Ngôn ngữ giàu chất thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch lịch sử của doãn hoàng giang (Trang 96 - 106)

1.2.4 .Những đóng góp đổi mới thể loại kịch của Doãn Hoàng Giang

3.4. Ngôn ngữ kịch

3.4.5. Ngôn ngữ giàu chất thơ

Ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ đối toại, độc thoại, gắn với xung đột nên hàm súc, ngắn gọn. Điều này phù hợp với dung lượng vở diễn trên sân khấu. Văn bản kịch không có dung lượng lớn như tiểu thuyết, vì vậy, ngôn ngữ của nhân vật nào cũng ngắn mà gọn, bộc lộ được tư tưởng và nội dung giao tiếp rõ ràng. Bên cạnh đó, ngôn ngữ kịch trong sáng tác của Doãn Hoàng Giang còn được xây dựng bởi sự đan xen những bài thơ, những câu ca dao, lục bát, điển tích, điển cố. Trong kịch Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ tác giả còn sử dụng những sáng tác của chính các nhân vật này khiến vở diễn trở nên chân thực, gần gũi. Chẳng hạn trong vở Nguyễn Công Trứ, tiếng hát của Mai Hiên về bài thơ có thật của Nguyễn Công Trứ đã góp phần thể hiện ý chí của nhân vật:

“Vòng trời đất, dọc ngang, ngang dọc Nợ tang bồng vay trả, trả vay

Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây Cho phí sức vẫy vùng trong bốn bể Nhân sinh tự cổ, thùy vô tử

Lưu thủ đan tâm, chiếu hãn thanh Đã chắc rằng ai nhục ai vinh

Mấy kẻ biết anh hùng khi vị ngộ…”

Doãn Hoàng Giang đan xen các ý thơ trong văn bản kịch vừa là sự kết hợp đổi mới thể loại, vừa khiến người đọc, người xem không bị nhàm chán.

Ngoài ra, tùy thuộc vào thể loại kịch mà mỗi tác phẩm lại có những câu hát riêng biệt. Chẳng hạn với các vở chèo Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Vương nữ Mê Linh, Oan khuất một thời, trong lời của nhân vật đều có sự lồng ghép của những câu vỉa, câu hát, đồng ca, hát phú, hát hờn, những câu lảy Kiều… khiến vở kịch trên sân khấu hấp dẫn người xem, đồng thời thể hiện được tri thức của tác giả. Thống kê cho thấy riêng vở kịch Nguyễn Công Trứ, đã sử dụng một loạt các câu hát của riêng thể loại chèo như: hát quyên đề, hát sử dầu, đường trường vị thủy, chinh phụ - trổ 2, lão say bình điếu ngự, hát con nhện giăng mùng, đường trường thu rồi, làn thảm, hát thư tình hạ vị - trổ 4, đường trường thu không, ngũ phúc chúc thọ, bát môn, thánh trị vì, đường trường trong rừng, sử bằng, vãn cầm, hát đèn cù, lảy Kiều, nói vần, vãn theo, tò vò, hát sẩm dựng, ngâm, hát cách... Câu hát chèo rất phong phú, được nhân vật thể hiện qua những ngữ cảnh khác nhau để bày tỏ tâm trạng và tư tưởng sâu sắc. Còn trong vở cải lương Kẻ sĩ Thăng Long, nhân vật bộc lộ tâm trạng bằng những câu vọng cổ, phù hợp với thể loại, đồng thời còn thu hút khán giả xem biểu diễn trên sân khấu.

Đặc biệt với vở kịch hát Tình sử ngàn năm, trên văn bản kịch là sự lặp đi lặp lại lời bài hát:

“Ta linh, linh phập Cái sự làm sao Cái sự thế nào? Cái sự như vầy! Ta linh, tinh pháp!”

