Kết quả và hiệu quả kinh tế trên 1ha Rau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 86 - 96)

Khoản mục ĐVT Rau bí ngô Cây ổi

1. Giá trị sản xuất (GO) 36.500 195.000

2. Chi phí sản xuất (TC) Nghìn đồng 18.689 95.881 Chi phí trung gian (IC) Nghìn đồng 15.989 71.206

Chi phí lao động Nghìn đồng 2.700 24.675

3. Công lao động Công 18 75

4. Giá trị gia tăng

(VA = GO – IC) Nghìn đồng 20.511 123.794

5. Thu nhập hỗn hợp

(MI = GO – TC) Nghìn đồng 17.811 99.119

6. Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

GO/TC Lần 1,95 2,03

VA/TC Lần 1,10 1,29

GO/IC Lần 2,28 2,74

VA/IC Lần 1,28 1,74

MI/IC Lần 1,11 1,39

GO/ công lao động Nghìn đồng

/công 203 260

VA/ công lao động Nghìn đồng

/công 114 165

MI/ công lao động Nghìn đồng

/công 99 132

Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Rau bí ngô (bí đỏ) là cây dễ trồng, ngoài trồng lấy quả, người ta còn dùng ngọn non làm nguồn rau xanh rất tốt và đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, với năng suất cao, đạt từ 5-5,5 tấn/ha, thu về 36,5 triệu đồng/ ha vào 2 vụ chính: Đông xuân trồng tháng 11 để cắt ngọn tháng 2, tháng 3, thu quả tháng 4, tháng 5; hè thu trồng tháng 7, cắt ngọn tháng 9, tháng 10. Giúp quay vòng vốn nhanh trong sản xuất.

Cây ổi từ lúc trồng đến khi ra hoa khoảng 8 tháng, từ lúc ổi ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 2 đến 2,5 tháng. Cây ổi là loại cây ăn quả gần như dễ trồng nhất, không kén đất. Thu hoạch ổi mỗi ngày chỉ hái khoảng 2 -3 trái/cây, một

tuần sẽ thu khoảng 2,3 - 3,5 tấn ổi/ha, tương đương khoảng 20- 40 tấn/ha mang lại thu nhập từ 180-200 triệu /ha.

Theo số liệu điều tra bảng 4.13, cả hai loại Rau bí ngô và Cây ổi đều cho giá trị sản xuất cao nhưng lại có sự khác nhau nhiều. Cây ổi có mức giá trị sản lượng cao hơn Rau nhưng mức đầu tư chi phí của Cây ổi lại cao hơn Rau rất nhiều và thời gian thu hoạch của Cây ổi cũng dài hơn Rau. Bên cạnh đó, mỗi loại có điều kiện sinh trưởng và phát triển, chế độ chăm sóc khác nhau do đó người sản xuất sẽ lựa chọn loại cây họ có thể sản xuất tốt nhất để tiến hành sản xuất. Cây ổi tuy có hiệu quả cao hơn nhưng chỉ phù hợp với những người sản xuất có tính cẩn thận đã được hướng dẫn, đào tạo kỹ thuật chăm sóc mới đạt được kết quả tối ưu. Mặt khác, Cây ổi còn có độ rủi ro trong sản xuất cao hơn Rau. Rau có kỹ thuật chăm sóc đơn giản chỉ cần người sản xuất có kinh nghiệm và được hướng dẫn cơ bản là có thể thực hiện được.

Qua phân tích và dựa vào quá trình phát triển sản xuất trong những năm gần đây của địa phương. Nhận thấy trong thời gian tới chính quyền địa phương nên khuyến khích, hỗ trợ, mở rộng sản xuất cây ăn quả (ổi) trên địa bàn quận Long Biên là hợp lý vì cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng khác, đặc biệt là các cây hàng năm của địa phương. Trong thời gian tới diện tích đất nông nghiệp của quận sẽ giảm mạnh, để đảm bảo giá trị sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng thì việc chuyển đổi những diện tích cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng có giá trị kinh tế cao như Cây ăn quả là một hướng đi hiệu quả và bền vững.

