Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Hòa Bình Minh trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa của tổng công ty hòa bình minh trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 53)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Giới thiệu về tổng công ty

3.1.8. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Hòa Bình Minh trên

thị trường tỉnh Phú Thọ

a. Đặc điểm hàng hóa và thị trường tiêu thụ của Tổng công ty

Tổng công ty Hòa Bình Minh là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại kinh doanh phân phối với mặt hàng chủ đạo là vật liệu xây dựng. Các hàng hóa của công ty được cung cấp từ các nhà máy sản xuất lớn như nhà máy thép Hòa Phát, thép Việt Đức... nhà máy xi Hoàng Long, xi Hải Phòng... gạch ốp lát Vicenza, Mikado, Hoàng Hà... Được ủy quyền phân phối độc quyền công ty đã đưa các sản phẩm này tiếp cận đến người tiêu dùng chiếm thị phần lớn trên cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng.

Các mặt hàng được công ty đưa ra thị trường dùng cho mục đích xây dựng cơ sở vật chất, trang trí nội thất, ngoại thất và lát đường. Hàng hóa được đưa ra thị trường bằng cách phân phối thông qua các đại lý, cửa hàng từ đó đưa đến người tiêu dùng. Được ủy quyền phân phối từ các hãng sản xuất thương hiệu hàng đầu cả nước đã tạo cơ hội cho công ty tiếp cận, giao lưu trực tiếp với khách hàng, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tin tưởng và tạo điều kiện để các bên cùng phát triển.

b. Đặc điểm thị trường tiêu thụ hàng hóa trên tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ là tỉnh đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, với mật độ dân số đông, công trình xây dựng ngày càng nhiều. Lượng cung hàng hóa trên thị trường còn ít mà lượng cầu lại nhiều. Trong những năm gần đây do nhu cầu xây dựng phát triển mạnh mẽ, vật liệu xây dựng đang là ngành hàng có tiềm năng phát triển mạnh mẽ ở tỉnh Phú Thọ. Ngành hàng xây dựng không chỉ phát triển về quy mô, số lượng mà còn phát triển về chủng loại hàng hóa. Ngoài nhu cầu xây dựng nhà cửa của người dân thì các cơ sở hạ tầng, các công trình đang được đầu tư mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành vật liệu phát triển mạnh mẽ.

Với tốc độ phát triển trên, địa bàn tỉnh Phú Thọ có vai trò rất quan trọng trong hoạt động tiêu thụ hàng hóa nói chung và ngành hàng vật liệu xây dựng nói

riêng. Hệ thống tiêu thụ ngành hàng này đang được phát triển mạnh mẽ với hàng trăm đại lý đang bán vật liệu xây dựng với sản lượng vào những tháng cao điểm lên hàng nghìn tấn/tháng. Ngoài ra các công ty nhà máy sản xuất hàng hóa còn có chính sách hỗ trợ giá đến các nhà phân phối để đưa hàng hóa với giá cả hợp lý đến người tiêu dùng ở các huyện với mức thu nhập thấp.

c. Những thuận lợi và khó khăn tại địa bàn nghiên cứu

Sau những phân tích các đặc điểm của tổng công ty Hòa Bình Minh và một số đặc điểm của tỉnh Phú Thọ tôi nhận thấy một số những thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa nói chung và ngành hàng vật liệu xây dựng nói riêng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ như sau:

-Thuận lợi:

+ Phú Thọ có mật độ dân số cao, người dân có nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất cao, tỉnh được sự đầu tư xây dựng các công trình lớn nên nhu sử dụng hàng hóa liên quan đến vật liệu xây dựng vô cùng lớn.

+ Tổng công ty Hòa Bình Minh có cơ sở hạ tầng ở tỉnh Phú Thọ với hệ thống xe vận tải lớn và được sự hỗ trợ của các đơn vị sản xuất nên thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa và chăm sóc khách hàng.

+ Ban lãnh đạo của công ty có trình độ quản lý và có kinh nghiệm trong kinh doanh.

+ Thương hiệu sản phẩm công ty Hòa Bình Minh phân phối tới người tiêu dùng là các thương hiệu lớn cho nên dễ tiếp cận.

-Khó Khăn:

+ Do nhu cầu xây dựng là lớn nên rất nhiều nhà phân phối ngành hàng này cùng đưa sản phẩm vào thị trường dẫn đến cạnh tranh mạnh mẽ về hàng hóa, giá cả, mẫu mã sản phẩm.

