Ngôn ngữ dẫn dắt truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch lịch sử của doãn hoàng giang (Trang 95 - 96)

1.2.4 .Những đóng góp đổi mới thể loại kịch của Doãn Hoàng Giang

3.4. Ngôn ngữ kịch

3.4.4. Ngôn ngữ dẫn dắt truyện

Nhìn chung trong kịch bản, ngôn ngữ dẫn dắt truyện không nhiều, chủ yếu là những lời đề từ, những chỉ dẫn ngắn gọn thể hiện không gian và thời gian – bối cảnh chuẩn bị diễn ra tâm trạng và hành động nhân vật. Chẳng hạn, cảnh khai từ của vở Oan khuất một thời, tác giả viết: “Một không gian linh thiêng và thần bí trong những tiếng chuông âm u, những tiếng trống rền rĩ, những ngọn nến bập bùng, hàng quân sĩ đứng trang nghiêm, những đoàn người chít khăn tang. Trong một nền âm nhạc bi thương rền rĩ”. Ngôn ngữ dẫn truyện của tác giả đưa ta vào một thế giới mờ ảo, buồn bã để chuẩn bị bước vào quá khứ , nghe Thánh Tông và Ngọc Dao minh oan cho Nguyễn Trãi.

Đặc biệt, trong Tình sử ngàn năm, ngôn ngữ dẫn dắt truyện của tác giả đạt hiệu quả cao nhờ lối viết buồn man mác như chính mối tình của Lý Thường Kiệt với Thuận Khanh. Mở đầu hồi 1, núi Thái Hòa, tác giả viết: “Núi Thái Hòa là một ngọn núi đất nhỏ ở phía Tây Thăng Long, nhiều cây cỏ dại, thỉnh thoảng có một vài cây mọc vổng lên giữa mênh mông…Thuận Khanh đắm đuối nhìn Lý Thường Kiệt thổi sáo. Thuận Khanh cúi xuống bịt mắt Lý Thường Kiệt. Anh ngừng sáo mỉm cười cầm chặt lấy hai tay Thuận Khanh”. Đoạn miêu tả của Doãn Hoàng Giang đã mở ra không gian yêu tình

yêu giữa hai nhân vật. Tiếp đến 4 lớp của hồi 1 đều được tác giả dẫn dắt vào không gian của vở kịch. Cho đến cảnh 6 của hồi 5, kết thúc vở kịch, tác giả vẫn tiếp tục dẫn dắt vào hình ảnh: “Tiếng tụng kinh gõ mõ vang lên đều đều. Lý Thường Kiệt xuống ngựa. chậm rãi đi vào chùa. Nghe tiếng tụng kinh của sư bà Thuận Khanh. Sư bà Thuận Khanh đang ngồi tay lần tràng hạt, tay gõ mõ, miệng tụng kinh. Lý Thường Kiệt đứng tựa cửa nhìn vào. Ông đứng nhìn rất lâu”. Lúc này, lời dẫn của tác giả cho chúng ta thấy bối cảnh không gian thay đổi, địa vị, tuổi tác của nhân vật cũng khác. Lời dẫn truyện vì vậy cũng có vai trò quan trọng trong kịch bản văn học, giúp người đọc hiểu rõ hơn về mạch lô – gic của vở kịch.

Trong tất cả các vở kịch, ngôn ngữ dẫn truyện chủ yếu được sử dụng ở đầu cảnh (hoặc hồi) với lời văn ngắn gọn, miêu tả xúc tích không gian, thời gian, nhân vật để giúp người đọc hình dung rõ về những hành động kịch, chi tiết chuẩn bị diễn ra. Trên sân khấu, ngôn ngữ dẫn truyện được thay thế bằng sự sắp xếp các cảnh vật, nghệ thuật tạo hình trên sàn diễn để chuẩn bị cho diễn xuất của diễn viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch lịch sử của doãn hoàng giang (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)