Quan niệm lịch sử và bi kịch lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch lịch sử của doãn hoàng giang (Trang 68 - 70)

1.2.4 .Những đóng góp đổi mới thể loại kịch của Doãn Hoàng Giang

2.4. Lịch sử và bi kịch lịch sử gắn liền với những số phận cá nhân

2.4.1. Quan niệm lịch sử và bi kịch lịch sử

Giáo sư Hà Văn Tấn có giải thích về định nghĩa “lịch sử”: “Lịch sử là khách quan. Sự kiện lịch sử là những sự thật tồn tại độc lập ngoài ý thức của chúng ta. Nhưng sự nhận thức lịch sử lại là chủ quan. Và người ta chép sử vì những mục đích khác nhau” [16]. Với kịch của Doãn Hoàng Giang, ông không đi sao chép lại lịch sử mà trình diễn lịch sử theo đôi mắt sáng tạo của người làm nghệ thuật. Kịch lịch sử cũng như tiểu thuyết lịch sử, đi luận giải lịch sử theo quan điểm của người viết văn, khiến chúng ta đón nhận cả những quan điểm trái chiều về nhân vật và sự kiện lịch sử chứ không mang tính quy chụp như bất cứ sự ghi chép sổ sách nào.

Tiến sĩ Trần Thị Bích Ngọc trong bài Lịch sử và phương pháp lịch sử đăng trên báo Tạp chí khoa học xã hội có viết: “Lịch sử là việc diễn ra trong quá khứ: những sự kiện, biến cố diễn ra trong quá khứ, cho đến thời điểm hiện tại không thể thay đổi được, cố định trong không gian và thời gian, mang tính chất tuyệt đối và khách quan; là ghi lại những sự việc diễn ra trong quá khứ: con người muốn nắm bắt quá khứ, diễn đạt theo sự kiện, theo từ ngữ và giải thích ý nghĩa của sự kiện, mang tính chất tương đối và chủ quan của người ghi lại bằng những câu chuyện kể; là làm thành tài liệu của việc diễn ra trong quá khứ: cách làm, hoặc quá trình tập hợp những sự việc diễn ra trong quá khứ thành tài liệu và cũng chính là câu chuyện kể đối với hiện tại” [23]. Cụ thể, tiến sĩ giải thích “kiến thức về lịch sử thường được xem là bao gồm cả

hai, kiến thức về những biến cố của quá khứ và những kĩ năng suy nghĩ, giải thích quá khứ”. Doãn Hoàng Giang đi lật lại quá khứ, diễn giải quá khứ để làm câu chuyện kể cho thực tại. Tác giả chỉ vận dụng bối cảnh lịch sử có thật, nhân vật lịch sử có thật mà sáng tạo những yếu tố khác trong vở kịch khiến lịch sử gần gũi và hấp dẫn với con người hiện tại.

Xét về bi kịch, có rất nhiều quan điểm về phạm trù này. Theo Aristote trong lý giải về bi kịch là sự diễn tả nỗi đau khổ bất hạnh lớn của con người. Nhân vật bi kịch là người cao cả mắc lỗi lầm bi kịch. Hay “Cái bi (Tragique) là phạm trù mỹ học phản ánh một hiện tượng có tính quy luật của thực tế đời sống xã hội thường diễn ra trong cuộc đấu tranh không cân sức giữa cái thiện và cái ác, cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và cái phản động… trong điều kiện cái sau còn mạnh hơn những cái trước. Đó là sự trả giá tự nguyện cho những chiến thắng và bất tử về tinh thần bằng nỗi đau và cái chết của nhân vật chính diện. Cái bi tạo ra một cảm xúc thẩm mỹ phức hợp bao hàm cả nỗi đau xót, niềm hân hoan, lẫn nỗi sợ hãi khủng khiếp. Cái bi thường đi liền với nỗi đau và cái chết, song bản thân nỗi đau và cái chết chưa phải là cái bi. Chúng chỉ trở thành cái bi khi hướng tới và khẳng định cái bất tử về mặt tinh thần của con người” [2, tr. 45].

Lịch sử là những vấn đề thuộc về quá khứ. Bi kịch lịch sử hiểu theo nghĩa thông thường là những nỗi đau giằng xé không thể giải thoát, không thể giải quyết được của nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử. Bi kịch đó có thể là những mâu thuẫn giữa khát vọng cá nhân, hoài bão, lí tưởng, đam mê cá nhân với thực tại. Thực tại không phải là điều kiện để cá nhân thực hiện được những giấc mơ của mình. Bi kịch đó cũng có thể là những vấn đề của lịch sử không có phương hướng giải quyết, những câu hỏi liên quan đến lịch sử không có câu trả lời. Kịch lịch sử của Doãn Hoàng Giang chủ yếu mang “yếu tố bi kịch” chứ không phải thể loại bi kịch. Vì vậy, nhân vật được khắc họa mang những bi kịch cá nhân chứ không phải bi kịch của cả thời đại, nhưng

nhờ có yếu tố này mà nhân vật trở nên gần gũi hơn, truyền tải được tư tưởng và ý nghĩa của tác phẩm kịch hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch lịch sử của doãn hoàng giang (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)