Tái hiện lịch sử trong kịch lịch sử của Doãn Hoàng Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch lịch sử của doãn hoàng giang (Trang 62 - 65)

1.2.4 .Những đóng góp đổi mới thể loại kịch của Doãn Hoàng Giang

2.3. Tái hiện hay cắt nghĩa lịch sử của Doãn Hoàng Giang

2.3.1. Tái hiện lịch sử trong kịch lịch sử của Doãn Hoàng Giang

Cũng tương tự như tiểu thuyết lịch sử, “tái hiện lịch sử” không chỉ đơn giản là “kể lại sự kiện và nhân vật, mà còn tái hiện lại cuộc sống con người với cả không khí thời đại, các chi tiết về tâm hồn, cá tính, trang phục, nhà ở, đồ dùng, lời ăn tiếng nói, bài ca, trò chơi… và đặc biệt miêu tả đời sống cụ thể sinh động của một nhân vật lịch sử, một trải nghiệm của một con người có tính cách, cá tính, trong dòng chảy lịch sử, khiến cho người đọc không chỉ đọc một câu chuyện, mà còn sống, thể nghiệm với thời đại ấy nữa” [26]. Doãn Hoàng Giang đã tái hiện được không gian lịch sử, bối cảnh và nhân vật lịch sử một cách tài hoa.

Tái hiện là phục dựng lại toàn bộ lịch sử theo những gì chính sử đã ghi lại. Trong vở Vương nữ Mê Linh, tác giả tái hiện không khí lịch sử hào hùng

của cả dân tộc. Hay trong vở Oan khuất một thời, Doãn Hoàng Giang đã tái hiện lịch sử khi Nguyễn Trãi còn làm quan trong triều, từ quan và chịu nỗi oan như thế nào? Chính sử ghi rõ, ngày 27/7 năm 1442, Lê Thái Tông đi tuần miền Đông, duyệt quân ở thành Chí Linh. Nguyễn Trãi đón vua về Côn Sơn. Đến ngày 4/8, Lê Thái Tông tới Lệ Chi Viên cùng người thiếp của Nguyễn Trãi là bà Nguyễn Thị Lộ rồi băng hà trong đêm. Vì thế, Nguyễn Thị Lộ can tội giết vua, sau đó hoàng tử Bang Cơ lên ngôi, Nguyễn Trãi chịu án “chu di tam tộc”. Doãn Hoàng Giang chỉ chắt lọc chi tiết Nguyễn Trãi làm quan dưới triều vua Lê, từng sinh sống ở Côn Sơn và bản án của ông để tạo nên cốt lõi của vở kịch. Đây chính là sự tái hiện lịch sử, nhưng Doãn Hoàng Giang không đi vào hành trình Nguyễn Trãi bị án oan, mà ngược lại thể hiện những lát cắt trong triều đình rối ren, tư tưởng thân dân, nhân nghĩa của Nguyễn Trãi không thể tồn tại, không thể thực thi trong thời đại của ông để cắt nghĩa về cái chết của ông, sự thất bại của tư tưởng nhân nghĩa Nguyễn Trãi và thông qua đó cũng là một cách để „giải oan” cho ông. Nhưng, rõ ràng qua nội dung này, mục đích giải oan không phải là nội dung chính, bi kịch thời đại, bi kịch của kẻ sĩ hay là nguyên nhân cho cái chết bi thảm của ông mới là nội dung quan trọng nhất, là tư tunwgr xuyên suốt vởi kịch. Đây chính là sự “cắt nghĩa” lịch sử theo nhãn quan của người cầm bút.

Tới kịch Nguyễn Công Trứ, tác giả cũng vận dụng thời đại Nguyễn Công Trứ làm quan và ý định quai đê lấn biển giúp nhân dân. Trong vở Cao Bá Quát, Doãn Hoàng Giang chỉ vận dụng chi tiết Cao Bá Quát dạy học và cùng nhân dân khởi nghĩa. Vở Kẻ sĩ Thăng Long là hoàn cảnh đất nước rối ren, nhũng loạn dưới thời vua Dương Nhật Lễ. Kịch Tình sử ngàn năm, tác giả cũng mô tả sự kiện chính về cuộc đời của Lý Thường Kiệt như: từng giữ chức Thái giám, chống giặc xâm lược thành công. Tháp Đoạn Hồn cũng được lấy bối cảnh nước Pháp từ thời kì Trung cổ. Đây chính là những bối cảnh lịch sử

và nhân vật lịch sử được Doãn Hoàng Giang “tái hiện” lại trong tác phẩm của mình để việc sáng tác nghệ thuật như là một con đường nhìn nhận lại quá khứ.

Ngoài ra, Doãn Hoàng Giang còn tái hiện lịch sử thông qua ngôn ngữ nhân vật tương xứng với thời đại khi vua cầm quyền. Những từ ngữ xưng hô như: “bẩm”, “muôn tâu”, “thưa lệnh bà”, “thiếp”, “phu nhân”, “trình đức ông”, “huynh”, “ngài”, “tể tướng”… là cách xưng hô của thời đại cũ, được tác giả vận dụng liên tục trong các tác phẩm của mình để tạo nên không khí lịch sử có thật. Bên cạnh đó, thông qua lời kể của nhân vật chúng ta cũng có thể thấy được thời kì lịch sử đang diễn ra như thế nào. Chẳng hạn, để tái hiện cảnh lầm than của dân chúng, Doãn Hoàng Giang đã để nhân vật cất lên những lời ca ai oán:

“Đường đời biến ảo phong vân

Nhiễu nhương thế sự - Giữ thân cách nào? Trắng đen, tốt xấu nháo nhào

Suy đồi chữ Đức … lòng Cao sao đành?”

(Cao Bá Quát)

“Mấy đời đói khổ Sức đổ biển khơi Thân như bọt bể Tan tác, tơi bời…

Những xác thân khô – sóng vùi, cát lấp. Sống chẳng cơm ăn… Chết chẳng nấm mồ!”

(Nguyễn Công Trứ) “Gia tài cướp bóc đốt đi

Kiếp thân tôi đòi – mất quán, mất quê Dạt trôi đầu non, cuối bãi…

Mất xác, tan xương – chết không nấm mồ Ngút trời hờn oán sóng xô…”

Ngoài ra, hành động nhân vật cũng là công cụ “tái hiện” lịch sử: ở đâu có áp bức, thì ở đó có đấu tranh, ở đâu có bất bình thì ở đó có tiếng kêu than của dân chúng. Hành động nổi dậy của dân chúng trong các vở Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Vương Nữ Mê Linh, Kẻ sĩ Thăng Long đều là sự nổi dậy chống lại cường quyền, đàn áp. Bên cạnh đó, lịch sử cũng được tái hiện thông qua trang phục, cách bố trí bối cảnh trên sân khấu kịch mà người đạo diễn thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch lịch sử của doãn hoàng giang (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)