Cảm hứng lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch lịch sử của doãn hoàng giang (Trang 40 - 53)

1.2.4 .Những đóng góp đổi mới thể loại kịch của Doãn Hoàng Giang

2.1. Cảm hứng lịch sử

Cảm hứng lịch sử được định nghĩa là cảm hứng sáng tác xuất phát từ cảm quan lịch sử, trong đó, nhà văn lấy lịch sử làm đề tài, chất liệu để tạo ra thế giới hình tượng, xác lập cho mình một điểm nhìn quá khứ, tạo ra giọng điệu tác phẩm phù hợp với điểm thời gian mà nó tái hiện. Cảm hứng lịch sử là cảm hứng sáng tác xuất phát từ cảm quan về sự kiện, con người lịch sử. Nhà văn lựa chọn lịch sử làm đề tài, để tạo nên hình tượng, không gian lịch sử, thông quá đó nhà văn xác lập điểm nhìn từ hiện tại vào quá khứ, để thể hiện cách đánh giá, nhìn nhận của chính mình đối với lịch sử.

Văn học kịch Việt Nam viết về đề tài lịch sử thường đi theo xu hướng là tái hiện lịch sử và con người hóa lịch sử. Hoàng Ý Thục Trâm nhận định về xu hướng tái hiện lịch sử trong bài viết Văn học kịch Việt Nam với đề tài lịch sử có viết: “Dĩ nhiên, tất cả các tác phẩm đều viết về đề tài lịch sử đều nhằm mục tiêu tái hiện lịch sử. Nhưng vấn đề được nhấn mạnh ở đây là một xu hướng tái hiện lịch sử một cách giản dị, chân phương như nó vốn có. Những loại kịch bản này in đậm nét cảm hứng sử thi, có nội dung rất gần với chính sử” [47]. Giai đoạn 1930 – 1945, cảm hứng lịch sử của nhà viết kịch chủ yếu xoay quanh đề tài về kịch Trung Quốc và một mảng nhỏ về lịch sử dân tộc. Cảm hứng lịch sử lúc này thường xen lẫn chất lãng mạn, bi tráng, anh hùng trong tái hiện lịch sử. Chúng ta không thể không kể đến các tác phẩm như:

Dương Quý Phi của Thế Lữ và Vi Huyền Đắc, Tiếng địch sông Ô, Kinh Kha

của Huy Thông và Yêu Ly của Lưu Quang Thuận, Huyền Trân công chúa, Hận Nam Quan của Hoàng Cầm, Cộng đồng Mã Viện của Nguyễn Huy Tưởng với những vần thơ hào hùng:

“Ta đi chưa thỏa chí anh hùng

Nhưng thác dưới một bài tay vũ dũng” Hay trong Tiếng địch sông Ô:

“Ôi những trận mạc khiến trời long đất lở

Những chiến thắng tưng bừng, những vinh quang rực rỡ Ôi những võ công oanh liệt chốn sa trường

Những buổi tung hoành lăn lộn trong rừng thương”.

Sau sự thành công của Cách mạng tháng Tám, đề tài lịch sử được mở rộng sang công cuộc đấu tranh oanh liệt và hào hùng của Cách mạng. Giai đoạn này phải kể đến những vở nổi tiếng như: Bắc Sơn (Nguyễn Huy Tưởng), Đề Thám (Lưu Quang Thuận và Thế Lữ), Tiếng trống Hà Hồi (Hoàng Như Mai)…

