Ngôn ngữ độc thoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch lịch sử của doãn hoàng giang (Trang 91 - 93)

1.2.4 .Những đóng góp đổi mới thể loại kịch của Doãn Hoàng Giang

3.4. Ngôn ngữ kịch

3.4.2. Ngôn ngữ độc thoại

Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật được sử dụng hầu hết trong các vở kịch, góp phần thể hiện nội tâm, tính cách của nhân vật rõ nét. Tuy nhiên, ngôn ngữ độc thoại thường chiếm số ít so với ngôn ngữ đối thoại, vì kịch không chỉ mang tính chất là tác phẩm văn học mà còn chủ yếu được sáng tạo trên sân khấu. Nhân vật kịch càng đối thoại nhiều bao nhiêu thì những tư tưởng, khát vọng càng được truyền đạt hài hòa bấy nhiêu. Chính ngôn ngữ kịch cũng góp phần đẩy cao hành động và xung đột kịch để tạo nên những cao trào trong tác phẩm.

Trong Oan khuất một thời, Doãn Hoàng Giang đã để Nguyễn Trãi bày tỏ tâm trạng trong đêm khuya một mình bằng ngôn ngữ độc thoại:

“Ôi biết bao đêm ta không ngủ được

Nỗi thương nước, thương dân cứ canh cánh bên lòng Ở đây bên cạnh bệ rồng

Ta như thuyền nhỏ tìm không thấy bờ. - Chiếc thuyền lơ lửng bên sông Biết đem tâm sự ngỏ cùng ai đây Chắc chi thiên hạ đời nay

Nguyễn Trãi vẫn canh cánh trong lòng sau buổi dự yến nhạc với triều đình, nhận ra mình lạc lõng giữa vua quan, nhận ra vua đang hưởng thụ chứ không nghĩ ngoài kia nhân dân đói khổ, lầm than.

Với vở Cao Bá Quát cũng có đoạn độc thoại của nhân vật với những suy tư ngổn ngang:

Từ khi vướng lấy bụi đời

Nửa bầu máu nóng dường vơi vơi dần Đường đời biến ảo phong vân

(Giữa) nhiễu nhương thế sự - Giữ thân cách nào? (Để) trắng đen, tốt xấu nháo nhào

Suy đồi chữ Đức… (hỡi) lòng Cao sao đành?

Hay trong cảnh cuối trước khi kết thúc vở Nguyễn Công Trứ, tác giả cũng để nhân vật thổ lộ tâm trạng:

“- Lĩnh chỉ! (cười) Mất chức … Phục chức - Thế thái nhân tình gớm chết thay

Lạt nồng trông chiếc túi vơi đầy… Khôn khéo chẳng qua ba tấc lưỡi Hẳn hoi, không hết một bàn tay Suy ra cho kỹ chi hơn nữa

Bạc quá vôi, mà mỏng quá mây…”

Độc thoại góp phần bộc lộ tâm trạng của nhân vật sâu sắc. Độc thoại khiến người đọc, người xem hình dung được những suy nghĩ trong nhân vật. Cao Bá Quát, Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ đều là những người luôn đắn đo việc nước, việc dân nên tác giả khắc họa nhân vật trong bối cảnh không gian đêm hôm khuya khoắt, họ đối diện với chính mình, độc thoại với đêm khuya để giãi bày tâm trạng. Hình ảnh này trái ngược với bà Thị Anh trong

Oan khuất một thời. Thị Anh lo sợ ngai vàng sẽ không thuộc về thái tử Bang Cơ – con trai của bà, muốn tìm cách tiêu diệt Ngọc Dao và Nguyễn Trãi nên

trong đêm ngủ được, cũng độc thoại với chính mình. Như vậy, ngôn ngữ độc thoại được Doãn Hoàng Giang sử dụng linh hoạt để khắc họa chân dung nhân vật chân thực nhất. Tuy nhiên, độc thoại trên sân khấu kịch không nhiều, chủ yếu nhường chỗ cho ngôn ngữ đối thoại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch lịch sử của doãn hoàng giang (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)