Mối quan hệ giữa cảm hứng thế sự và quan niệm lịch sử của Doãn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch lịch sử của doãn hoàng giang (Trang 57 - 62)

1.2.4 .Những đóng góp đổi mới thể loại kịch của Doãn Hoàng Giang

2.2. Cảm hứng thế sự về những vấn đề lịch sử

2.2.2. Mối quan hệ giữa cảm hứng thế sự và quan niệm lịch sử của Doãn

Hoàng Giang

Thông qua mỗi nhân vật lịch sử, Doãn Hoàng Giang đều đưa ra cách nhìn nhận mới của mình về quan điểm lịch sử. Với Oan khuất một thời, sử sách có ghi lại vụ án Lệ Chi viên và những mối hoài nghi vẫn còn xung quanh cái chết của vua Lê, thế nhưng ngay từ cảnh khai từ, Doãn Hoàng Giang đã khẳng định đây là vở kịch minh oan cho Nguyễn Trãi: “Trẫm sẽ làm hết sức mình để rửa tiếng oan cho người, để tiên sinh không phải ngậm hờn nơi chín suối. Trẫm và thần dân sẽ noi theo tấm gương sáng rực rỡ của người để trong thế gian không bao giờ lặp lại vết nhơ như thế” (lời Thánh Tông). Từ đó, những cảnh sau của kịch mô tả lại lúc sinh thời của Nguyễn Trãi, hoàn cảnh rối ren để bảo vệ Ngọc Dao và thái tử, cùng nỗi oan khuất và cái chết của Nguyễn Trãi được tái hiện thông qua giấc mơ của hoàng thái hậu Ngọc Dao.

Doãn Hoàng Giang đã hoàn toàn không mô tả lại sự thật lịch sử, mà ngược lại trình diễn một câu chuyện lô-gic để đối thoại với lịch sử, nhìn nhận lại lịch sử.

Trong Cao Bá Quát, thế sự rối ren kia cũng chỉ là bước đệm để bộc lộ khí chất con người tài hoa Cao Bá Quát. Chúng ta chỉ biết rằng lịch sử có ghi Cao Bá Quát là người nổi tiếng viết chữ đẹp, cũng từng dạy học, từng phất cờ khởi nghĩa. Doãn Hoàng Giang đã tận dụng tư liệu lịch sử này, để tạo nên một nhân vật cốt cách tài hoa thông qua cảnh dạy học trò, thông qua những lần ngục tù, lần khởi nghĩa thất bại phải trốn chạy. Kết thúc tác phẩm, trong giây phút tiễn biệt, Cao Bá Quát nói: “Ta đón nhận cái chết của một con người đứng thẳng không khuất phục trước cường quyền, nào hãy đi đi. Xin hãy nhắn lại dùm ta cho cõi đời này, ta đón nhận cái chết của một kẻ sĩ. Một kẻ sĩ hiên ngang bất khuất trước cường quyền. Ta đón nhận cái chết của một người yêu nước thương dân, dám đứng lên để chống lại những bất công tàn bạo”. Lịch sử chưa từng tôn vinh Cao Bá Quát với khí khách hiên ngang, nhưng nhân vật này đã được Doãn Hoàng Giang khoác lên nét tài hoa và tính cách của “kẻ sĩ”, trước hoàn cảnh rối ren vẫn không lo sợ cái chết đến với mình. Hình ảnh Cao Bá Quát chết với những nhát dao đâm vào người đã minh chứng cho một cách “viết lại” lịch sử hào hùng về một nhân vật nhỏ bé trong sử sách bỗng hóa hiên ngang của Doãn Hoàng Giang.

Trong Nguyễn Công Trứ, thực chất lịch sử có ghi ông làm quan dưới nhiều thời, cũng từng dẹp loạn giúp dân. Nguyễn Công Trứ nổi tiếng với phong thái “ngông”, nghênh ngang, ngất ngưởng, mê đàn hát. Dưới ngòi bút của Doãn Hoàng Giang, Nguyễn Công Trứ không còn là người dẹp loạn trong dân, mà thực chất hiểu về nỗi khổ cơm không no, áo không ấm của nhân dân:

“Sông quê nức nở tiếng sầu

Hay thương ai sông gửi lời đau khóc cùng Ôi… Bầm gan, tan ruột, nát lòng”

“Mong sao cho hết mọi khổ đau

Không còn đói rách như xác không hồn Cũng vì thiếu ăn, rét đông có phần áo ấm. Vang tiếng cười dưới trời bình yên.

