Kết hợp điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – thách thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa của tổng công ty hòa bình minh trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 93 - 96)

Ma trận SWOT

Các cơ hội (O) Các thách thức (T)

O1.Nhu cầu về sản phẩm của ngành hàng VLXD tại thị trường Phú Thọ còn rất lớn và có xu hướng tăng lên.

O2. Được sự quan tâm của đối tác hỗ trợ chính phát triển thị trường.

O3. Cải thiện chính sách chạy cước hai chiều để giảm thiểu chi phí cước vận chuyển.

T1. Xu hướng của ngành vật liệu xây dựng là sử dụng những sản phẩm có thương hiệu và đảm bảo chất lượng.

T2. Giá cả nguyên vật liệu đầu vào luôn biến động và tăng cao trong những năm gần đây

Các điểm mạnh (S) Chiến lược SO Chiến lược ST

S1. Tổng công ty Hòa Bình Minh có vị trí nằm trong tỉnh Phú Thọ nên thuận lợi cho việc tiếp xúc với khách hàng khu vực này.

S2. Lực lượng lao động dồi dào S3. Ban lãnh đạo có trình độ quản lý, có kinh nghiệm

S4. Công ty luôn được sự chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của lãnh đạo công ty, trong việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch bán hàng hằng năm

S5.Thương hiệu sản phẩm là các thương hiệu lớn.

1. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thông qua việc cạnh tranh về giá bán và chính sách chăm sóc khách hàng thường xuyên. 2.Tiếp tục phát huy thế mạnh về lực lượng lao động, 3. Tranh thủ chính sách hỗ trợ để phát triển kinh doanh thương mại

1. Nghiên cứu các sản phẩm mới vừa giúp sản lượng thị trường

2. Áp dụng các biện pháp cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm nguyên vật liệu nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm nhằm hạn chế tăng giá, tăng khả năng cạnh tranh.

Các điểm yếu (W) Chiến lược WO Chiến lược WT

W1. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty tại Thái Bình còn hạn chế

W2. Việc bán hàng chậm trả dẫn đến tình trạng thiếu vốn sản xuất

W3. Hệ thống đại lý mới tại vùng thị trường mới còn ít

W4. Năng lực vận tải của công ty còn yếu

1. Tích cực đưa thêm các sản phẩm sẵn có của công ty vào thị trường Phú Thọ

2. Tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của ngân hàng, đầu tư thêm phương tiện vận tải nhằm tăng năng lực vận chuyển hàng tới khách hàng.

1. Phát triển hệ thống Đại lý, tăng khả năng cạnh tranh

2. Tăng cường đội ngũ cán bộ thị trường để mở rộng thị trường tiêu thụ

4.2.3. Mục tiêu phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa của Tổng công ty Hòa Bình Minh

(1) Thực hiện phương châm cầu thị và sáng tạo, hướng tới khách hàng, đặt khách hàng là trung tâm cho các hoạt động và là đối tượng không ngừng hoàn thiện của Tổng công ty Hòa Bình Minh. Từ đó tìm ra được cái thị trường cần để phát triển một cách bền vững sản phẩm, hàng hóa của Công ty.

(2) Tích cực kinh doanh, tranh thủ đổi mới sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, đa phương hóa thị trường tiêu thụ.

(3) Xây dựng các mô hình bán hàng, các kênh phân phối sản phẩm sao cho phù hợp với khả năng tài chính của công ty và xây dựng phát triển thương hiệu bền vững.

(4) Có chính sách giá phù hợp để thu lợi nhuận cao nhất và không để mất thị phần. Xây dựng hệ thống phân phối để áp dụng giá bán thống nhất. Cố tránh tham gia các cuộc cạnh tranh, đối đầu trực tiếp với các đối thủ quá mạnh để hạn chế rủi ro, tổn thất. Nâng cao sức cạnh tranh ở các môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, chi phí thấp, khả năng sinh lợi lớn và có cơ cấu ngành hàng hợp lý.

(5) Đẩy mạnh hoạt động Marketing như : tổ chức hội nghị khách hàng, giới thiều sản phẩm của công ty trên các phương tiện thông tin, tạo cơ chế bán hàng nhanh, hợp lý.