Sự lặp đi lặp lại bài hát này qua nhiều hồi của vở kịch chính là để tái hiện không gian và tình yêu của Lý Thường Kiệt dành cho Thuận Khanh từ khi còn trẻ tuổi cho đến khi tóc đã lốm đốm bạc. Kịch hát không trực tiếp đưa vào văn bản những câu thơ, câu hát như chèo hay cải lương, nhưng ngược trở lại khi biểu diễn trên sân khấu, Tình sử ngàn năm sử dụng rất nhiều ca khúc khiến người xem vô cùng xúc động. Câu hát “Chết trong ngày tình cờ” sau khi Lý Thường Kiệt ngồi bên sư Thuận Khanh, nhớ về những ngày tháng cũ để khép lại vở kịch khiến khán giả vô cùng xúc động.

Sử dụng ngôn ngữ giàu chất thơ trong kịch nói là sự đổi mới thể loại của Doãn Hoàng Giang. Đứng trước quan điểm cho rằng ông đang phá chèo, Doãn Hoàng Giang mạnh dạn cho rằng: “Xã hội hiện đại luôn sống trong cảnh gấp gáp, hối hả, vì thế nghệ thuật cũng phải phản ánh được điều đó. Tôi không làm chèo chậm rãi như trước mà tiết tấu phải nhanh, dứt khoát.” Ngôn ngữ kịch giàu chất thơ đã góp phần thể hiện quan điểm đổi mới trong sáng tác kịch bản và đạo diễn vở kịch trên sân khấu của Doãn Hoàng Giang.

Tiểu kết

Một tác phẩm kịch có thực sự hấp dẫn hay không là ở xung đột, hành động và ngôn ngữ kịch. Xung đột kịch trong sáng tác của Doãn Hoàng Giang là sự kết hợp giữa mâu thuẫn trong nội tâm nhân vật, mâu thuẫn giữa nhân vật với xã hội, mâu thuẫn dân tộc với giặc ngoại xâm, mâu thuẫn giữa thiện – ác, sống – chết… Về cơ bản, xung đột kịch đã phản ánh được những mâu thuẫn cơ bản của xã hội và thời đại, nhằm truyền tải tư tưởng của tác giả.

Doãn Hoàng Giang xây dựng kịch lịch sử chủ yếu dựa trên những mối quan hệcủa các nhân vật lịch sử, nghiêng về khía cạnh thế sự. Xung đột kịch không phải chủ yếu dựa trên những xung đột lịch sử mà là qua các số phận cá nhân, lịch sử chỉ là cái nền cho các xung đột cá nhân. Hầu hết tác phẩm của Doãn Hoàng Giang cũng là sự kết hợp nhiều xung đột, để tạo thành điểm nhấn của tác phẩm về nội dung và nghệ thuật thể hiện.

Hành động kịch trong sáng tác của Doãn Hoàng Giang được xây dựng từ xung đột kịch. Hành động kịch gắn liền với hành động của nhân vật, được thể hiện trong từng lớp cảnh, đẩy xung đột lên cao trào rồi gỡ các nút thắt. Tuy nhiên, trong một số vở như: Cao Bá Quát, Kẻ sĩ Thăng Long, Tiếng đàn vùng Mê Thảo, hành động kịch kết thúc bằng bi kịch là cái chết của nhân vật. Điều này không những thể hiện khí phách của nhân vật mà còn bộc lộ được những sáng tạo trong nhìn nhận lịch sử của Doãn Hoàng Giang.

Trong ngôn ngữ kịch, Doãn Hoàng Giang chủ yếu sử dụng ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật với nhau và đan cài ngôn ngữ độc thoại của nhân vật. Ngôn ngữ kịch không chỉ được khắc họa qua lời ăn tiếng nói hàng ngày của dân tộc mà còn thể hiện sự độc đáo của tác giả qua nhiều bài vè, bài thơ miêu tả cảnh lầm than của dân chúng, bộc lộ cảm xúc của nhân vật. Mặc dù viết về lịch sử là thời đại đã qua, nhưng ngôn ngữ kịch vẫn được tác giả chú trọng xây dựng phù hợp với tuổi tác, địa vị, số phận, nghề nghiệp xã hội để tái hiện sâu sắc tính cách nhân vật và thông qua đó bộc lộ tư tưởng của người sáng tác. Tác giả còn sử dụng ngôn ngữ ẩn ý để diễn tả quan điểm của mình đối với hiện thực lịch sử trong quá khứ.

