Xung đột giữa cường quyền – kẻ thống trị và thân phận người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch lịch sử của doãn hoàng giang (Trang 76 - 77)

1.2.4 .Những đóng góp đổi mới thể loại kịch của Doãn Hoàng Giang

3.1. Từ những vấn đề lịch sử xã hội đến những xung đột kịch

3.1.2. Xung đột giữa cường quyền – kẻ thống trị và thân phận người dân

Xung đột kịch giữa nhân vật thống trị và tầng lớp bị trị còn được gọi là xung đột giai cấp. Đây là vấn đề gay gắt và đòi hỏi cần được giải quyết cấp bách, vì vậy thường dẫn tới hành động đấu tranh đòi quyền lợi của tầng lớp bị bóc lột. Điều này được thể hiện rõ trong vở kịch Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát Kẻ sĩ Thăng Long.

Kịch Cao Bá Quát, xung đột kịch chủ yếu được khai thác ở khía cạnh xung đột giữa quan lại triều đình và người trí sĩ lương thiện, đại diện là cha con Đỗ Tính cậy có tiền bạc mua danh, làm quan, ăn chơi hưởng lạc và Cao Bá Quát cùng với những học trò của mình – những người có tài năng, đức độ muốn cống hiến cho dân tộc. Chính xung đột này đã dẫn tới hành động kịch đấu tranh vì lẽ phải, tiêu diệt lũ quan tham ô, vơ vét nhưng cũng không thành công. Cái chết của Cao Bá Quát cũng là xung đột giữa lý tưởng lớn và hiện thực nghiệt ngã, ông hiên ngang đón nhận cái chết như điều tất nhiên của kẻ sĩ để hi sinh bản thân mình vì những người thân thuộc khác.

Vở Nguyễn Công Trứ, xung đột cũng được tái hiện là mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và bị trị. Quan lại triều đình thối nát, bóc lột nhân dân khiến họ phải trở thành những kẻ “nổi loạn”, “làm giặc” trên đất nước của mình. Hình ảnh giai cấp thống trị được thể hiện qua nhân vật Tổng đốc, công tử

Trĩnh, vị quan mù, câm, điếc… chỉ biết món ngon, vật lạ mà không hay nhân dân đang đói khổ, loạn lạc. Nguyễn Công Trứ đứng về phía nhân dân, khi ông làm quan với mục đích giúp dân giúp nước “dẹp giặc”, nhưng thực chất lại phát hiện giặc không phải người dân vô tội mà chính là lũ quan lại triều đình. Từ xung đột này, khát khao “quai đê lấn biển” được bộc lộ rõ hơn, con người và phẩm chất của Nguyễn Công Trứ vì thế cũng được tái hiện.

Xung đột giữa các giai cấp cũng được thể hiện trong Kẻ sĩ Thăng Long. Giới cầm quyền điển hình là Dương Nhật Lễ ăn chơi, trác táng không quan tâm đến tình hình thế sự, mâu thuẫn với giới trí thức Thăng Long, đặc biệt là Doãn Thường, Trần Thặng, Khôi Vũ. Vì thế mới dẫn tới cuộc nổi dậy của họ, tiến vào thành Thăng Long, phế ngôi vua. Nhân vật Trần Thặng cũng được biểu hiện dưới xung đột trong số phận cá nhân, giữa lý tưởng vì dân vì nước mà phải hi sinh tình riêng dẫn tới cái chết của con gái khiến phẩm chất của người sĩ phu Bắc Hà càng trở nên sáng ngời. Xung đột kịch đã góp phần ca ngợi những tấm gương trung quân ái quốc, quyết không chịu kiếp sống đớn hèn trước sự suy tàn của triều đình nhà Trần ở thế kỉ XIV.

Về cơ bản, Doãn Hoàng Giang khắc họa tầng lớp thống trị chủ yếu ăn chơi, hưởng lạc, quần chúng nhân dân bị bóc lột, lầm than, đói khổ. Vì vậy, xung đột giai cấp này khiến hành động kịch được đẩy lên, cuộc đấu tranh đòi quyền lợi hình thành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch lịch sử của doãn hoàng giang (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)