Nghệ thuật xây dựng xung đột kịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch lịch sử của doãn hoàng giang (Trang 80 - 84)

1.2.4 .Những đóng góp đổi mới thể loại kịch của Doãn Hoàng Giang

3.2. Nghệ thuật xây dựng xung đột kịch

3.2.1. Xung đột kịch thể hiện qua hành động kịch và cốt truyện

Hành động kịch là sự tổ chức cốt truyện theo góc độ nhân vật, kết hợp với các tình tiết kịch theo mối quan hệ nhất quán. Xung đột kịch càng hấp dẫn thì hành động kịch càng phải chặt chẽ, cốt truyện của kịch càng phải cần phải có sự liền mạch.

Cốt truyện của Tiếng đàn vùng Mê Thảo được chia làm nhiều phân cảnh khác nhau, mở đầu là hình ảnh Thị Tơ bị thương và đang chạy trốn trong cuộc truy đuổi của đám người lạ, cô được ấp Mê Thảo cứu sống và cưu mang. Từ đó Thị Tơ sống ở ấp Mê Thảo, ngày ngày pha trà, chơi đàn phục vụ thú tao nhã của chủ ấp. Mặc dù được nhiều người si mê, nhưng Thị Tơ vẫn luôn giữ trong lòng một nỗi buồn sâu thẳm. Cho đến khi chồng cô – một người có danh tài đánh đàn nổi tiếng tới tìm, Thị Tơ mới vui vẻ trở lại. Hai vợ chồng trở về quê cũ sống. Ấp Mê Thảo trở nên buồn bã, ông chủ lâm vào những tháng ngày u uất, bà chủ có học cách sao trà đến đâu cũng không giống được

Thị Tơ. Vì thế, Bá Nhỡ cùng một người hầu mới đi tìm Thị Tơ để cứu chủ. Cuối cùng, khi gặp mặt, Bá Nhỡ vượt qua lời nguyền của chồng Thị Tơ, cầm cây đàn và đón nhận cái chết để Thị Tơ mãi giữ tiếng nhạc, tiếng hát cho đời. Xung đột được đẩy đến cao trào khi cốt truyện đến nút thắt là lúc Bá Nhỡ đứng trước lời nguyền của tiếng đàn, phải lựa chọn giữa sự sống hay cái chết. Hành động của nhân vật được đặt trong mối quan hệlôgic với cốt truyện để thể hiện rõ xung đột kịch. Tư tưởng của tác phẩm về số phận con người, về tình yêu đối với nghệ thuật chân chính sẽ vẫn mãi là ngọn lửa bất diệt của Doãn Hoàng Giang đã được thể hiện rõ qua xung đột ấy.

Cốt truyện của vở Vương nữ Mê Linh chủ yếu xoay quanh cuộc đấu tranh của nhân dân Mê Linh từ khi xuất hiện quân xâm lược cho đến khi thắng lợi. Vở kịch được xây dựng từ 7 cảnh kịch, là từng bước tiến của người dân Mê Linh và hai bà Trưng vượt qua nỗi đau bị đàn áp, bóc lột cho đến khi đánh đuổi Tô Định, Sầm Đan thành công. Dựa trên cốt truyện này, hành động kịch vừa thể hiện tinh thần tranh đấu, vừa quyết liệt, hào hùng để tái hiện xung đột chính của vở kịch là mâu thuẫn dân tộc với giặc ngoại xâm.

Cốt truyện vở Oan khuất một thời, được mở đầu bằng cảnh Ngọc Dao và vua Thánh Tông gặp lại linh hồn Nguyễn Trãi, sau đó tiếp tục là những biến cố trong quá khứ ở triều đình dưới sự nhũng loạn của quan lại dưới bè phái của Thị Anh, quá trình Nguyễn Trãi từ quan về Côn Sơn ở ẩn cho đến khi chịu án oan. Kết thúc cảnh cuối là khi Ngọc Dao vẫn không quên được hình ảnh Nguyễn Trãi, Thị Lộ phải chịu thi hành án. Cốt truyện vì vậy không chỉ là xung đột giữa nhân vật và hiện thực mà còn là xung đột giữa nội tâm nhân vật Nguyễn Trãi, khi đón nhận cái chết vẫn đau đáu suy nghĩ: “Nếu hoạn nạn gian nguy là nơi luyện chí anh hùng, thì phú quý vinh hoa lại là nơi trượng phu mắc bẫy”.

Cốt truyện của vở Nguyễn Công Trứ là cảnh khai từ giới thiệu về cuộc “dẹp loạn” của triều đình. Sau đó là cuộc đối đáp giữa Mai Hiên và Trần

Thành, giúp cho Nguyễn Công Trứ hiểu rõ đâu mới là loạn lạc trong đất nước. Nguyễn Công Trứ trăn trở trước tình cảnh của nhân dân, dẫn tới ước vọng muốn quai đê, lấn biển giúp dân được hưởng cuộc sống trù phú, ấm no. Ngay cả khi bị đày đến biên ải, Nguyễn Công Trứ vẫn chẳng hề âu lo, đến khi phục chức vẫn chẳng lấy làm vui vẻ. Thông qua cốt truyện, tác giả đã bộc lộ sâu sắc xung đột giữa quan lại và quần chúng, xung đột giữa lý tưởng cá nhân và hiện thực xã hội.