Nhờ ngôn ngữ kịch phong phú, hành động kịch hấp dẫn, xung đột kịch trong sáng tác của Doãn Hoàng Giang mới đạt đến cao trào, lôi cuốn độc giả và khán giả cũng như nhận được nhiều ngợi khen từ giới nghiên cứu.

KẾT LUẬN

Kịch Việt Nam sau năm 1975 đã có sự đổi mới về quan niệm sáng tác, chủ đề và phương thức thể hiện. Người viết kịch cập nhật những đề tài gắn liền xu hướng thưởng thức nghệ thuật của khán giả, đồng thời cũng không nằm ngoài quy luật phản ánh hiện thực đời sống. Chính kịch, hài kịch hay bi kịch cũng được đổi mới về phong cách sáng tác và hình thức biểu diễn. Riêng kịch lịch sử, ban đầu chỉ là sự tái hiện để cổ vũ phong trào đấu tranh của nhân dân, cho đến những vở kịch lật lại những hình ảnh đau thương của chiến tranh sau khi đất nước giải phóng, rồi tiếp tục phục dựng những sự kiện và nhân vật lịch sử theo cái nhìn sử thi như trong tiểu thuyết. Cho đến nay, kịch lịch sử so với trước năm 1975 đã có rất nhiều điểm mới trong khai thác vấn đề, cách tiếp cận hiện thực, thủ pháp thể hiện. Phần lớn các nhà viết kịch không chỉ tái hiện mà còn cắt nghĩa, đối thoại với những sự kiện và nhân vật lịch sử theo quan niệm của mình. Điều này tạo ra những hứng thú mới, nhận thức mới về hiện thực lịch sử không phải như một cái gì đã “đông kết”, “đóng cứng” mà vẫn còn đang tiếp diễn. Hiện thực lịch sử đã có bước chuyển, gần với hiện thực tiểu thuyết. và nhà viết kịch cũng gần với chỗ đứng của nhà tiểu thuyết hơn khi viết về những vấn đề lịch sử.

Một loạt các vở kịch lịch sử của Doãn Hoàng Giang đã giành giải thưởng cao trong nhiều hội diễn trên cả nước nhờ có kịch bản hay, hấp dẫn, cách dàn dựng chuyên nghiệp. Với Doãn Hoàng Giang, kịch lịch sử không phải đơn thuần là sao chép sử sách, mà là sự đổi mới về cách nhìn nhận, khám phá và sáng tạo lịch sử trên sân khấu. Điều này được bộc lộ qua những chi tiết hư cấu, sáng tạo về ngôn ngữ, hành động và xung đột kịch.

Có thể nói, Doãn Hoàng Giang không chỉ là cây đại thụ về phong cách người đạo diễn trên sân khấu mà còn là người cầm bút sáng tạo kịch bản xuất sắc, đặc biệt khi viết về kịch lịch sử. Chỉkhai thác một bối cảnh, một nhân vật

có thật mà tác giả đã lồng ghép những yếu tố hư cấu để tạo nên một tác phẩm vừa giàu tính tư liệu, vừa đậm chất nhân văn. Sáng tác của ông được xây dựng dựa trên cảm hứng lịch sử và cảm hứng thế sự - nhân sinh để nhằm tái hiện những sự kiện, con người lịch sử nhưng không khô khan, giáo điều mà ngược lại rất sống động, lôi cuốn. Nhân vật lịch sử được “con người hóa” khiến họ không còn là những tượng đài bất di bất dịch, mà ngược lại sống động và gần gũi với hiện thực đời sống.