(6) Hoàn thành kế hoạch đặt ra trong giai đoạn 2016- 2020, phát triển các thị trường tiềm năng, xúc tiến việc ký kết các hợp đồng cung ứng sản phẩm cho các dự án lớn. Doanh thu và lợi nhuận hàng năm tăng trung bình từ 20 – 30%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(7) Tiếp tục đầu tư vào dịch vụ vận tải, giảm thiểu cung đường, giảm thiểu chi phí, tăng năng suất lao động và đặc biệt là thân thiện với môi trường. Đầu tư, nghiên cứu đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, tăng thêm hiệu quả kinh doanh và tạo cơ hội phát triển lâu dài cho Công ty.

4.2.4. Một số giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa của Tổng công ty Hòa Bình Minh công ty Hòa Bình Minh

4.2.4.1. Xây dựng chính sách hàng hóa

Tổng công ty Hòa Bình Minh là Công ty thương mại, giá cả của Công ty phụ thuộc nhiều vào giá cả của nhà cung cấp, Công ty có phần thụ động trong việc cạnh tranh bằng giá cả. Là một công ty lớn Công Ty cần có chính sách đúng đắn trong chiến lược phát triển sản phẩm của mình. Sau đây là những nhận định

của cá nhân em trong quãng thời gian công tác tại Công Ty cần tập trung vào những vấn đề sau:

* Phát triển sản phẩm hàng hóa mới: Cũng trong thị trường truyền thống như tỉnh Phú Thọ, Công ty cũng cần có những sản phẩm mới để kích thích nhu cầu của người tiêu dùng. Phát triển sản phẩm là yếu tố quan trọng để duy trì sự khác biệt của sản phẩm và tăng thị phần. Công ty cần chủ động tìm các nguồn hàng mới có nhiều đặc điểm khác biệt về mẫu mã, tính năng và đặc tính kỹ thuật để cung cấp cho thị trường này. Mục đích đặt ra là Công ty phải chiếm lĩnh tốt các thị trường truyền thống này để tăng thị phần và doanh số bán cho Công ty.

* Phát triển chủng loại hàng hóa: Công ty cần phát triển nhiều chủng loại sản phẩm để tham gia vào nhiều phân đoạn thị trường mới. Bước đầu khi thâm nhập thị trường Công ty có thể gặp nhiều khó khăn nhưng cùng với thời gian, hiệu ứng đuổi kịp sẽ giúp Công ty có được thị phần đáng kể trong những phân đoạn thị trường mới. Đa dạng chủng loại sản phẩm sẽ giúp cho khách hàng có nhiều hơn nữa những lựa chọn của mình trước nhu cầu sử dụng điều này sẽ giúp Công Ty có được thị phần đáng kể trong những phân đoạn thị trường mới.

4.2.4.2. Xây dựng chính sách giá cả

Giá cả có vai trò cực kì quan trọng trong công tác tiêu tụ hàng hóa của mọi doanh nghiệp. Đó là một trong những công cụ cạnh tranh hữu hiệu, ảnh hưởng tới sức mua của người tiêu dùng và thị phần của Công ty. Định giá sản phẩm thế nào sẽ ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại và phát triển của Công ty. Vì thế trong quá trình sản xuất kinh doanh, không thể định giá một cách chủ quan tùy tiện.

Từ thực tế hiện nay giá bán của Công ty luôn phụ thuộc nhiều vào giá nhập sản phẩm vào từng thời điểm cụ thể và phụ thuộc vào cung cầu trên thị trường, từ đó quyết định giá bán sản phẩm cho phù hợp nên Công ty luôn phải điều chỉnh giá bán một cách bị động, mức giá có thể điều chỉnh linh hoạt theo điều kiện cung cầu và sự biến động của các yếu tố đầu vào nhưng ở một mức độ vừa phải để người tiêu dùng có thể chấp nhận được cụ thể như:

* Chiết khấu thanh toán: Bên cạnh chính sách bán hàng trả chậm thì chiết

khấu thanh toán được xem là một công cụ hữu hiệu để kích thích tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác chính sách trên còn khuyến khích khách hàng thanh toán trước thời hạn tạo nguồn vốn để cho Công ty quay vòng kinh doanh. Cụ thể Công ty có thể đưa ra một số mức chiết giá thanh toán như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa của tổng công ty hòa bình minh trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 93 - 96)