Không lo tới phần giặc dã

Không vật vã – bởi những tai ương!...”

Nguyễn Công Trứ cùng nhân dân quai đê lấn biển, cho dù thất bại phải đày đi biên ải ông vẫn không nản lòng. Đến khi được phục chức quyền, Nguyễn Công Trứ vẫn giữ phẩm chất hiên ngang:

“Đời ta đã… hết nơi biển đắng, đến rừng cay Giờ, thì “chiếu cõi, võng đay” ta về hả? Lại lấn biển, lại quai đê

Lại vui với việc, với nghề của ta.

Trong tác phẩm, chúng ta hoàn toàn không thấy một vị quan là Nguyễn Công Trứ, chúng ta dường như chỉ thấy một người dân đang cùng đồng bào mình phấn đấu vì cuộc sống no ấm, đủ đầy. Cảm hứng thế sự, đan xen cùng cảm hứng lịch sử, khiến nhân vật trở nên gần gũi như thế.

Trong Vương nữ Mê Linh, cảm hứng thế sự vẽ lên bức tranh đối lập giữa sự vui mừng của tướng lĩnh và nhân dân khi vừa hoàn thành chiếc trống đồng – biểu hiện của văn hóa buổi dựng nước với cảnh bắt cống nộp sản vật quý, người có tài và danh nương ca hát của Sầm Đan và Tô Định:

“ – Tiếng oán hận như bão giông sục sôi - Nát tan bao nhà – mất cha, lìa mẹ Con kêu thét, gào than

Thân tàn xơ xác Thắt lòng vì đói khát

Lịch sử chỉ ghi lại quân Đông Hán tiến vào nước ta, Doãn Hoàng Giang không chỉ mô tả lại nỗi đau trong muôn dân mà còn “viết lại” lịch sử, khiến cuộc nổi dậy thắng lợi, Trưng Trắc, Trưng Nhị đã rửa được thù nhà, đền được nợ nước. Sử sách ghi lại khởi nghĩa thất bại, còn khi viết kịch, người cầm bút đã không viết y hệt như thế cũng là cách nhìn nhận lại lịch sử, ca ngợi một thời kì hào hùng của dân tộc và hình ảnh hai Nữ vương.

Với vở Kẻ sĩ Thăng Long, bối cảnh lịch sử khi Dương Nhật Lễ lên làm vua là có thật, nhưng tác giả chỉ mượn bối cảnh, hư cấu toàn bộ hệ thống nhân vật để ca ngợi “hào khí Đông A”. Doãn Thường là người trí sĩ, không muốn cầm bút viết những điều sai lệch về lịch sử, anh ta muốn viết những lầm than, đói khổ trong nhân dân, muốn viết những cảnh áp bức, bóc lột của giới quan lại, anh ta chống lại triều đình chỉ để “trung thực với lịch sử”. Còn Trần Thặng là nhân vật chính với cốt cách điềm tĩnh, mưu mẹo, biết ứng xử thế thái nhân tình với ước vọng thay đổi thực tại, tìm cách đưa nghĩa quân vào thành Thăng Long để phế ngôi vua của Nhật Lễ. Tác giả đã để Trần Thặng đeo cho mình “chiếc mặt nạ” hoàn hảo đến giây phút cuối khi chiến thắng rồi, Trần Thặng dù hứng lưỡi gươm của Nhật Lễ vẫn thấy lòng thanh thản, bởi chính ông đã giữ được tinh thần của người kẻ sĩ. Doãn Hoàng Giang đã viết tác phẩm dựa trên sự hư cấu và sáng tạo, nhưng sự sáng tạo ấy lại rất phù hợp với lịch sử, thể hiện được tinh thần “hào khí Thăng Long” đã từng vùng vẫy trong sử sách.