4.1.4.3. Hiệu quả về cải thiện chất lượng nông sản NNĐT trên địa bàn quận Long Biên

Vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là sản phẩm rau đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Sản phẩm rau bị nhiễm vi sinh vật có hại, hóa chất độc hại, kim loại nặng, thuốc BVTV không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng mà còn giảm tính cạnh tranh của nông sản hàng hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới. Phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao (CNC) là một tất yếu của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH-HĐH) trong sản xuất nông nghiệp của tất cả các Quốc gia. Sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao sẽ tạo ra khối lượng hàng hóa lớn có năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, đáp ứng yêu

cầu hội nhập quốc tế - vấn đề ngày càng cấp bách đối với nông nghiệp nước ta hiện nay.

Nhận biết được nhu cầu về các sản phẩm nông sản sạch của người tiêu dùng trong nước nên chủ trương của UBND quận Long Biên là tập trung vào phát triển các loại rau, quả an toàn. Với các biện pháp hỗ trợ người nông dân như, từ năm 2011 đến nay quận đã triển khai thực hiện 7 dự án đầu tư đường giao thông, điện phục vụ sản xuất nông nghiệp vùng bãi sông Hồng, sông Đuống, với tổng số vốn hơn 23 tỷ đồng (hiện đã đưa vào sử dụng 3 dự án). Đồng thời, vận động người dân trồng cây ăn quả, rau, hoa cây cảnh chất lượng cao theo hướng tập trung, chuyên canh, an toàn.

Thời gian qua, một số chương trình, dự án trên địa bàn quận Long Biên đã xây dựng được một số mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng ứng dụng một phần công nghệ cao, tạo ra bước đột phá ban đầu trong sản xuất nông nghiệp như dự án sản xuất rau quả an toàn của Công ty Việt Liên diện tích sản xuất rau hữu cơ đạt 3 ha trên địa bàn quận Long Biên, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, cung cấp sản phẩm có chất lượng cao cho thị trường. Tuy nhiên, mức độ đầu tư còn hạn chế, quy mô nhỏ lẻ, phân tán, việc quản lý chất lượng sản phẩm gặp nhiều khó khăn, khó hình thành được thương hiệu RAT (rau an toàn) trên thị trường. Thực tế đó đặt ra yêu cầu phải có một khu thực nghiệm sản xuất RAT ứng dụng công nghệ cao được đầu tư đồng bộ, từ xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất, quản lý chất lượng... đến tiêu thụ sản phẩm làm hình mẫu để nông dân tham quan, học tập mở rộng ra sản xuất.

Về thực trạng chất lượng rau được sản xuất tại các hộ: Có thể nói, chất lượng rau màu sạch, đảm bảo an toàn và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau màu là động lực chính để các hộ làm việc, tận hưởng thành quả sau các giai đoạn gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch rau màu. Bên cạnh đó, kết quả chất lượng rau màu còn là căn cứ để các hộ đánh giá hiệu quả từ quá trình gieo trồng và chăm sóc có phù hợp không? Đúng mùa vụ không? Phân bón hợp lý và hiệu quả cách thức gieo trồng đạt hay không đạt?... từ đó các hộ làm rút kinh nghiệm và làm cơ sở cho các vụ gieo trồng tiếp theo. Tiêu chí để đánh giá chất lượng rau màu mà các hộ sử dụng là sự sinh trưởng của rau có bình thường không, hay bị sâu bệnh hay tỷ lệ này mầm của hạt giống, tỷ lệ sâu bệnh, tỷ lệ cây sống, mức độ can thiệp của thuốc BVTV cần sử dụng (hay chính là mức độ an toàn của rau)… để có biện pháp khắc phục hợp lý và kịp thời như thay đổi phân bón, thay đổi giống,

lượng nước cung ứng hoặc mùa gieo trồng và các biện pháp nhằm giảm sự ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu…

Kết quả điều tra từ 58 hộ cho thấy mức độ hài lòng của họ về chất lượng rau thu được chiếm 82,8% là các hộ hài lòng và rất hài lòng về chất lượng rau mà họ gieo trồng, họ thấy yên tâm khi sử dụng. Không chỉ bởi độ tươi ngon, sạch sẽ và đảm bảo cho sức khỏe cả gia đình cùng với sự cần mẫn gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và sử dụng là nguồn động viên lớn của mỗi hộ sản xuất như sau:

Đồ thị 4.2. Mức độ hài lòng về chất lượng rau màu của các nhóm sản xuất Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy vẫn có 3,4% hộ không hài lòng vì kết quả thu hoạch không được như mong đợi (như bị chết nhiều, nếu không dùng thuốc bảo vệ thực vật thì sẽ bị sâu bọ phá hoại và thậm chí là không được thu hoạch…) và một số hộ không lòng do quỹ đất hạn hẹp nên lượng rau cung ứng cho gia đình không được thường xuyên hoặc không được đa dạng như ngoài thị trường, vì vậy họ vẫn phải mua thêm từ bên ngoài thị trường. Mặt khác, các hộ sản xuất nhỏ thường gặp khó khăn trong việc mở rộng diện tích làm vườn, mở rộng quy mô đất, hoặc canh tác tại các mảnh đất dự án chưa sử dụng thì nguồn đất ít dinh dưỡng, kỹ thuật làm vườn bị hạn chế… làm cho chất lượng rau không đạt như mong muốn. Sau đây là một số ý kiến của các hộ đã chia sẻ trong quá trình khảo sát.

Hộp 4.3. Đánh giá của các hộ sản xuất về chất lượng rau màu trong quá trình sản xuất trình sản xuất

"Rau hay bị sâu, bắt không xuể, phải dùng thuốc BVTV và tuân thủ đúng quy định sử dụng sẽ yên tâm, dù thế nào thì nếu không dùng thì rau bị sâu bệnh và không được thu hoạch”

Nguồn: Phỏng vấn bà Vũ Thị Thảo, cán bộ chăm sóc rau tại nông trại Tuệ Viên tại phường Cự Khối, (15h ngày 21 tháng 2 năm 2017)

"Nói chung là đất hạn hẹp và ít thời gian chăm sóc như nhà làm vườn chuyên nên vẫn phải mua rau ở chợ, mặt khác rau mình trồng khi thu hoạch không được mập mạp và non như ngoài chợ”

Nguồn: Phỏng vấn bà Dương Quỳnh Hoa, hộ sản xuất nhỏ tại phường Giang Biên, (9h ngày 25 tháng 2 năm 2017) 4.1.5. Thực trạng phát triển công nghệ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận Long Biên

Trong quá trình triển khai chương trình phát triển nông nghiệp gắn với ứng dụng công nghệ khoa học – kỹ thuật quận Long Biên đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận đóng góp vào sự phát triển khoa học – kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp đô thị. Những kết quả này là cơ sở giúp đẩy mạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp đô thị, mặc dù diện tích đất dùng cho nông nghiệp có thể ngày càng thu hẹp nhưng với việc ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật sẽ giúp năng suất cây trồng tăng lên và vẫn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Bảng 4.14. Những kết quả thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp gắn với ứng dụng công nghệ sinh học của quận Long Biên

TT Năm Nội dung

Diện tích (ha) Thu nhập (triệu đồng/ ha)

1 2012-2013 Trồng chuối nuôi cấy mô 53 235-250 2 2014-

2015

- Trồng ngô giống mới kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Trồng ổi Đài Loan kết hợp chăn nuôi gia cầm và trồng rau màu.

47 400

3 2015 -2016 Áp dụng công nghệ ghép cây cây ăn

quả, cây hoa, cây cảnh 20-25 300

Ngoài ra, còn một số hoạt động áp dụng công nghệ sinh học quận Long Biên khác như: Sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học, thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo dược, các chế phẩm sinh học, bẫy, bả sinh học từng bước được áp dụng rộng rãi như: bả Protein diệt ruồi đục quả họ bầu bí, ruồi đục lá họ đậu, cây ăn quả có múi, ổi…; bả chua ngọt diệt trưởng thành họ ngài đêm như sâu khoang trên rau ngót, rau muống, rau họ hoa thập tự, họ đậu,...; sâu xanh da láng trên họ hành tỏi, họ đậu, măng tây,...; luân canh rau với ngâm nước ruộng 10 ngày diệt bọ nhảy trên rau họ hoa thập tự, bệnh héo xanh họ cà và các bệnh hại trong đất,...; bẫy Pheromone diệt trưởng thành sâu tơ, sâu xanh đục quả cà chua,...và các mô hình về rào chắn bọ nhảy, chế phẩm sinh học Emina xử lý tàn dư cây trồng...Các biện pháp trên đều có chi phí đầu tư thấp, hiệu quả cao, cộng đồng dễ thực hiện. Đặc biệt, tại các vùng trồng rau, trồng cây ăn quả không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, công nghệ thủy phân vi sinh được áp dụng ngày một phổ biến trong phát triển hầm khí bioga ở các cơ sở, hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhất là các khu chăn nuôi, giết mổ gia súc tập trung. Hiện tại, 100% các trang trại chăn nuôi trên địa bàn quận đã ứng dụng công nghệ xử lý nước thải, chất thải trong quá trình chăn nuôi qua việc xây dựng hầm khí biogas, sử dụng chế phẩm sinh học E.M.

