần đây tỷ trọng đã giảm vì có thêm sự cạnh tranh của các công ty khác như công ty Đức Thắng và Hà Phát đang là hai công ty có lợi thế lớn về ngành vật liệu xây dựng tại tỉnh Phú Thọ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa của tổng công ty hòa bình minh trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 59 - 66)