.Kịch dân gian hoặc dã sử của Doãn Hoàng Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch lịch sử của doãn hoàng giang (Trang 29 - 30)

Kịch dân gian hoặc dã sử là những vở kịch được Doãn Hoàng Giang sáng tạo dựa trên truyện cổ tích, truyện dân gian hay những tích xưa cũ. Chẳng hạn vở Chiếc bóng oan khiên được lấy từ chuyện dân gian về Người con gái Nam Xương (trong Truyền kì mạn lục) hay vở Tiếng hát người áo rách viết từ chuyện chàng Trương Chi, vở Biển khổHai giọt nước cũng lấy mô – típ người anh em trong truyện cổ tích.

Khác hẳn với những vở kịch viết về đề tài thế sự, kịch dân gian, dã sử của Doãn Hoàng Giang lại đưa người xem lạc vào bối cảnh xa xưa, huyền thoại nhưng thông qua những nhân vật đó, tác giả gửi gắm những câu chuyện của thời đại ngày nay. Trong Chiếc bóng oan khiên, Doãn Hoàng Giang vẫn tái hiện hình ảnh người đàn bà Nam Xương với nỗi oan của mình, nhưng ông không để nhân vật chết mà ngược lại sau những chìm nổi, bất hạnh, người đàn bà ấy vẫn có được hạnh phúc và đoàn tụ với chồng con. Tới vở Tiếng hát người áo rách, Doãn Hoàng Giang dựa trên tích xưa về chuyện chàng Trương Chi – kẻ hát hay nhưng xấu xí với mối tình bi thảm của mình đã được thay đổi kết thúc bằng cái chết bởi sự tàn bạo của những kẻ bạo chúa ghen tị với tình yêu và tiếng hát của chàng.

Mặc dù vận dụng sáng tạo những mô – típ sẵn có trong dân gian nhưng kịch của Doãn Hoàng Giang vẫn không hề nhàm chán mà kết thúc của mỗi vở kịch đều là sự sáng tạo hoàn toàn mới mẻ của ông. Doãn Hoàng Giang đã sử dụng những kết cấu mới mẻ trong cốt truyện “xoắn bện”, trong khắc họa nhân vật để “người hóa, đời hóa, kịch hóa” những truyện cổ tích dân gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch lịch sử của doãn hoàng giang (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)