Khái niệm cảm hứng thế sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch lịch sử của doãn hoàng giang (Trang 53 - 57)

1.2.4 .Những đóng góp đổi mới thể loại kịch của Doãn Hoàng Giang

2.2. Cảm hứng thế sự về những vấn đề lịch sử

2.2.1. Khái niệm cảm hứng thế sự

Trong cuốn Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, M.B.Khrapchenko nhận định: “Sự dồi dào về cảm xúc của tác phẩm nghệ thuật là một đặc điểm hữu cơ của tái tạo hiện thực bằng hình tượng, là một đặc điểm của sự thể hiện những tư tưởng sáng tạo, sự phát triển của các tính cách” [14, tr.117]. Cảm hứng là điều không thể thiếu để tạo nên xúc cảm, tư tưởng cho nhà văn sáng tác nghệ thuật. Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt 1999 – 2000 có định nghĩa về cảm hứng: “Cảm hứng đó là luồng ý nghĩa, tư tưởng có tính chất sáng tạo thường đột nhiên nảy sinh trong lòng nhà văn” [28, tr.76]. Muốn tạo nên một tác phẩm đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật, người viết văn cần có cảm hứng sáng tạo dồi dào. Đó là trạng thái lao động bằng trí óc,

tinh thần và sự trau dồi của người cầm bút để tạo nên một tác phẩm với thế giới nhân vật phong phú, xung đột tạo điểm nhấn, ngôn ngữ nghệ thuật cuốn hút.

Cảm hứng sáng tác được chia làm 3 loại: Cảm hứng tư tưởng, cảm hứng chủ đạo và cảm hứng thế sự. Hiểu một cách đơn giản, thế sự là chuyện đời, vì vậy cảm hứng thế sự là khuynh hướng viết về chuyện đời, chuyện xã hội, kèm theo sự phân tích, đánh giá của tác giả về những hiện thực xung quanh cuộc sống đời thường.Trong sáng tác của Doãn Hoàng Giang, đặc biệt là kịch lịch sử, cảm hứng thế sự chiếm vai trò chủ chốt khiến câu chuyện lịch sử, con người lịch sử mang tầm vóc của thời đại, thể hiện được cả những suy nghĩ, các nhìn nhận của nhà văn về xã hội hiện đại.

Trong 8 vở kịch, cảm hứng thế sự được thể hiện ở các điểm nhìn: hiện thực về giai cấp thống trị đương thời, vấn đề về đạo đức lối sống và hình tượng người kẻ sĩ trong xã hội như sau:

Tên tác phẩm

Hiện thực về xã hội Vấn đề đạo đức – lối sống Hình tƣợng ngƣời “kẻ sĩ” trong xã hội Oan khuất một thời - Hệ thống quan lại thối nát dưới bè lũ của hoàng hậu Nguyễn Thị Anh.

- Vua quan tha hóa trong những bài hát giai điệu tục tĩu.

- Thị Anh ham chức quyền muốn diệt Ngọc Dao để bảo vệ ngôi vị cho thái tử Băng Cơ.

- Nguyễn Trãi uống hết 9 vò rượu, giãi bày tâm sự của mình: “nếu hoạn nạn gian nguy là nơi luyện chí anh hùng thì phú quý vinh hoa lại là nơi trượng phu mắc bẫy”.

- Nguyễn Trãi che chở cho mẹ con Ngọc Dao.

- Đến khi đón nhận cái chết, ông cũng chỉ lo lắng cho ba họ vì mình mà mang họa.

Cao Bá Quát - Lũ quan tham vơ vét, mua chức quyền, điển hình là cha con Đỗ Tính.

- Quan tham cậy có tiền của bắt ép dân lành, mua danh bán tước.

- Cao Bá Quát sửa bài học trò để đề cử người tài cho dân. - Lãnh đạo dân chống lại áp bức, lầm than. - Đến khi thất bại vẫn hiên ngang đón nhận cái chết. Nguyễn Công Trứ

- Quan lại triều đình khiến dân đói khổ, lầm than.

- Người dân kêu khóc, đồng lòng muốn nổi loạn để đòi cuộc sống ấm no.