Với Tình sử ngàn năm, Lý Thường Kiệt là danh tướng được sử sách ca tụng. Doãn Hoàng Giang một mặt ca ngợi ông ở khía cạnh quân sự, chính trị, một mặt tái hiện nhân vật với mối quan hệ gia đình, tình yêu rất hài hòa. Vì vậy, tác phẩm không đơn thuần là sự “diễn lại” lịch sử tẻ nhạt, khô khan mà thấm đẫm cả tình người trong đó. Kết cấu vòng tròn được Doãn Hoàng Giang thể hiện qua hình ảnh Lý Thường Kiệt, Thuận Khanh và lời bài hát dân gian:

“Ta linh, tinh phập Cái sự làm sao?

Cái sự thế nào? Cái sự như vậy! Ta linh, tinh phập!”

Tái hiện từ hình ảnh chàng trai Lý Thường Kiệt mới 18 tuổi cho đến khi giết giặc lập công, trở về với ni cô Thuận Khanh ở kết thúc. Doãn Hoàng Giang đã xâu chuỗi những sự kiện chính trong cuộc đời Lý Thường Kiệt, đan cài tình yêu với Thuận Khanh để lịch sử hiện lên một cách hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người xem.

Với Tháp Đoạn Hồn, mượn bối cảnh là nước Pháp, Doãn Hoàng Giang cũng hư cấu hoàn toàn câu chuyện về hoàng hậu Ma – gơ – rít và những mối tình vụng trộm, những cái chết oan khuất dưới chân tháp Đoạn Hồn. Nhưng đây là một câu chuyện lôi cuốn người đọc, người xem từ bất ngờ này sang bất ngờ khác. Kết thúc Tháp Đoạn Hồn, người đọc không chỉ có tiếng cười giải trí, phê phán mà còn nhận ra bi kịch và mối quan hệ nhân – quả của con người. Trong tác phẩm này, cảm hứng thế sự nhiều hơn cảm hứng lịch sử, nhưng người đọc vẫn có thể cảm nhận một nước Pháp thời Trung Cổ rõ nét.

Tiếng đàn vùng Mê Thảo là một câu chuyện về nghệ thuật. Lấy cảm hứng từ truyện “Chùa đàn” của Nguyễn Tuân, Doãn Hoàng Giang không thổi chất ma mị vào tác phẩm của mình, mà ngược lại xây dựng tuyến nhân vật chỉ đứng về một phía – nghệ thuật chân chính. Trong tác phẩm này, cảm hứng thế sự - đời tư cũng nhiều hơn cảm hứng lịch sử. Không có những cuộc đấu tranh, không có những cảnh lầm than, đói khổ, chỉ có con người ở những xúc cảm tuyệt vọng hay hạnh phúc trên con đường tìm kiếm và thưởng thức nghệ thuật chân chính. Từ cách pha trà, cách nghe tiếng đàn, cách hát của các nhân vật đã thể hiện quan điểm của Doãn Hoàng Giang, nếu đã là nghệ thuật chân chính, để có được nó người ta phải biết vượt qua những khó khăn, những “lời nguyền” như Bá Nhỡ và Thị Tơ.

Như vậy, cảm hứng thế sự được Doãn Hoàng Giang đan cài với cảm hứng lịch sử để vẽ lên một bức tranh toàn cảnh về lịch sử, về nhân vật theo quan điểm của riêng ông, chứ không phải là sự tái tạo hoàn toàn như lịch sử vốn có. Cảm hứng thế sự được tác giả thể hiện qua những mối quan hệ giữa nhân vật lịch sử với các nhân vật khác như dân làng, người thân để bộc lộ tư tưởng và cảm xúc cá nhân.

Ngoài ra, cảm hứng thế sự còn được tác giả thể hiện trong hành động của nhân vật. Doãn Hoàng Giang đã vận dụng rất nhiều chi tiết của đời thường để xây dựng nhân vật lịch sử. Nguyễn Trãi uống rượu để giãi bày tâm sự, Nguyễn Công Trứ làm quan mà chán ghét chế độ, đắm chìm trong rượu, hát ả đào, Cao Bá Quát vì học trò mà sửa chữa bài thi…. Những chi tiết nhỏ được đưa vào vở kịch đem lại giá trị cao, khiến nhân vật lịch sử không phải là những tượng đài từ trong trang sách mà là những con người có thật trong cuộc sống. Vẻ đẹp của họ không cần khắc họa đậm nét mà chỉ cần một vài chi tiết đã khiến để lại dư âm lớn trong lòng độc giả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch lịch sử của doãn hoàng giang (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)