Kịch bản theo xu hướng “con người hóa lịch sử” là “những kịch bản đậm chất văn chương vì lịch sử được khai thác thông qua số phận con người. Lịch sử không đơn thuần là xâu chuỗi các sự kiện mà là sự kết nối, đan cài của những niềm vui, những nỗi buồn, những khổ đau, hạnh phúc riêng tư của từng con người cá thể” [47]. Xu hướng này đã từng xuất hiện khá sớm với hình ảnh Vũ Như Tô trong vở kịch cùng tên của Nguyễn Huy Tưởng. Lịch sử chỉ ghi chép một vài dòng ngắn ngủi về người thợ thủ công đi xây Cửu trùng đài cho vua Lê Tương Dực nhưng dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Tưởng, hình ảnh Vũ Như Tô hiện lên như một nhân vật bi kịch điển hình trong kịch lịch sử Việt Nam. Lý Hoàn Thục Trâm – tác giả bài viết Văn học Việt Nam với đề tài lịch sử có nhận định: “Mạch truyện chính là tấn bi kịch của người nghệ sĩ tài hoa muốn mượn thế lực của hôn quân để “xây cho nòi giống một tòa đài hoa lệ, thách thức cả những công trình sau trước, tranh tinh xảo với hóa công” [47]. Để rồi hỡi ôi, cái đẹp thuần túy đã thất bại thảm hại trong cuộc xung đột với quyền lợi chân chính của cộng đồng, cùng với ngọn lửa bốc cao trên Cửu trùng đài tráng lệ, hút theo những bước chân ra pháp trường của người nghệ sĩ lòng vẫn hằng tin tưởng đinh ninh hữu tài nhất hữu dụng”.

Số phận con người trở thành một xu hướng sáng tác cho đề tài kịch lịch sử như thế. Xu hướng này trong sáng tác của Doãn Hoàng Giang nổi bật thông qua vở Oan khuất một thờiKẻ sĩ Thăng Long. Trong Oan khuất một thời, Doãn Hoàng Giang đã khắc họa thành công bi kịch của Nguyễn Trãi ở hai khía cạnh: Nguyễn Trãi một lòng vì dân vì nước nhưng bất lực trước lũ hoạn quan và cái chết oan khuất của ông vẫn mãi là một bi kịch lớn về số phận con người. Trong Kẻ sĩ Thăng Long, Trần Thặng cũng là nhân vật được xây dựng bằng bi kịch hóa, khi phải “đeo mặt nạ” đến giây phút cuối cùng để khởi nghĩa thắng lợi, khiến con gái Trình Nguyên phải chết. Cái chết của Trần Thặng đến giây phút cuối cũng là sự giải thoát cho ông khỏi nỗi đau đớn về tinh thần. Nguyễn Trãi hay Trần Thặng cũng đều được Doãn Hoàng Giang xây dựng là nhân vật có chí hướng, quyết tâm vì đất nước, vì nhân dân, cái chết của họ đều thể hiện được tinh thần của kẻ sĩ. Lịch sử quả thật không chỉ là sự mô tả đơn thuần những sự kiện, mà thực chất là số phận con người, với những hạnh phúc, khổ đau trong tâm hồn như thế.

Từ năm 1970 đến đầu thập niên 1980, kịch nói Việt Nam cũng hòa chung không khí sôi nổi của văn học “cảm hứng phát hiện những hạt ngọc ẩn giấu bên trong tâm hồn con người” với 2 vở kịch nổi tiếng nhất là Nguyễn Trãi ở Đông QuanRừng trúc của Nguyễn Đình Thi. Tác giả đã khéo léo khắc họa hình tượng Nguyễn Trãi – một “Kẻ sĩ Thăng Long” vẫn ngày đêm suy nghĩ về cuộc khởi nghĩa ở Thanh Hóa. Diễn biến vở kịch xoay quanh hình ảnh Nguyễn Trãi bị giam lỏng 10 năm với những kí ức của quá khứ được tái hiện rời rạc trong tâm trí thể hiện bước chuyển biến trong tư tưởng của nhân vật. Tác giả Nguyễn Đình Thi đã đào sâu vào nhân vật như nghĩa “một vũ trụ riêng tư không lặp lại bao giờ” (Evtusenko). Như vậy, khám phá chiều sâu tâm hồn con người vẫn luôn là đề tài sống dậy trong kịch lịch sử Việt Nam. Xét trong 8 vở kịch của luận văn, “cảm hứng phát hiện những hạt ngọc ẩn chứa trong tâm hồn con người” vẫn được Doãn Hoàng Giang tiếp nối. Doãn

