Xung đột dân tộc và vấn đề quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch lịch sử của doãn hoàng giang (Trang 74 - 76)

1.2.4 .Những đóng góp đổi mới thể loại kịch của Doãn Hoàng Giang

3.1. Từ những vấn đề lịch sử xã hội đến những xung đột kịch

3.1.1. Xung đột dân tộc và vấn đề quốc gia

Nhà nghiên cứu văn học MỹBuluojitekhẳng định vai trò của xung đột kịch : “Một kịch bản phải kích thích và duy trì được hứng thú của độc giả, tạo thành không khí hoài nghi không dứt, muốn làm được điều này phải dựa vào xung đột. Thực tế, cách hiểu thông thường về kịch là: bao hàm xung đột nội tại – xung đột giữa nhân vật với nhân vật, xung đột trong nội tâm nhân vật, xung đột giữa nhân vật và hoàn cảnh, xung đột giữa các ý niệm khác nhau” [14]. Trong cuốn Lão Xá bàn về kịch, tác giả viết: “Viết kịch, đầu tiên cần phải tìm được mâu thuẫn và xung đột, mâu thuẫn càng sắc bén thì càng có kịch. Kịch không phải là kể chuyện nhạt nhẽo, cứng nhắc mà là dựa vào sự phát sinh mâu thuẫn, sự va chạm nảy lửa động tâm con người, cuối cùng nảy sinh mâu thuẫn” [14]. Như vậy, xung đột kịch là yếu tố không thể thiếu để tạo nên một tác phẩm kịch hay, cuốn hút độc giả.

Trong luận văn Bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại: Qua một số tác phẩm, Phạm Thị Chiên đã giải thích về khái niệm xung đột: “Là sự va chạm, xô đẩy giữa những tư tưởng có khuynh hướng chống đối và thù địch lẫn nhau. Xung đột kịch cần phải phản ánh những mâu thuẫn cơ bản của xã hội và thời đại, nói cách khác là luôn mang tính lịch sử cụ thể. Xung đột, xét từ góc độ chức năng phản ánh, khám phá hiện thực cuộc sống nghệ thuật, chính là sự phản ánh những mâu thuẫn của hiện thực khách quan ở mức độ căng thẳng, ở đỉnh điểm cao trào của xã hội đương thời. Xung đột kịch do đó có thể là sự kịch hóa, sự nghệ thuật hóa các mâu thuẫn của cuộc sống ở hình thái đỉnh điểm cao trào”[2, tr. 78].

Trong 8 tác phẩm kịch lịch sử của Doãn Hoàng Giang có thể nhận thấy những hình thái xung đột điển hình như: xung đột xã hội giữa giai cấp thống trị và bị trị, xung đột dân tộc giữa quân xâm lược với nhân dân ta, xung đột giữa tiền tài, giàu có và hạnh phúc, xung đột giữa thiện và ác, xung đột giữa sự sống và cái chết, xung đột trong bản thân nhân vật: giữa lí tưởng và hiện thực. Bất cứ tác phẩm nào cũng được Doãn Hoàng Giang tái hiện dựa trên những xung đột, mâu thuẫn gay gắt để làm nổi bật nội dung tư tưởng. Đặc biệt với riêng kịch lịch sử, xung đột kịch không phải được xây dựng bằng những sự kiện lịch sử có thật mà chủ yếu được hư cấu để tác giả tự do tái tạo và đối thoại với lịch sử theo cách của riêng mình.

Tình sử ngàn nămVương nữ Mê Linhchọn xung đột dân tộc-quốc gia với quân xâm lược làm cơ sở cho hành động kịch. Nhưng đây không phải là xung đột chính của tác phẩm. Cuộc kháng chiến chống quân Tống chỉ làm nền cho câu chuyện “tình sử ngàn năm” giữa Lý Thường Kiệt và nàng Thuận Khanh. Những bất trắc trong cuộc đời của Lý Thường Kiệt, những lần vượt qua khổ ải “ngàn cân treo sợi tóc” khi giữ vận nước của ông cũng chỉ làm nền cho những dằn vặt thương nhớ nàng Thuận Khanh, mối tình sâu nặng mà ông phải từ bỏ. Họ mãi mãi không có được nhau, nhưng tình yêu ấy mãi mãi là vĩnh cửu. Doãn Hoàng Giang không đi sâu vào việc ngợi ca hình ảnh người anh hùng với những chiến công lẫy lừng, mà đi vào đời tư của người anh hùng, những ứng xử của ông giữa tình riêng và nợ chung ngược lại khiến người đọc phải suy ngẫm nhiều về những vấn đề của số phận con ngươì.

Vương nữ Mê Linh được xây dựng hoàn toàn xoay quanh xung đột chính là xung đột dân tộc với giặc ngoại xâm. Trong bối cảnh đất nước bị quân Đông Hán xâm lược, Tô Định, Sầm Đan ra sức bóc lột dân Mê Linh, hai bà Trưng đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa. Mâu thuẫn với quân xâm lược không thể hòa giải, vì vậy mới dẫn tới số phận người dân phải cống nạp của ngon vật lạ, thậm chí cả “cống” nộp những người tài hoa. Mâu thuẫn này

cũng góp phần tạo nên bi kịch của Trưng Trắc khi Thi Sách bị giết và bêu đầu trước người dân Mê Linh khiến hành động kịch được đẩy lên cao trào, quyết tâm chiến thắng quân xâm lược của hai bà Trưng và nhân dân lên đến đỉnh điểm. Doãn Hoàng Giang đã thành công trong việc xây dựng xung đột kịch này, để tái hiện không khí hào hùng của lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Xung đột dân tộc là một trong những xung đột điển hình của kịch lịch sử không chỉ nhằm mục đích tái hiện lại không gian lịch sử hào hùng của dân tộc, mà còn ca ngợi tinh thần đấu tranh của nhân dân trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch lịch sử của doãn hoàng giang (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)