+ Do mức thu nhập người dân còn thấp, nên lượng hàng hóa đưa ra thị trường bán ra còn để nợ công ty phải vay vốn ngân hàng nên chi trả lãi vay cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong chi phí kinh doanh.

+ Đội ngũ cán bộ công nhân viên tuy có kinh nghiệm nhưng vẫn chưa theo kịp biến động của thị trường, chưa xâu sát dẫn đến đối thủ cạnh tranh có cơ hội đưa sản phẩm của họ vào thị trường.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Tổng công ty Hòa Bình Minh là một Doanh nghiệp hoạt động có bề dày lịch sử trên 18 năm, đã từng chịu sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường. Để đứng vững và khẳng định mình Tổng công ty Hòa Bình Minh cần có những chiến lược phát triển hợp lý, trong đó việc nghiên cứu phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa là một trong những chiến lược sống còn của Tổng công ty. Tôi chọn thị trường tỉnh Phú Thọ để nghiên cứu, vì Phú Thọ là thị trường đầy tiểm năng và là thị trường có sự cạnh tranh mạnh nhất của các công ty cạnh tranh trong ngành các ngành hàng.

Phú Thọ là thị trường hiện nay có rất nhiều các công ty sản xuất kinh doanh đang hoạt động, trong đó có cả những công ty đã có tên tuổi cũng như các công ty mới thành lập. Đây là điều kiện thuận lợi để Tổng công ty Hòa Bình Minh nghiên cứu phát triển thị trường và khẳng định thương hiệu.

Ngoài ra, thị trường Phú Thọ còn là thị trường mà Tổng công ty Hòa Bình Minh đang có hệ thống bán hàng qua các đại lý cấp I, đại lý cấp II, công trình, bán lẻ cho người dân tiêu dùng rất lớn.

Tại Phú Thọ tôi chọn khu vực thành phố Việt Trì và 6 huyện bên sông để nghiên cứu là: Tam Nông, Thanh Thủy,Cẩm Khê,Yên Lập, Thanh Sơn, Tân Sơn. Việt Trì là khu vực thành phố đang có nhiều dự án công trình xây dựng. Sáu huyện bên sông là nơi tập trung hệ thống đại lý kinh doanh VLXD lớn, và đang có sự phát triển mạnh mẽ về xây dựng, công trình lớn, là nơi có hệ thống đường xá thuận lợi trong thông thương thương hàng hóa đi các tỉnh.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin

- Tài liệu thứ cấp: Thu thập tài liệu qua tạp chí, sách báo, luận văn tốt nghiệp của các khóa trên, Internet… Để từ đó nhìn tổng quan, hiểu được vấn đề vấn nghiên cứu. Thu thập tài liệu từ các báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, sổ theo dõi số lượng hàng bán ra, báo cáo khảo sát thị trường, tình hình tiêu thụ sản phẩm, báo cáo tổng kết. Các báo cáo này chủ yếu lấy từ các ban như: Ban kế toán, ban kinh doanh.

- Tài liệu sơ cấp: Để phục vụ cho đề tài, chúng tôi tiến hành điều tra một số khách hàng, bạn hàng là những đại lý tiêu thụ và người tiêu dùng theo phương thức chọn ngẫu nhiên. Nhằm đảm bảo tính khách quan của mẫu. Tổng số mẫu tiến hành điều tra là 70 mẫu. Sau khi lựa chọn mẫu chúng tôi gửi phiếu điều tra đến từng đối

tượng theo mẫu phiếu đánh giá của khách hàng về Tổng công ty Hòa Bình Minh, đồng thời gặp gỡ, trao đổi và thảo luận với khách hàng về những khó khăn vướng mắc trong kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa để nắm bắt thông tin đảm bảo tính chính xác nhất.

Những thông tin điều tra đại lý, ý kiến đánh giá của 61 đại lý về sản phẩm, chất lượng mặt hàng mà Công ty đang kinh doanh.

Những thông tin điều tra của 9 khách hàng là công ty xây dựng, ý kiến đánh giá của khách hàng về chất lượng, sản phẩm mà Công ty đang kinh doanh.

Bảng 3.4. Điều tra đối thủ cạnh tranh của các công ty

Địa điểm điều tra Lý do chọn

1. Công ty Đức Thắng Là đối thủ cạnh tranh số 1 của Công ty, có giá bán tương đối hợp lý, có thương hiệu lâu năm trên thị trường.