Doãn Hoàng Giang xây dựng xung đột gắn chặt với từng bước phát triển của xung đột, từ xung đột làm nền cho cốt truyện, quan hệ của các nhân vật, gắn với việc nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết các mâu thuẫn. Trong Tháp đoạn hồn, cốt truyện chỉ xoay quanh vụ án bí ẩn dưới chân tháp Đoạn hồn, nhưng đã thể hiện sâu sắc mâu thuẫn trong cá nhân Magơrít, lòng ham muốn dục vọng khiến hoàng hậu trở nên tàn nhẫn. Xung đột truyện hình thành khi Philíp, con trai của hoàng hậu và Buriđan là một trong 3 cái xác chết dưới chân tháp. Bí mật của vở kịch dần được hé mở, xung đột cũng được giải quyết khi Magơrít và Buriđan khám phá ra sự thật và lựa chọn cái chết đền bù tội lỗi của mình. Hành động kịch trở nên hấp dẫn, giàu kịch tính kết hợp với xung đột lôi cuốn khiến khán giả buộc phải theo dõi vở kịch từ đầu đến cuối.

Xây dựng xung đột kịch bằng hành động kịch và cốt truyện là thủ pháp nghệ thuật quan trọng để tạo nên điểm nhấn các vở kịch của Doãn Hoàng Giang.

3.2.2. Xung đột kịch thể hiện qua nhân vật

Buluojte-nhà nghiên cứu văn học kịch người Mỹ nhận định: “Một kịch bản phải kích thích và duy trì được hứng thú của độc giả, tạo thành không khí hoài nghi không dứt, muốn làm được điều này phải dựa vào xung đột. Trên thực tế, cách hiểu thông thường về kịch là: bao hàm xung đột nội tại – xung đột giữa nhân vật với nhân vật, xung đột trong nội tâm nhân vật, xung đột giữa nhân vật và hoàn cảnh, xung đột giữa các ý niệm với nhau”[14]. Dựa trên những vấn đề xã hội, Doãn Hoàng Giang đã tái tạo những xung đột chủ

yếu xoay quanh nhân vật trong mối quan hệ với đất nước, với nhân dân. Đồng thời, tác giả cũng khéo léo kết hợp xung đột trong chính bản thân nhân vật để hướng nhân vật tới sự lựa chọn hi sinh bản thân mình vì nhân dân, vì nghĩa lớn, từ đó làm nổi bật hình ảnh nhân vật lịch sử.

Xét về hình thái xung đột có thể kể đến hình thái xung đột đối lập giữa hai đối cực: tốt – xấu, thiện – ác, trung – nịnh, mục đích – phương pháp, giàu có và đạo đức… và hình thái xung đột giữa những cái giống nhau, trùng lặp nhau. Tựu chung lại xung đột kịch có hai kiểu: thứ nhất là xung đột giữa những cái đối nghịch nhau, và nhân vật chỉ được phép lựa chọn một trong hai mà không thể dung hòa được; thứ hai là xung đột giữa những cái giống nhau nhưng lại tiêu diệt lẫn nhau. Trong 8 vở kịch lịch sử của Doãn Hoàng Giang, hình thái xung đột chủ yếu là giữa cái xấu và cái tốt, xung đột giữa những cái đối nghịch nhau: giữa bè lũ tham quan và người trí sĩ yêu nước, thương dân, giữa giới cầm quyền và người dân đói khổ lầm than, giữa quân xâm lược và ý chí khao khát bảo vệ đất nước.

Có thể nói, Doãn Hoàng Giang đã xây dựng xung đột kịch dựa trên những mối quan hệ cụ thể của đời sống, thế sự. Đồng thời, tác giả còn kết hợp sự đan xen giữa các xung đột xã hội, xung đột trong chính bản thân nhân vật với nhau để tạo nên vở kịch lịch sử cuốn hút người đọc, người xem. Trong 4 vở kịch: Oan khuất một thời, Cao Bá Quát, Kẻ sĩ Thăng Long, Nguyễn Công Trứ đều có sự đan xen giữa xung đột mâu thuẫn giữa nhân dân đói khổ, lầm than với tầng lớp thống trị bóc lột, ăn chơi sa đọa và mâu thuẫn trong chính bản thân nhân vật với những khát vọng đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân và hiện thực nghiệt ngã của thời đại. Tình sử ngàn năm cũng là mâu thuẫn giữa dân tộc với giặc ngoại xâm, và mâu thuẫn trong chính nhân vật Lý Thường Kiệt: yêu thương và muốn cưới nàng Thuận Khanh về làm vợ, nhưng chọn con đường làm quan theo lời dặn của cha và mãi mãi Lý Thường Kiệt không thể quay trở lại với tình yêu ấy. Xung đột được nhà văn hư cấu nhưng

đó là sự hư cấu lịch sử sáng tạo, giúp truyền tải được những nội dung tư tưởng của tác giả.

Ngoài ra, xung đột kịch còn được thể hiện thông qua nhân vật. Trong bản thân nhân vật đã có những mâu thuẫn giữa suy nghĩ và hành động. Oan khuất một thời là ước vọng được nhìn thấy nhân dân ấm no, hạnh phúc “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” của Nguyễn Trãi, nhưng trước tình hình triều chính không quan tâm việc dân, việc nước, chỉ ăn chơi, hưởng lạc, Nguyễn Trãi đã cáo quan về Côn Sơn. Nguyễn Công Trứ cũng tuân lệnh vua đi “dẹp loạn” để giúp dân hưởng thái bình, rồi mới biết rằng chính vua quan mới là người bóc lột nhân dân, mới chính là “loạn”. Lý Thường Kiệt muốn sau khi lập thân rồiy trở lại cưới nàng Thuận Khanh, nhưng cuối cùng chẳng thể nào có được tình yêu ấy. Bá Nhỡ vì muốn cứu chủ, vì muốn nghe tiếng đàn mà không còn cách nào khác phải lựa chọn cái chết… Doãn Hoàng Giang đã xây dựng xung đột hấp dẫn một phần dựa vào những mâu thuẫn của nhân vật trong suy nghĩ, trong thời đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch lịch sử của doãn hoàng giang (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)