Bài học kinh nghiệm trong việc phát triển thị trường ở Việt Nam nó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa của tổng công ty hòa bình minh trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 44 - 45)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Bài học kinh nghiệm trong việc phát triển thị trường ở Việt Nam nó

chung và cho Tổng công ty Hòa Bình Minh nói riêng

Các nền kinh tế trong giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hoá, các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu thường là các sản phẩm nguyên liệu thô và sản phẩm sử dụng nhiều lao động, trong khi các nước này lại có nhu cầu nhập khẩu cao về máy móc, thiết bị và công nghệ tiên tiến để phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá. Xét về lợi thế so sánh trong xuất khẩu và hiệu quả nhập khẩu cũng như tính hiệu quả trong quan hệ thương mại (theo nguyên tắc “có đi, có lại”) thì thị trường của các nước công nghiệp phát triển có vị trí hết sức quan trọng đối với cả xuất khẩu và nhập khẩu của các nước đang thực hiện công nghiệp hoá. Sau đó, khi trình độ phát triển công nghiệp ở các nước (đang công nghiệp hóa) này đã được nâng lên, thì sản phẩm xuất khẩu cũng sẽ thay đổi chuyển dần sang các sản phẩm sử dụng nhiều vốn và công nghệ. Kinh nghiệm của Trung Quốc về thực hiện chiến lược khai thác thị trường toàn cầu và chiến lược phát triển sản phẩm là bài học quý đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hướng về xuất khẩu hiện nay.

Sự hỗ trợ của nhà nước đối với các doanh nghiệp của các nền kinh tế ở bước đi đầu tiên trong khâu tiếp cận, tìm hiểu, nắm bắt thông tin thị trường nước ngoài là biện pháp quan trọng giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần tiêu thụ sản phẩm và phát triển xuất khẩu hàng hoá. Đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện nay không có khả năng trực tiếp tìm hiểu thị trường, xây dựng các cơ sở đảm bảo thông tin thị trường, lập văn phòng đại diện ở nước ngoài… Điều đó làm cho các doanh nghiệp không chỉ khó khăn trong việc tiếp cận thị trường mới, mà còn bỏ mất nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hoá.

Kinh nghiệm của các nước cho thấy cần thực hiện chính sách thu hút mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài cùng với chính sách khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đẩy mạnh xuất khẩu. Bên đối tác nước ngoài của các doanh nghiệp này thường là các công ty đa quốc gia, họ có mạng lưới sản xuất và phân phối tiêu thụ khắp toàn cầu. Do đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có khả năng xuất khẩu hàng hoá đến cả những thị trường mà chính phủ của nước nhận đầu tư chưa thực hiện những đàm phán về mở cửa thị trường, hay khó có khả năng thâm nhập do những quy định chặt chẽ của nước nhập khẩu về tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, xuất xứ hàng hóa hay mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng về nhãn mác hàng hoá nổi tiếng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa của tổng công ty hòa bình minh trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 44 - 45)