2. Công ty Vật Tư Có giá rẻ hơn nhưng mức tiêu thụ không bằng Công ty 3. Công ty Hà Phát Là công ty có tiềm năng về thị trường tiêu thụ

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

Bảng 3.5. Mẫu điều tra khách hàng về hàng hóa

Nơi điều tra Số lượng (khách hàng)

Tỷ trọng (%)

1. Tại các đại lý tiêu thụ hàng hóa của công ty 61 87,14 2. Khách hàng là các công ty xây dựng 9 12,86

Tổng: 70 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

Trao đổi với cán bộ lãnh đạo Tổng công ty như Giám đốc, phó giám đốc phụ trách kinh doanh, các phòng ban kế toán. Đây là những người nắm rất rõ tình hình sản xuất và kinh doanh của Công ty nên việc tiếp xúc với họ sẽ thu thập nhiều thông tin chính xác hơn.

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

a. Thống kê mô tả

Phương pháp này nhằm tập hợp, phân loại, phân tích số liệu phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh sau khi đã thu thập các tài liệu, chỉnh lý số liệu trên cơ sở đánh giá mức độ của hiện tượng. Tình hình biến động của hiện tượng cũng như mối quan hệ ảnh hưởng đồng thời dự báo xu hướng phát triển của chúng.

Phương pháp thống kê mô tả giúp chúng tôi nhìn nhận rõ tình hình hoạt động của Công ty về chi phí sản xuất, khối lượng tiêu thụ, khối lượng sản xuất, giá bán… tình hình tiêu thụ của công ty.

b. Phương pháp so sánh

Sử dụng phương phát này để so sánh các chỉ tiêu về sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của công ty trên thị trường qua các năm, các địa bàn tiêu thụ để phân tích sự biến động của các chỉ tiêu thực hiện, xu hướng, tốc độ và quy mô phát triển, đồng thời làm rõ các yếu tố tác động đến sự biến động đó.

c. Phương pháp Ma trận SWOT

Cơ hội được ký hiệu là O, nguy cơ ký hiệu là T, những điểm mạnh ký hiệu là S, những điểm yếu ký hiệu là W. Trên cơ sở này thiết lập mô hình ma trận SWOT cho doanh nghiệp bằng cách kết hợp S- T ( Phát huy điểm mạnh để đẩy lùi nguy cơ) và kết hợp W-O (Tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu hợp W-O (Tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu).

MA TRẬN SWOT Những cơ hội (O) Những đe dọa (T) Những điểm mạnh ( S)

Liệt kê các điểm mạnh theo thứ tự quan trọng

Liệt kê các cơ hội theo thứ tự quan trọng

Liệt kê các nguy cơ theo thứ tự quan trọng

Những điểm yếu (W) Chiến lược (WO) Chiến lược (WT)

Liệt kể các điểm yếu theo thứ tự quan trọng

Hạn chế các điểm yếu để khai thác cơ hội

Tối thiểu hoá nguy có và né tránh các nguy cơ

3.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

3.3.1. Nhóm chỉ tiêu biểu hiện kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty

Số lượng sản phẩm sản xuất mang thương hiệu HOA BINH MINH.

Thị phần (%) hàng hóa trên thị trường của công ty B tiêu thụ ở thị trường A cho biết vị trí của công ty B trên thị trường A.

Thị phần hàng hóa Thị phần hàng hóa

trường A

=

Tổng sản lượng hàng hóa của công ty B Tiêu thụ ở thị trường A

x 100% Tổng sản lượng hàng hóa tiêu thụ ở thị

Tỷ lệ sản phẩm loại i của công ty B tiêu thụ trên thị trường A trong kỳ, cho biết mức độ tiêu thụ của hàng hóa i so với tổng sản lượng hàng hóa của công ty B tiêu thụ trên thị trường A trong kỳ.

Tỷ lệ sản phẩm loại Khối lượng sản phẩm loại i của công ty B i của công ty B tiêu tiêu thụ trong kỳ ở thị trường A

thụ trong kỳ ở thị = x 100 (%) trường A Tổng khối lượng sản phẩm của công ty B

tiêu thụ trong kỳ ở thị trường A

Doanh thu bán hàng: Là số tiền thu được khi sản phẩm được tiêu thụ hoặc số lượng sản phẩm được bán ra. Doanh thu bán hàng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức tiêu thụ của doanh nghiệp.

