.Kịch viết về đề tài lịch sử của Doãn Hoàng Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch lịch sử của doãn hoàng giang (Trang 30 - 32)

Kịch viết về đề tài lịch sử của Doãn Hoàng Giang chiếm số lượng lớn. Đó là những vở kịch tái hiện lại không khí lịch sử của dân tộc, hay những vở dựng lại hình ảnh danh nhân văn hóa, nhân vật lịch sử. Với đề tài này, Doãn Hoàng Giang không chỉ đơn thuần là người viết kịch bản mà còn là đạo diễn sửa chữa và dàn dựng rất nhiều kịch bản trên sân khấu.

Cho tới thời điểm hiện tại, Doãn Hoàng Giang được coi là người đạo diễn, viết kịch kì cựu, đạt rất nhiều thành tựu lớn liên quan đến kịch lịch sử. Vở Tình sử ngàn năm do Quang Lập viết, Doãn Hoàng Giang chỉnh sửa nội dung xoay quanh câu chuyện về danh tướng Lý Thường Kiệt năm 2010 nhân kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đoạt giải B duy nhất (không có giải A) của Hội nghệ sĩ sân khấu. Vở Cao Bá Quát của Huy Thịnh và Phạm Quang Long viết kịch bản cũng được Doãn Hoàng Giang sửa bản thảo và tái hiện trên sân khấu hình ảnh danh sĩ Cao Bá Quát nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của khán giả yêu thích kịch. Hay trong vở Nguyễn Công Trứ, Doãn Hoàng Giang không chỉ tái hiện một thời đại hà khắc của nhà Nguyễn triều đại Gia Long và Minh Mạng được biểu hiện qua cuộc đời gian truân nhưng đầy kiêu hãnh của Nguyễn Công Trứ cũng nhận được không ít lời ngợi khen.

Vương nữ Mê linh là kịch bản cho vở chèo nhân kỉ niệm 2000 năm năm sinh của Hai Bà Trưng, nội dung xoay quanh cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống lại quân xâm lược. Oan khuất một thời cũng là kịch bản nổi tiếng xoay quanh vụ án Lệ chi viên và cuộc đời đầy thăng trầm của Nguyễn Trãi. Kẻ sĩ Thăng Long được tác giả tái hiện dựa trên sự kiện lịch sử có thật khi Dương Nhật Lễ kế vị ngôi vua Trần Dụ Tông, khí tiết của kẻ sĩ Bắc Hà được lột tả, họ sẵn sàng hi sinh tình riêng vì quốc gia, dân tộc. Tiếng đàn vùng Mê Thảo

được lấy cảm hứng từ truyện ngắn Chùa đàn của Nguyễn Tuân, kể về tiếng đàn và bi kịch của người nghệ sĩ trong hành trình đi tìm và thưởng thức nghệ thuật. Tháp đoạn hồn của Doãn Hoàng Giang được phóng tác kịch bản cùng tên của văn hào Pháp Alexander Dusma (cha), tái hiện lại lịch sử nước Pháp qua những đêm trường đẫm máu thời trung cổ và bí mật ẩn sau cái chết của 3 chàng trai mỗi buổi sáng thức dậy dưới chân tháp Đoạn Hồn. Doãn Hoàng Giang không chỉ là tác giả biên soạn và chỉnh sửa, đồng thời là đạo diễn của các vở kịch trên mà còn là tác giả của rất nhiều vở kịch lịch sử khác.

Thông qua kịch lịch sử, Doãn Hoàng Giang đã phục dựng lại hình ảnh nhân vật lịch sử, không gian lịch sử của dân tộc, đồng thời thể hiện cách đánh giá của chính mình đối với nhân vật và sự kiện lịch sử đó. Doãn Hoàng Giang cũng tiếp nối quan niệm đổi mới về kịch lịch sử từ sau năm 1986, thổi hồn vào nhân vật lịch sử, khiến họ không phải là tượng đài, là người anh hùng bất di bất dịch mà tái hiện trước mắt người đọc một con người bình dị với những cảm xúc cá nhân, nỗi buồn, bi kịch về số phận. Chính vì vậy, kịch Doãn Hoàng Giang không phải là sự tái tạo chính xác tư liệu lịch sử mà còn là câu chuyện, khoảnh khắc về thời đại, về nhân vật lịch sử được đánh giá thông qua con mắt của con người hiện tại, để đối thoại với lịch sử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch lịch sử của doãn hoàng giang (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)