Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp đô thị cho quận Long
Biên, Hà Nội
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và một số tỉnh, thành tại Việt Nam, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội như sau:
Thứ nhất, phát triển nông nghiệp đô thị cần có những chính sách phù hợp để quản lý và kế hoạch hóa sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lý, chú ý đến mối liên kết giữa đô thị và nông thôn nhằm khai thác tính thích ứng và linh động của nông nghiệp đô thị.
Thứ hai, Nông nghiệp đô thị nên tập trung vào những hoạt động có lợi thế như cung cấp giống tốt phục vụ trồng trọt và chăn nuôi cho nông nghiệp nông thôn, sản xuất và cung ứng vật tư, nguyên nhiên liệu, phân bón, thuốc BVTV, bao bì đóng gói cho ngành nông nghiệp. Cần đặc biệt chú ý khi phát triển nông nghiệp đô thị và vùng ven không nên cạnh tranh với nông nghiệp nông thôn mà phải chú ý đến đặc thù thế mạnh của nền nông nghiệp đô thị và các rủi ro xảy ra từ nông nghiệp đô thị đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường (ví dụ: tồn dư thuốc BVTV, kim loại nặng, các vi sinh vật gây bệnh,…). Các tác động này có thể không xảy ra tức thời mà chủ yếu theo xu hướng cộng dồn, tích lũy.
từng vùng và từng thời điểm cần chú ý thu thập cơ sở dữ liệu làm nền tảng, trong đó cần chú ý các thông tin về:
- Các sản phẩm đặc thù truyền thống của vùng; - Dạng sản phẩm và sản lượng dự tính sản xuất ra; - Dạng chất thải và khối lượng chất thải nông nghiệp
- Phương án tái sử dụng nước thải đô thị và chất thải rắn nhằm phục vụ cho nông nghiệp như là nguồn phân bón và nước tưới cho nông nghiệp đô thị;
- Phương án cho mô hình quy hoạch đô thị nông nghiệp đạt hiệu quả nông học, hiệu quả kinh tế, hiệu quả về xã hội – cảnh quan môi trường & du lịch sinh thái kết hợp với kỹ thuật canh tác công nghệ cao và bền vững;
- Công nghệ thu hoạch và phương pháp chế biến thực phẩm theo các mức thu nhập khác nhau.
Việc quy hoạch đô thị có những chính sách kết hợp đa mục tiêu cho việc quản lý: mỗi một đô thị cần xác định và lựa chọn cho hợp lý giữa việc hạn chế đô thị hóa vùng ngoại ô, phát triển nhà cao tầng trong nội ô, bảo vệ vành đai xanh của đô thị và việc cho phép phát triển đô thị ra ngoại ô, thu hẹp vùng nông nghiệp ven đô thị. Việc lựa chọn các phương án này sẽ liên quan đến các mức chi phí kinh tế khác nhau và tùy theo tình trạng cụ thể của từng đô thị.
Thứ tư, Phát triển nông nghiệp đô thị cần gắn với thị trường tiêu thụ. Các sản phẩm nông nghiệp cần phải đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường, vì có như vậy nền nông nghiệp của quận Long Biên mới phát triển bền vững. Để làm được điều này các cơ quan chuyên môn cần làm tốt công tác khảo sát, nghiên cứu nhu cầu của thị trường từ đó định hướng các đơn vị sản xuất triển khai thực hiện.
Thứ năm, Phát triển nông nghiệp đô thị cần gắn với áp dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. Quận Long Biên cần đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao, công nghệ mới; trước hết là nghiên cứu tạo chọn giống, nhân giống, quy trình sản xuất thương phẩm, quy trình thu hoạch, xử lý, bảo quản, vận chuyển sản phẩm … Đây là khâu then chốt, có tính chất quyết định đến tốc độ, chất lượng và hiệu quả của quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp đô thị.