Hoàng Giang đã “con người hóa” nhân vật lịch sử: cả Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát hay Nguyễn Công Trứ, Lý Thường Kiệt cùng 2 nữ tướng Mê Linh đều là nhân vật có thật được khắc họa với những sở thích riêng, những tình cảm riêng, ý chí riêng. Ngay cả đến lớp nhân vật hư cấu để tái tạo lịch sử như: Trần Thặng, Doãn Thưởng, Bá Nhỡ, Thị Thơ hay chàng Bu – ri – đan trong

Tháp Đoạn Hồn cũng đều được Doãn Hoàng Giang tái hiện như những con người bình dị.

Dưới đây là bảng thống kê nhân vật chính và những chi tiết sáng tạo của Doãn Hoàng Giang để biến hình tượng lịch sử từ tượng đài trở thành những con người gần gũi với những “hạt ngọc ẩn chứa trong tâm hồn”:

Nhân vật “Con ngƣời hóa”

nhân vật Chi tiết sáng tạo

Nguyễn Trãi trong tác phẩm Oan khuất một thời - Ngày đêm lo nghĩ về nhân dân, về quốc gia, đại sự. - Cứu giúp Ngọc Dao. - Tình yêu thương với vợ, lòng thành kính với vua. - Đau đớn trước nỗi oan “chu di tam tộc”.

Chi tiết uống 9 vò rượu và đau đớn thổ lộ tâm tư của mình:

+ Vò 1: Tạ ơn đức sinh thành. + Vò 2: Tạ ơn những người thầy. + Vò 3: Nhớ lời cha dạy ở ải Nam Quan: “Đem gương mài bóng nguyệt dưới khăn tang”.

+ Vò 4: Tạ ơn ngày bị giam lỏng ở Đông Quan để viết nên “Bình Ngô sách”.

+ Vò 5: Tạ ơn ngày gặp mặt Lê Lợi – người tạo nên thế nước non cho Đại Việt.

+ Vò 6: Tạ ơn sự hi sinh của nhân dân trong kháng chiến gian lao.

+ Vò 7: Uống vì những người đã hi sinh vì xã tắc.

+ Vò 8: Tạ ơn bà con có mặt để đưa tiễn Trãi.

+ Vò 9: Khóc thương vợ.

=>Chi tiết sáng tạo, hư cấu mang tính cấp độ, thể hiện nghĩa tình của Nguyễn Trãi với nhân dân, đất nước, gia đình. Cao Bá Quát trong tác phẩm kịch cùng tên - Một người thầy tận tâm với học trò. - Một vị quan vì nhân dân, vì tương lai của dân tộc, bất bình trước lũ quan tham, mua danh, bán chức.

- Một kẻ sĩ trong ngục tù vẫn ung dung, uống rượu, ngâm thơ.

- Một người lãnh đạo “nổi loạn”, tự nhận về cho mình cái chết.

- Chi tiết sửa bài cho thí sinh có đức, có tài.

- Chi tiết cầm đầu gánh hát vào nhà tham quan Đỗ Tính.

- Chi tiết chạy trốn khi bị quân lính truy đuổi, Cao Bá Quát nhận mọi lỗi về mình để bảo vệ học trò và nhân dân.

=>Cao Bá Quát – một kẻ sĩ thực thụ.

Nguyễn Công Trứ trong kịch

- Vị quan biết bênh vực người dân lành,

- Chi tiết Nguyễn Công Trứ gục xuống ngủ thiếp đi và gặp gỡ những

bản cùng tên hiểu rõ về thời cuộc. - Theo lệnh triều đình đi “dẹp giặc”, nhưng đau đớn vì thấy dân lầm than, đói khổ. - Che chở cho người dân. - Chống lại quan tham. - Khi bị đày ra biên ải xa xôi vẫn không buồn bã mà ung dung, khi được phục chức vị chẳng lấy làm vinh.

hồn ma bị quan binh triều đình giết chết oan uổng.