- Hình ảnh Nguyễn Công Trứ và nỗi lo cho nhân dân luôn canh cánh trong lòng.

Vương nữ Mê Linh

- Tướng Tô Định tiến vào nước ta, cướp bóc nhân dân ta. - Nhân dân đồng lòng dưới sự lãnh đạo của hai bà Trưng để chống lại giặc. - Trưng Trắc, Trưng Nhị lo lắng vì dân vì nước. Tình sử ngàn năm

- Thời cuộc rối ren, thù trong, giặc ngoài lăm le.

- Đất nước thù trong giặc ngoài lũng loạn.

Lý Thường Kiệt vẫn hết lòng trung với vua, gạt bỏ tình

riêng vì nghĩa nước.

Kẻ sĩ Thăng Long

- Nhật Lễ lên nối ngôi, ăn chơi sa đọa, nhũng loạn triều đình.

- Lối sống thác loạn của vua quan, đối lập với hình ảnh nhân dân lầm than, đói khổ

- Doãn Thưởng muốn ghi lại lịch sử đúng như những gì đang diễn ra.

- Trần Thặng giúp nghĩa quân bảo vệ thành Thăng Long.

Tiếng đàn vùng Mê Thảo

- Đất nước bình yên, nhân dân ấm no. - Con người biết thưởng thức cái đẹp: ham trà ngon, đàn giỏi, hát hay. - Bá Nhỡ người hết lòng mưu cầu thưởng thức nghệ thuật.

- Thị Tơ – đại diện của sự tài hoa và sáng tạo nghệ thuật bền bỉ.

Tháp Đoạn Hồn

- Hoàng hậu dâm dục.

- Vua quan thối nát, ngu dốt, vơ vét.

- Lối sống sa đọa, thác loạn của người cai trị đất nước.

Bảng 3. Biểu hiện của cảm hứng thế sự trong kịch lịch sử Doãn Hoàng Giang.

Có thể nói, kịch hay tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử cũng là thể loại phong phú được xây dựng từ cảm hứng lịch sử với mục đích chính là nhìn lại một giai đoạn đã qua của cá nhân lịch sử, của dân tộc, và cũng là cách để kết nối với thực tại và vươn tới tương lai. Yếu tố thế sự trong tác phẩm cũng góp phần làm nổi bật hình ảnh nhân vật người “kẻ sĩ”. Thậm chí, Doãn Hoàng Giang còn mang cảm hứng đời tư để thổi vào hình ảnh nhân vật, làm cho tác

phẩm trở nên chân thực với người xem mà ít mang cảm hứng “hình tượng hóa”. Bên cạnh những trăn trở của Nguyễn Trãi về dân về nước thì Nguyễn Trãi cũng là nhân vật được khắc họa qua những đêm tâm sự, trải lòng với vợ, với Mộng Tuân, với bà Đức, ông Phúc – những người dân giản dị, tầm thường. Cao Bá Quát cũng được khắc họa trong tình cảm với vợ, với học trò Lan Châu, Trò Nghĩa, Trò Thân và nhân dân trong vùng. Hai Bà Trưng cũng không chỉ là mối quan hệ với nhân dân dựa trên sự đồng lòng chống lại giặc, mà còn là tình cảm riêng tư với Thi Sách, Thi Sơn. Lý Thường Kiệt với mối tình tha thiết cùng nàng Thuận Khanh ... Nhân vật được tái hiện thông qua những mối quan hệ đời tư cũng khiến vấn đề thế sự trong tác phẩm được thể hiện rõ nét hơn. Mỗi nhân vật đều có những lý tưởng riêng, vì hoàn cảnh đất nước rối ren, vì nhân dân trăm họ mà hi sinh. Do vậy, cảm hứng thế sự - đời tư đan xen cùng với cảm hứng lịch sử đã khiến tác phẩm không chỉ bộc lộ được những vấn đề lịch sử mà còn thể hiện được những lát cắt điểm nhìn của tác giả đối với nhân vật và sử sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch lịch sử của doãn hoàng giang (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)