.Kịch viết về đề tài thế sự của Doãn Hoàng Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch lịch sử của doãn hoàng giang (Trang 28 - 29)

Khi về công tác tại Đoàn kịch nói Trung ương, Doãn Hoàng Giang được biết đến là diễn viên với lối diễn cá tính riêng biệt. Rồi bất ngờ ông xuất hiện với tư cách là đạo diễn – nhà viết kịch với một số vở tiêu biểu như: Bão biển, Hoa và cỏ dại, Hà My của tôi, Nhân danh công lý, Người của tôi, Người trong bóng tối …PGS Tất Thắng từng nhận xét về vở kịch của ông: “Kịch của Giang, cũng như con người Giang, chỉ đọc qua là thấy ngay một điểm nổi bật: tính cập nhật. Giang thích nói điều gì đó là hôm nay, là nóng bỏng, là hiện đại… trong kịch của mình. Các vở quen thuộc của Giang đều có những chuyện đời, những con người quen thuộc với chúng ta…” [38]. Tác giả xoáy sâu vào số phận của những cô gái công nhân, chàng trai kĩ sư nông trường, anh công an, tên tội phạm, vị lãnh đạo cao cấp… để làm nổi bật những vấn đề nóng hổi của xã hội đương thời.

Viết về đề tài thế sự, kịch Doãn Hoàng Giang luôn mang tính cập nhật những vấn đề mới của xã hội hiện đại. Đó là những câu chuyện của đời thường, của con người trong những mối quan hệ với gia đình, với xã hội. Một số vở kịch gây được tiếng vang lớn của Doãn Hoàng Giang ở đề tài này là:

Hoa và cỏ dại, Hà My của tôi, Nhân danh công lý, Người của tôi, Người trong bóng tối… Nhân vật của kịch thế sự là tất cả những con người của cuộc sống như: những cô gái công nhân, chàng trai kỹ sư nông trường, anh công an…. Tất cả đều được Doãn Hoàng Giang thể hiện trong những xung đột kịch mang tính cấp thiết của đời sống và truyền tải thông điệp riêng của ông đối với người thưởng thức kịch.

Một số vở kịch của Doãn Hoàng Giang mang tính mô phỏng cuộc đời của chính tác giả. Chẳng hạn trong vởNgười con cô đơn, Doãn Hoàng Giang từng chia sẻ ông lấy hình ảnh vợ chồng bỏ nhau, mỗi người đều có một hạnh phúc riêng bỏ mặc đứa con chính là để “răn mình”, bởi chính ông cũng không có hạnh phúc gia đình trọn vẹn nhưng ông nhất định không đi bước nữa để dành trọn sự yêu thương cho đứa con trai.

Quả thực rất khó để phân biệt ba con người: tác giả viết kịch – đạo diễn – diễn viên trong Doãn Hoàng Giang. Bởi lẽ, “vì từng là diễn viên, vì là đạo diễn kiêm nhà viết kịch , Doãn Hoàng Giang rất sành về sân khấu, về trò diễn, và sành về sự tiếp nhận của người xem”.Thế nhưng, thông qua tiếng cười đó, mỗi vở diễn Doãn Hoàng Giang lại gửi gắm với người xem kịch những suy nghĩ, trăn trở về đời sống – xã hội.

PGS Tất Thắng cũng nhận định về kịch thế sự của Doãn Hoàng Giang: “Kịch Doãn Hoàng Giang là kịch đậm đặc tính trò diễn. Ngay từ lúc đặt bút viết kịch, Giang đã có ý thức, đúng hơn là mường tượng trong óc mình những trò diễn ẩn hiện trong những lớp kịch, cảnh kịch, trong những đối thoại giữa các nhân vật. Đồng thời, kịch thế sự của ông cũng mang tính chất khôi hài trong đối thoại để kích thích tiếng cười của tác giả.” [38]. Do vậy, bên cạnh những mảng tối, góc khuất của xã hội, Doãn Hoàng Giang vẫn thể hiện được tiếng cười sâu cay, đả kích về xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch lịch sử của doãn hoàng giang (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)