3.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ

- Số tương đối động thái: Cho biết tình hình biến động của hiện tượng theo thời gian với công thức:

Số tương đối động thái (%) = X2/X1*100

Trong đó : X1 : là mức độ kỳ báo cáo năm (n+1) X2 : là mức độ kỳ gốc năm n

Để đánh giá hiệu quả của hoạt động phát triển thị trường đối với việc tiêu thụ sản phẩm của công ty, sử dụng chỉ tiêu về chi phí quảng cáo, khuyến mãi sau:

- Hệ số CPpttt = TCpttt/DT - Hệ số DT/CPpttt= DT/CPpttt

Trong đó :

TCpttt : là Tổng chi phí quảng cáo, khuyến mãi trong năm DT : là doanh thu trong năm

Cpttt : là chi phí phát triển thị trường

Có thể nói, phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài là phân tích cơ hội và nguy cơ của DN. Phân tích cơ hội để chỉ ra những cơ hội tốt cần nắm bắt, phân tích nguy cơ chỉ ra các yếu tố tác động xấu đến DN cần né tránh.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HOÁ CỦA TỔNG CÔNG TY HÒA BÌNH MINH HÀNG HOÁ CỦA TỔNG CÔNG TY HÒA BÌNH MINH

4.1.1. Khái quát tình hình kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá của Tổng công ty

4.1.1.1. Tình hình kinh doanh của Tổng công ty

Tổng công ty Hòa Bình Minh vốn là công ty thương mại kinh doanh phân phối các mặt hàng hóa. Công ty đã nhập và tiêu thụ nhiều loại hàng hóa nhưng tập chung chủ yếu vào các loại sản phẩm dân dụng, cụ thể như xi măng, sắt thép, gạch ốp lát là các mặt hàng mang tính tiềm năng và chiến lược lâu dài.

Nhìn vào bảng biểu ta thấy công ty chủ yếu kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng, lượng hàng của ngành này chiếm số lượng lớn. Tuy nhiên đây cũng là mặt hàng có biến động tương đối lớn, ảnh hưởng đến doanh thu của công ty qua các năm. Cụ thể là: ngành thép năm 2013 sản lượng nhập 120.200 tấn, đến năm 2015 sản lượng đã tăng đáng kể lên tới 209.036 tấn tăng trưởng bình quân là 1,31%. Bên cạnh đó ngành hàng xi măng có xu hướng tăng trưởng không ổn định, năm 2014 sản lượng nhập vào 58.853 tấn tăng 1,27% so với năm 2013 thì đến năm 2015 sản lượng giảm còn 56.690 tấn. Năm 2014, do cạnh tranh về giá, cước vận tải có xu hướng biến động tăng mạnh, công ty phải thuê xe ngoài, đã làm ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng tiêu thụ xi măng trên địa bàn này, đây cũng là nguyên nhân chủ quan dẫn đến sản lượng tiêu thụ xi măng giảm trong năm 2015. Năm 2015 ngành hàng gạch ốp lát có mức tăng trường đáng kể, sản lượng nhập vào năm 2013 là 558.000 m2 tiêu thụ được 496.000 m2 tồn kho là 62.000 m2 đến năm 2014 sản lượng nhập vào là 560.000 m2 và tiêu thụ 558.000 m2 tồn kho là 64.000 m2, năm 2015 sản lượng gạch ốp lát tiêu thụ khá mạnh sản lượng nhập vào 780.000 m2 tiêu thụ 775.000 m2 lượng tồn kho 69.000 m2, đây là dấu hiệu tốt cho công ty vì sự tăng trưởng mạnh mẽ này đã khẳng định sản phẩm đã được người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng.

Qua bảng 4.1 có thể thấy rõ nhất về hàng hóa, sản phẩm nhập và tiêu thụ nhiều nhất là thép và gạch ốp lát. Đây cũng là hai mặt hàng chủ đạo của công ty và song song với nó là cải thiện ngành hàng xi măng tăng độ phủ trong năm 2016.

Bảng 4.1. Tình hình kinh doanh của công ty qua các năm 2013-2015 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

STT Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

SL Nhập SL tiêu thụ Tồn kho SL Nhập SL tiêu thụ Tồn kho SL Nhập SL tiêu thụ Tồn kho 1 Thép tấn 120.200 106.908 13.292 137.560 125.906 24.946 209.035 207.808 26.173 2 Xi măng tấn 46.250 46.250 0 58.853 58.853 0 56.690 56.690 0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa của tổng công ty hòa bình minh trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 53)