Sử dụng yếu tố bi kịch hóa nhân vật trong sáng tác của mình, Doãn Hoàng Giang không chỉ bộc lộ được phẩm chất của nhân vật mà còn đẩy hành động kịch và xung đột kịch lên tới cao trào. Đây cũng là sự sáng tạo trong nghệ thuật cầm bút của ông, tạo nên những điểm nhấn bất ngờ cho vở kịch bởi với ông, khai thác những nhân vật bi kịch, hoàn cảnh bi kịch, tình huống bi kịch…ông có thể nói được nhiều điều, có thể soi sáng lịch sử từ nhiều góc độ. Đó vừa là lối tiếp cận lịch sử khác người, vừa là một thế mạnh của riêng ông. Xung đột kịch trong sáng tác của Doãn Hoàng Giang được kết hợp phong phú giữa xung đột cá nhân, xung đột xã hội, xung đột giữa thiện – ác, giữa sự sống – cái chết. Vở kịch trở nên thành công là nhờ có xung đột kịch hấp dẫn, bất ngờ. Doãn Hoàng Giang đã xây dựng xung đột kịch thành công dựa trên ngôn ngữ kịch phong phú, hành động kịch lô – gic theo mạch cốt truyện.

Hành động kịch trong sáng tác của Doãn Hoàng Giang được xây dựng từ hành động nhân vật. Đồng thời, sự sáng tạo các chi tiết trong kịch cũng theo một mạch đan cài với nhau, tạo nên hành động kịch phong phú. Mỗi nhân vật được xây dựng với một hệ thống tư tưởng, suy nghĩ và hành động riêng từ đó thúc đẩy hành động kịch lên đến cao trào.

Ngôn ngữ kịch trong 8 vở kịch lịch sử của Doãn Hoàng Giang tạo dựng những dấu ấn riêng biệt.Chất thế sự, đời tư, triết lý, bỗ bã, dung dị, thô kệch… trong các vở kịch lịch sử của ông làm nên một Doãn Hoàng Giang vừa quen thuộc, vừa lạ lẫm. Quen thuộc vì những sự kiện, nhân vật lịch sử đã

quá quen với công chúng nhưng lạ lẫm ở chỗ những nhân vật ấy được đặt giữa thời cuộc, cũng chao đảo, tính toán, suy nhẫm về cuộc đời, người khác, chính mình trong những lo toan vui buồn rất riêng tư, đời thường. chất thế sự vì thế mà thấm sâu vào chất lịch sử.

Như vậy, luận văn Kịch lịch sử của Doãn Hoàng Giang đã làm rõ những vấn đề xoay quanh sự đổi mới về nội dung và nghệ thuật thể hiện kịch lịch sử. Có thể khẳng định rằng, Doãn Hoàng Giang không chỉ là đạo diễn tài ba trên sân khấu mà còn là người viết kịch sáng tạo. Cho đến nay, mặc dù đã hơn 70 tuổi, Doãn Hoàng Giang vẫn đang cống hiến hết mình vì nghệ thuật sân khấu. Ông được mệnh danh là “cây đại thụ” trong làng sân khấu Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân ( 1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Chiên (2013), Bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại: Qua một số tác phẩm tiêu biểu, Luận văn Tiến sĩ, Học viện Khoa học Xã hội. 3. Hoàng Chương ( 1996), Vấn đề văn học kịch, NXB Sân khấu, Hà Nội. 4. Phạm Vĩnh Cư (2011), Thể loại bi kịch trong văn học Việt Nam thế kỉ

XX, Tạp chí Văn học số 10, tr. 4.

5. Trần Trọng Đăng Đàn (2004), Nghệ thuật sân khấu Việt Nam, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.

6. Trần Trọng Đăng Đàn (2011), Kịch Việt Nam: thưởng thức và bình luận,

Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ, TP HCM.