- Nguyễn Công Trứ muốn quai đê lấn biển để dân được bình yên, no ấm.

- Hình ảnh Nguyễn Công Trứ ở vùng biên ải, khi gặp gỡ Mai Hiên, Trần Nguyên, Vợ người say vẫn ân cần hỏi han mọi người.

=>Nguyễn Công Trứ không còn là hình ảnh “ngông” trong sử sách, mà ngược lại gần gũi và bình dị.

Trưng Trắc, Trưng Nhị

trong Vương nữ Mê Linh

- Thương yêu nhân dân, đau đớn trước cảnh nhân dân bị bóc lột, lầm than.

- Đau đớn khi Thi Sách bị giết, nhưng Trưng Trắc đã biến nỗi đau thành động lực chống quân xâm lược.

- Chi tiết Hai bà Trưng vui mừng trong ngày hội đúc Trống đồng với nhân dân.

- Tình yêu giữa Trưng Trắc và Thi Sách, Trưng Nhị và Thi Sơn. - Nỗi đau đớn tưởng chừng như “phát điên” của Trưng Trắc khi thái thú Tô Định bêu đầu Thi Sách. - Hư cấu 4 lời thề của Hai bà Trưng:

sông Lạc Hồng.

+ 2: Dựng lại nghiệp xưa các đấng Tiên vương liệt thánh.

+ 3: Thề rửa thù nhà.

+ 4: Giữ trọn vẹn non sông. Lý Thường

Kiệt trong

Tình sử ngàn năm

- Lý Thường Kiệt cứu mạng vua, đối phó với Lý đại gia – kẻ lừa gạt triều đình, bòn rút muôn dân mà vẫn vỗ ngực ta đây có công với xã tắc. - Người tướng lĩnh có tài, lãnh đạo nhân dân chiến thắng quân xâm lược.

- Đau đớn trước cảnh em trai tử trận, mẹ mất…

- Chi tiết hư cấu: Tình yêu giữa Lý Thường Kiệt và nàng Thuận Khanh.

- Lý Thường Kiệt tới chòi tĩnh thân Lý Đạo Thành, 3 lần Lý Đạo Thành vẫn ngồi yên, đến phút cuối quỳ dưới chân Lý Thường Kiệt. - Chi tiết Lý Thường Kiệt tới chùa Nhỏ bên sông Nhị Hà gặp Thuận Khanh lúc ấy đã là ni cô, khắc lên bài thơ Nam quốc sơn hà và nhớ lại cảnh năm xưa với lời bài hát mục đồng.

=>Lý Thường Kiệt được khắc họa vừa là tướng lĩnh tài ba, vừa là người con hiếu thảo, vừa là chàng trai si tình. Trần Thặng trong Kẻ sĩ Thăng Long - Nhân vật có tài năng, đức độ, ứng xử khéo léo. - Một người thầy, người cha mẫu mực,

- Chi tiết Trần Thặng ép Khôi Vũ viết giấy thoái hôn với con gái mình là Trình Nguyên phát điên rồi tự vẫn.

hết lòng vì dân vì nước.

giả trung hiếu với vị hôn quân để bảo vệ thành Thăng Long.

- Trần Thặng chết trong sự mãn nguyện và thanh thản.

=>Trần Thặng là nhân vật lịch sử hư cấu, khéo léo che giấu những cảm xúc của bản thân với những người thân thuộc nhất, hi sinh tình riêng vì nghĩa chung với dân tộc. Bá Nhỡ và

Thị Tơ trong

Tiếng đàn vùng Mê Thảo

- Bá Nhỡ: con người biết thưởng thức, yêu nghệ thuật và biết hi sinh vì nghệ thuật.

- Thị Tơ: Người sáng tạo nghệ thuật thông qua tiếng đàn và tiếng hát.

- Chi tiết Thị Tơ chạy trốn được Bá Nhỡ cưu mang.