Qua 10 năm triển khai thực hiện, việc ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn vẫn còn một số hạn chế như còn mang tính tự phát, chưa có kế hoạch toàn diện và dài hạn, chưa khai thác được điều kiện thuận lợi và tiềm năng ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn.

Thời gian tới, để phát huy hơn nữa hiệu quả trong ứng dụng công nghệ sinh học, quận Long Biên sẽ tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng vào các vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp, khuyến khích các hộ nông dân chuyển đổi để khoanh vùng khu vực trồng trọt, đầu tư các tuyến đường chính vào khu quy hoạch, điện, hệ thống tưới tiêu. Đồng thời, từng bước ứng dụng và phát triển công nghệ thủy canh, công nghệ canh tác đất, nhà kính, nhà lưới, hệ thống canh tác tự động hóa…để sản xuất rau quả ngắn ngày đạt chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm. Tiếp tục hỗ trợ xây dựng và phát triển các mô hình trang trại trồng trọt theo hướng sản xuất rau hữu cơ. Đẩy mạnhứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm, hạn chế tổn thất sau thu

hoạch. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà sơ chế rau, quả đã được xây dựng tại các vùng quả Cự Khối và Phúc Lợi.

4.1.6. Thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ nông sản từ sản xuất nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận Long Biên nghiệp đô thị trên địa bàn quận Long Biên

Theo kết quả điều tra cho thấy 100% lượng rau màu trồng ở các dự án được bán ra thị trường, 75% đối với hộ nông trại, chủ yếu là thị trường các chợ trong nội đô Hà Nội, các siêu thị… còn lại đối với các hộ gia đình chủ yếu là hình thức tự cung, tự cấp mà thậm chí vẫn phải mua bên ngoài đối với các hộ sản xuất có quy mô nhỏ, cho thấy sự cơ giới hóa trong sản xuất là có nhưng tỷ lệ nhỏ. Điều này chứng tỏ thị trường nông sản tại phường phần lớn là do nhân khẩu trong mỗi hộ và diện tích sản xuất nông nghiệp và cơ cấu sản xuất. Bên canh việc hộ sản xuất trên địa bàn phường nghiên cứu cung cấp nông sản cho chính gia đình, thì còn cung cấp cho một số bạn bè sống ở các khu nội đô cũng đặt ra yêu cầu cao về tính đa dạng của giống rau được sản xuất nhằm đảm bảo việc cung ứng đủ các loại rau cho gia đình, và nếu có phải mua thì họ lại lựa chọn mua trong siêu thị người quen uy tín để đảm bảo chất lượng nên đã gây ra sự hạn chế trong thị trường cung – cầu rau mầu trên địa bàn, đặc biệt là đối với các hộ sản xuất có quy mô lớn.

Hộp 4.4. Đánh giá về sự phát triển của thị trường nông sản trên địa bàn quận Long Biên trên địa bàn quận Long Biên

"Rau trồng đảm bảo tiêu chuẩn nhằm cung ứng vào các trường học, nhà hàng, siêu thị trên địa bàn quận và nội đô Hà Nội, cùng một số tỉnh lân cận thông qua hệ thống siêu thị BigC và Vinmart "

Nguồn: Phỏng vấn chị Đinh Thị Hà, công nhân Nông trại hữu cơ Tuệ Viên (17h ngày 2 tháng 4 năm 2017) "Trồng rau chỉ đáp ứng cơ bản các loại rau thông dụng như rau ngót, rau muống, rau cải theo mùa của rau, bí… Muốn ăn lạ bữa hay ăn các loại ra trái mùa thì vẫn phải ra chợ mua hoặc vào siêu thị mua "

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 86 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)