Ngôn ngữ đối thoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch lịch sử của doãn hoàng giang (Trang 88 - 91)

1.2.4 .Những đóng góp đổi mới thể loại kịch của Doãn Hoàng Giang

3.4. Ngôn ngữ kịch

3.4.1. Ngôn ngữ đối thoại

Ngôn ngữ kịch bao gồm: ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ bàng thoại đều được Doãn Hoàng Giang vận dụng trong tác phẩm của mình. Đối thoại là ngôn ngữ các nhân vật giao tiếp với nhau, độc thoại là khi nhân vật tự nói với mình, còn bàng thoại là ngôn ngữ nhân vật giao tiếp với khán giả. Trong kịch bản, rất ít khi ngôn ngữ bàng thoại được thể hiện rõ nét, nhưng khi lên sân khấu, bàng thoại giúp nhân vật và khán giả gần gũi với nhau hơn. Với tác phẩm kịch của Doãn Hoàng Giang, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại cũng được ứng dụng nhiều hơn.

Ngôn ngữ đối thoại phong phú được tác giả sử dụng nhiều hô ngữ phân chia vị trí trong xã hội, hoặc gia đình theo cách xưng hô của người xưa để đáp

ứng nhu cầu tái hiện chân thực giai đoạn lịch sử. Các nhân vật ở tầng lớp dưới thì ngôn ngữ cung kính, thưa gửi, người ở tầng lớp trên thì trang nghiêm.

Ngôn ngữ đối thoại cũng được vận dụng linh hoạt để bộc lộ tư tưởng của nhân vật. Khi đối thoại với dân làng, Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát đều không phân chia cấp bậc là quan lại và dân chúng, mà ngược lại gần gũi, lắng nghe, chia sẻ và đồng cảm với quần chúng. Nhưng khi giãi bày tâm sự với vợ, trút được gánh nặng trong lòng, ngôn ngữ của các nhân vật lại chuyển sang tha thiết, suy tư, đầy âu lo.

Trong tác phẩm, ngôn ngữ đối thoại rất nhiều lần được lặp đi lặp lại giữa quan lại và nhân dân, góp phần thể hiện xung đột kịch. Chẳng hạn trong vở Cao Bá Quát:

“Quan Đỗ Tính: - Lũ kia, chúng mày đã biết tội của chúng mày chưa? Nông dân 1: Trình đại quan! Mấy năm nay hạn hán mất mùa, cả làng xóm chúng con xác xơ đói khát, đồng ruộng không một hạt thóc, xới đất, lật cỏ cũng chẳng kiếm được miếng gì ăn. Xin các quan thương tình cho khất đến vụ sau. Trời thương cho mưa thuận gió hòa, được mùa, chúng con xin nộp hết ạ.

Vợ quan Đỗ Tính: - Chờ, chờ thì các quan đây chết đói à, các quan đây cũng chỉ là người, phải ăn, phải mặc mà chúng mày cứ khất lần thế này thì chúng tao đi ăn mày à?”.

Đối thoại giữa quan lại và nhân dân chủ yếu thể hiện mối quan hệ giữa giai cấp thống trị và bị trị. Người thống trị ở địa vị xã hội cao hơn, bóc lột quần chúng nhân dân, người dân ở địa vị thấp và chịu chèn ép. Ngôn ngữ kịch tái hiện rõ xung đột giữa hai giai cấp này, từ đó dẫn tới hành động đấu tranh đòi quyền lợi của người dân. Trong vở Nguyễn Công Trứ, đối thoại giữa nhân dân và quan lại, tổng đốc cũng thể hiện sâu sắc mâu thuẫn này.

Xung đột dân tộc giữa nhân dân với kẻ xâm lược cũng được tái hiện qua ngôn ngữ của nhân vật. Trong cuộc đối thoại giữa Tô Định, Sầm Đan và

Trưng Trắc, Trưng Nhị đã thể hiện mâu thuẫn không thể hóa giải giữa nhân dân ta với quân Đông Hán:

“Tô Định: Nhu trị cương, nhu mãi mà chúng có nghe đâu. Này lĩnh chủ Mê Linh, đã quá hạn nộp cống. Mà sao chưa nộp đủ các lễ vật hả?

Trưng Nhị: Chúng tôi không còn đâu ra lễ vật để cống nộp các ông nữa. Trưng Trắc: Kìa em, thưa ngài Thái thú. Xin ngài hãy thư thư cho dân Mê Linh ít ngày. Ít ngày động rừng động biển các sản vật không tìm đâu ra.

Tô Định: - Thư thư đến bao giờ, mặc kệ các ngươi, ta không biết, cứ đến hạn là phải nộp. Mà nghe đây các ngươi còn thiếu những gì nhỉ?

- Hai mươi viên ngọc trai Năm sừng tê giác

Hai cặp ngà voi Hai tấm da bạch hổ.

Sầm Đan: - Cái ấy không quan trọng bằng cái này Thái thú ạ. Mười lão đồ nho

Ba thằng toán lý số Năm thằng lương y

Và cái quan trọng là hai mươi nàng ca nương xinh đẹp Để về dâng cho thiên tử”.

Tác giả đã hoàn toàn hư cấu đoạn hội thoại này để vừa làm bộc lộ mâu thuẫn không thể dung hòa giữa người dân mất nước và kẻ xâm lược, vừa tái hiện lớp nhân vật ở hai phía: chính – tà, thiện – ác. Để tạo nên một vở kịch hấp dẫn, ngôn ngữ kịch cũng cần được xây dựng để bộc lộ hành động và xung đột kịch như thế.

Riêng trong vở Tiếng đàn vùng Mê Thảo, ngôn ngữ đối thoại chủ yếu xoay quanh những con người cùng chung tình yêu với nghệ thuật:

“Bá Nhỡ: Đôi khi người ta phải đổi cả mạng sống của mình cho một tiếng đàn đấy, cô Tơ ạ! Nào, cô Tơ đâu?

Thị Tơ: Có chuyện gì vậy …Trời ơi! Ông Bá Nhỡ đấy ư? Sao ông khác vậy? Chỉ qua một đêm thôi mà sao ông gầy hẳn đi, mắt thâm quầng, tóc đã điểm bạc trắng.

Bá Nhỡ: Không sao đâu cô Tơ ạ! Để cứu mạng sống của cậu chủ tôi, tôi sẵn sàng làm tất cả mọi việc, sẵn sàng chịu đựng những tai họa đến với mình. Tôi sẽ cầm cây đàn này, gảy lên những âm thanh để cô hát, hát cứu mạng cho cậu chủ tôi”.

Ngôn ngữ kịch trong Tiếng đàn vùng Mê Thảo đều thể hiện được những con người có chung tình yêu với nghệ thuật chân chính. Họ dám nói, dám làm, dám hi sinh vì nghệ thuật ấy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch lịch sử của doãn hoàng giang (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)