- Chi tiết lời nguyền ma mị của cây đàn sau khi ông Chánh – chồng của Thị Tơ chết.

- Chi tiết Bá Nhỡ phá vỡ lời nguyền, quyết dùng cái chết của mình để người đời được nghe Thị Tơ đàn và hát.

=>Người sáng tạo nghệ thuật hay người thưởng thức nghệ thuật cũng đều là những kẻ có tài năng và muốn cống hiến vì cái đẹp Chân – Thiện – Mỹ.

Nhân vật Hoàng hậu Ma – gơ – rít và Bu – ri – đan.

Hoàng hậu Ma – gơ – rít: Người đàn bà có uy quyền, cai trị một quốc gia nhưng lại là kẻ dâm dục, háo sắc - Ma – gơ – rít cũng là bà mẹ với tình mẫu tử, đau đớn vì nhận ra đã giết con mình. - Bu – ri – đan: Nhân vật nhận ra bản chất của hoàng hậu và lũ tham quan. - Bu – ri – đan cũng là người cha với tình phụ tử sâu sắc.

- Chi tiết 3 xác chết mỗi ngày ở dưới chân tháp Đoạn Hồn.

- Chi tiết Phi – líp và Gôn – chi – ê là con ruột của Ma – gơ – rít và Bu – ri – đan.

=>Những chi tiết bất ngờ, hư cấu nhưng đầy lôi cuốn khiến nhân vật hiện lên rõ nét với những trạng thái “tính dục”, tình yêu, quyền lực và cả nỗi đau khi mất đi người thân của chính mình.

Bảng 1 . Xu hướng “con người hóa” nhân vật lịch sử trong kịch Doãn Hoàng Giang.

Thông qua bảng trên, mỗi nhân vật chính trong tác phẩm kịch của Doãn Hoàng Giang đều được tái hiện thông qua những hành động, ngôn ngữ, tính cách rất bình dị của con người. Họ cũng biết yêu, biết giận, biết hi sinh vì lí tưởng, vì tình yêu và lẽ sống của mình. Những chi tiết có trong tác phẩm kịch hoàn toàn được tác giả hư cấu, để làm sống dậy nhân vật lịch sử ở một khía cạnh một cách chân thực nhất.

Cảm hứng lịch sử trong sáng tác của Doãn Hoàng Giang không làm cho hình tượng nhân vật xuất hiện như những tượng đài từ nguyên mẫu trong lịch sử mà ngược lại biến họ thành những cá tính, những con người phức tạp hiện hữu trong chính cuộc sống hôm nay. Những chi tiết tưởng như rất nhỏ nhặt, bình thường lại chính là những đề tài thổi hồn vào nhân vật lịch sử, khiến họ gần gũi với thực tại đời sống. Chẳng hạn trong vở Cao Bá Quát: hình ảnh nhân vật Cao Bá Quát không được xây dựng như một tượng đài về tài năng viết chữ, về nhân cách cao đẹp đúng như sử sách mà được xây dựng như một người thầy giản dị, mẫu mực, yêu thương học trò. Hay trong vở Oan khuất một thời, Doãn Hoàng Giang lựa chọn chi tiết để Nguyễn Trãi uống hết chín vò rượu, mỗi vò rượu là một tâm sự của ông về cuộc đời, về tâm tư, suy nghĩ của mình trước thế sự. Chi tiết này hoàn toàn không có trong sử sách, nhưng tác giả đã lựa chọn để làm nổi bật một Nguyễn Trãi – đời thường, một Nguyễn Trãi chất chứa những tâm sự ngổn ngang trước thời cuộc.Quả thật, Doãn Hoàng Giang đã đi sâu vào đời sống nội tâm, đời sống riêng của nhân vật lịch sử chứ không tái hiện hoàn toàn nhân vật theo đúng màu sắc của sử sách xưa.

Ngoài hai xu hướng trên, Lý Hoàng Thục Trâm còn cho rằng: “xu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch lịch sử của doãn hoàng giang (Trang 40 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)