Ngôn ngữ mang tính cá thể hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch lịch sử của doãn hoàng giang (Trang 93 - 95)

1.2.4 .Những đóng góp đổi mới thể loại kịch của Doãn Hoàng Giang

3.4. Ngôn ngữ kịch

3.4.3. Ngôn ngữ mang tính cá thể hóa

Ngôn ngữ kịch giàu tính hành động, được thể hiện không chỉ ở ngôn ngữ của nhân vật mà còn được bộc lộ thông qua vai diễn của nhân vật nhưnhững điệu bộ, cử chỉ của nhân vật trên sân khấu. Trong cuốn Lý luận và kỹ xảo sáng tác kịch và điện ảnh, Laosun – nhà nghiên cứu người Trung Quốc có viết: “Đối thoại thể hiện cách nghĩ, cách cảm thông thường như nói chuyện hoặc mang tính trừu tượng thì không có kịch tính. Lời đối thoại phải miêu tả hoặc biểu hiện qua hành động thì mới có giá trị”[49, tr,217]. Khi theo dõi các vở kịch của Doãn Hoàng Giang trên sân khấu, ngôn ngữ kịch hài hòa với hành động của nhân vật, người trong vai phản diện ngôn ngữ sắc sảo, đa nghi, kẻ bóc lột nhân dân chủ yếu được khắc họa bằng ngôn ngữ hách dịch, người ở tầng lớp dưới thì cung kính, khép nép, nhưng đến khi đấu tranh thì giọng điệu trở nên hào sảng, anh dũng.Vì vậy, trên sân khấu, kịch Doãn Hoàng Giang luôn nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của khán giả cũng như sự đánh giá cao về kịch bản và đạo diễn của giới phê bình.

Ngôn ngữ kịch trong sáng tác của Doãn Hoàng Giang còn được “cá thể hóa”. Điều này được bộc lộ khi ngôn ngữ của nhân vật thể hiện được những đặc điểm riêng về nhân vật đó như: tuổi tác, thân phận, địa vị xã hội, tư tưởng, tình cảm của chính nhân vật đó. Lão Xá trong cuốn Bàn về kịch có viết: “Người sáng tác kịch tất yếu phải ở trong đầu nhân vật, nói ra một lần và làm hiện ra tính cách nhân vật… Ba bốn lời nói có thể khiến nhân vật đứng được, nghe được tiếng nói của nó, biết được con người của nó”. [50, tr5]. Đây là điều tất yếu trong bất cứ một vở kịch nào. Người sáng tác kịch không giống như nhà văn viết tiểu thuyết, họ không thể xây dựng nhân vật bằng những

biện pháp miêu tả ngoại hình, tâm lý mà trên sân khấu, người xem chỉ có thể nhận biết nhân vật ở ngôn ngữ và hành động. Thông qua cách xưng hô trong đối thoại chúng ta dễ dàng nhận thấy một Nguyễn Trãi tuổi đã cao nhưng vẫn một lòng nghĩ về dân, một bà Thị Anh mưu mô xảo quyệt, một Cao Bá Quát chẳng sợ cường quyền, một Nguyễn Công Trứ được nhân dân yêu mến, ủng hộ… Đối thoại trong kịch của Doãn Hoàng Giang đã góp phần miêu tả nhân vật ở những góc độ xã hội, thân phận, tính cách như thế.

Mỗi nhân vật có một ngôn ngữ riêng. Đặc biệt tùy theo thể loại mà “tiếng nói” – ngôn ngữ của các nhân vật cũng có điểm khác biệt. Ví dụ trong vở chèo Vương nữ Mê Linh, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Oan khuất một thời, Tiếng đàn vùng Mê Thảo mỗi vai diễn của người trung, kẻ nịnh, vai chín, vai hề, của lão say, … đều khác nhau. Mỗi nhân vật đều thực hiện một vai trò riêng với ngôn ngữ riêng biệt. Người say trong Nguyễn Công Trứ là kẻ gây nên tiếng cười chế giễu thực tại nên giọng điệu hài hước, say mà tỉnh. Có thể nói, ngôn ngữ kịch trong các vở diễn của Doãn Hoàng Giang rất phong phú, đa dạng và bộc lộ được tính cách, tư tưởng của nhân vật, thúc đẩy hành động cũng như xung đột kịch phát triển.

Ngôn ngữ kịch còn mang tính hàm ngôn rất rõ. Hàm ngôn không phải chỉ có trong kịch nhưng Doãn Hoàng Giang sử dụng không nhiều, song rất đắt và chỉ có trong những cảnh huống nhất định. Trong sáng tác Doãn Hoàng Giang, ngôn ngữ đối thoại mang tính hàm ngôn chủ yếu ẩn ý thông qua cách khắc họa hình ảnh vua quan ăn chơi sa dọa. Để khắc hóa nhân vật phản diện, tác giả đã sử dụng rất nhiều ngôn ngữ hàm ngôn. Chẳng hạn, hình ảnh quan lại chức sắc trong làng chỉ toàn người mù, câm, điếc trong vở Nguyễn Công Trứ là một ẩn ý của tác giả. Hãy thử xem đoạn hội thoại của họ khi nói về việc quai đê lấn biển:

“Mù: Bẩm quan, quan đâu nhỉ (sờ ngực 1 cô) bẩm quan tôi thấy cái việc của quan phải nói là là… rất là tốt. Quai được đê, lấn được biển thì còn

gì bằng. Đất này mà thành đất ruộng đồng thì còn gì hơn nữa. Nhưng quan ơi, tôi bấm độn rồi… Quẻ này là quẻ triệt, xấu lắm quan ơi. Không sáng sủa được đâu, nhìn đâu cũng thấy mù mịt lắm […]

Điếc: Mẹ mày chứ hét to thế, cứ làm như tao điếc ấy. Thế quan nói gì? Thanh niên: Ông có cùng với dân làng ở đây không?

Điếc: Con mẹ mày chứ, chó ai lại ăn cả lông… […].

Một người: Thế còn ông này từ nãy không nói gì cứ im thin thít. Người khác: Ông câm nói được câu gì mà mày bảo nói.

Câm: (Nói theo lối diễn tả… Sóng to lắm, gió to lắm không làm được đâu, về thôi).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch lịch sử của doãn hoàng giang (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)