7. Lâm Đại (2010), Vở chèo Cao Bá Quát: Tái hiện hình tượng kẻ sĩ Bắc Hà,http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Van-hoa/369031/tai-hien-hinh-tuong- ke-si-bac-ha

8. Phan Cự Đệ (2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX: Những vấn đề lịch sử và lí luận, NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. Hà Minh Đức, Vũ Đình Long, Nam Xương (1997), Kịch nói Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, NXB Sân khấu, Hà Nội.

10.Đỗ Đức Hiểu (1998), Mấy điều về kịch và thi pháp kịch, Tạp chí văn học số 23, tr.2.

11.Hoàng Ngọc Hiến (1992), Năm bài giảng về thể loại (kí, bi kịch, trường ca, anh hùng ca, tiểu thuyết), Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.

12. Phùng Minh Hiến (2002), Nghệ thuật, một loại văn hóa đặc biệt, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

13. Trần Mỹ Hiền (2009), Dựng kịch lịch sử không thể khinh suất,

http://antg.cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/Dung-kich-lich-su- khong-the-khinh-suat-294211/

14. Phan Kế Hoành, Huỳnh Lý (1978), Bước đầu tìm hiểu lịch sử kịch nói Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, NXB Văn hóa, Hà Nội.

15. Phan Kế Hoành, Vũ Quang Vinh (1982), Bước đầu tìm hiểu lịch sử kịch nói Việt Nam, 1945 – 1975: hoạt động sáng tác và biểu diễn, NXB Văn hóa, Hà Nội.

16.Nguyễn Văn Hùng (2016), Những hình thái diễn ngôn mới trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau đổi mới, http://tapchisonghuong.com.vn/tap- chi/c349/n22986/Nhung-hinh-thai-dien-ngon-moi-trong-tieu-thuyet-lich- su-Viet-Nam-sau-doi-moi.html

17. Phương Lựu, Nguyễn Nghĩa Trọng, La Khắc Hòa, Lê Lưu Oanh (2002),

Lý luận văn học, tập 1, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

18. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hòa, Thành Thế Thái Bình (2003), Lý luận văn học, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.

19.Vương Trí Nhàn (2000), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, NXB Văn hóa, Hà Nội. 20. Hoàng Như Mai (1996), Vấn đề thể hiện chủ đề tư tưởng của kịch, Tạp

chí văn hóa số 20, tr.6.

21. Hồ Ngọc (1973), Nghệ thuật viết kịch, NXB Văn hóa, Hà Nội. 22. Hồ Ngọc (1977), Xây dựng cốt truyện kịch, NXB Văn hóa, Hà Nội.

23.Trần Thị Bích Ngọc (2007), Lịch sử và phương pháp lịch sử,Tạp chí Khoa học Xã hội số 7, tr59 – 80.

24.Nguyễn Đình Nghi (1997), Quan hệ giữa sáng tác và biểu diễn kịch Việt Nam giai đoạn 1921 – 1945 dưới ảnh hưởng của phương Tây, Tạp chí Văn học số 8, tr.10.

25.Nguyễn Đình Nghi (2000), Kịch nói Việt Nam đến hiện đại từ truyền thống,Tạp chí Văn học số 30, tr.8.

26.Trần Văn Khải (1970),Nghệ thuật Sân khấu Việt Nam: hát bội, cải lương, thoại kịch, thú xem diễn kịch, NXB Khai Trí, Sài Gòn.

27.Vũ Ngọc Phan (1994), Nhà văn hiện đại, NXB Hội nhà văn.

28.Hoàng Phê (2000), Từ điển Tiếng Việt 1999 – 2000, Nhà Xuất bản Viện ngôn ngữ học.

29.Minh Phượng (2014), Vở chèo Tiếng đàn vùng Mê Thảo và hành trình đi tìm cái đẹp, http://www.nhandan.com.vn/vanhoa/dong-

chay/item/22311502-vo-cheo-tieng-dan-vung-me-thao-va-hanh-trinh-di-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch lịch sử của doãn hoàng giang (Trang 96 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)