Nhóm các yếu tố về kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 99 - 102)

4.1.2 .Các hình thức tổ chức nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận Long Biên

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển nông nghiệp đô thị trên

4.2.2. Nhóm các yếu tố về kinh tế, xã hội

4.2.2.1. Con người

Trong những năm qua, do ảnh hưởng của quá trình ĐTH cũng như hoạt động trong nông nghiệp có phần cực nhọc và lương thấp hơn nên số lượng lao động trong khu vực này dần chuyển sang hoạt động ở lĩnh vực phi nông nghiệp, nhất là lực lượng lao động trẻ. Năm 2014, số lao động trong nông nghiệp của quận khoảng 86.401 người, chiếm 54,3% tổng số lao động trong độ tuổi lao động của quận; năm 2016 lao động trong ngày này chỉ còn 71.284 người, chiếm 40,41% tổng số lao động trong độ tuổi lao động của quận, giảm đi 13,6 số lao động trong nông nghiệp so với năm 2014.

Về trình độ học vấn, nhìn chung trình độ học vấn của lao động trong nông nghiệp tại quận đã có dấu hiệu tăng dần. Do lực lượng lao động chính là các ông bà tại các khu đô thị đã nghỉ hưu, còn trình độ lực lượng lao động chuyên canh cũng có nhích nhưng không đáng để. Do đó, trình độ học vấn của lao động trong nông nghiệp của quận vẫn thấp hơn nhiều so với lao động trong các ngành khác.

Về trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao thông qua các trung tâm dạy nghề, các khóa tập huấn nông nghiệp và các dự án về đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý và các hộ sản xuất quy mô lớn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp của quận đã được gia tăng.

Bảng 4.18. Trình độ của các hộ sản xuất về nông nghiệp

TT Nội dung đánh giá

Cán bộ quản lý Hộ sản xuất Chung

SL CC SL CC (%) SL CC (%) (n=34) (%) (n=58) (n=92) 1 Đại học 15 44,12 7 12,07 22 23,91 2 Cao đẳng - trung cấp 14 41,18 14 24,14 28 30,43 3 Phổ thông 3 8,82 35 60,34 38 41,30 4 Khác 2 5,88 2 3,45 4 4,35

Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Như vậy, mặc dù chất lượng lao động trong ngành nông nghiệp ngày càng được nâng cao, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu cho phát triển nền NNĐT theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp.

4.2.2.2. Cơ sở vật chất – hạ tầng

Để phát triển NNĐT thì CSHT phục vụ cho phát triển nông nghiệp càng có vai trò quan trọng.

CSHT nói chung và CSHT phục vụ nông nghiệp nói riêng đã được nâng cấp và cải thiện trên toàn địa bàn quận. Hệ thống kênh, mương phục vụ cho phát triển nông nghiệp được đầu tư nạo vét cải tạo, hệ thống cung cấp nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp được đầu tư, nhất là hệ thống phun sương tự động đã góp phần nâng cao hiệu quả tưới tiêu cho các dự án rau sạch. Bên cạnh hệ thống cung cấp nước thì hệ thống đường giao thông nông thôn cũng được chú trọng phát triển. Đường bê tông xi măng chiếm 72,5%, đường đá nhựa 21,3%, các loại đường khác 6,2% trong tổng số diện tích đường quận, phường quản lý. Điều này làm tăng khả năng vận chuyển từ khu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, điện khí hóa nông thôn đã hoàn thành hơn 99% đã góp phần đắc lực cho các trạm bơm nước, chiếu sáng…

Về CSVC nông nghiệp, hầu hết tại các phường đều có trung tâm khuyến nông nhằm tư vấn, cung cấp giống, thuốc, thức ăn cho chăn nuôi. Ngoài ra, các Công ty với các chi nhánh đã phủ khắp các khu vực quận để cung cấp giống, phân bón, vật tư sản xuất nông nghiệp như Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, v.v…

Bảng 4.19. Đánh giá sự ảnh hưởng về cơ sở vật chất tới phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận của cán bộ và các hộ sản xuất

TT Tiêu chí

Cán bộ quản lý Hộ sản xuất Chung

SL CC SL CC SL CC

(n=34) (%) (n=58) (%) (n=92) (%)

1 Rất thuận lợi 17 50,00 27 46,55 44 47,83

2 Thuận lợi 11 32,35 19 32,76 30 32,61

3 Trung bình 4 11,76 8 13,79 12 13,04

4 Không thuận lợi 2 5,88 4 6,90 6 6,52

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

4.2.2.3. Trình độ khoa học – công nghệ

Trong sản xuất nông nghiệp, ngoài yếu tố “thiên thời”, “địa lợi” thì việc ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào quá trình sản xuất là rất quan trọng, bởi đây chính là một trong những nhân tố mang tính quyết định đến hiệu quả cuối cùng của quá trình sản xuất.

Thời gian qua, quận Long Biên đã có nhiều cải tiến trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với sản xuất NNĐT ra đời. Các tiến bộ khoa học kĩ thuật ngày càng được ứng dụng rộng rãi từ khâu nhân giống, chăm sóc cây con đến bảo dưỡng, phân phối sau khi thu hoạch.

Tuy nhiên, việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghiệp trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nhìn chung, đại đa số các hộ sản xuất quy mô trung bình và quy mô lớn đều muốn áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất sản lượng và thu nhập. Tuy nhiên có đến 32,61% số hộ thiếu người hướng dẫn, 46,74% số hộ thiếu vốn đầu tư để áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Điều này cho thấy, vấn đề ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp ở quận vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Bảng 4.20. Những khó khăn trong áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp tại các hộ sản xuất.

TT Nội dung

Cán bộ quản lý Hộ sản xuất Chung

SL CC SL CC

(%)

SL CC

(n=34) (%) (n=58) (n=92) (%)

1 Không người hướng 11 32,35 19 32,76 30 32,61

2 Thiếu vốn 15 44,12 28 48,28 43 46,74

3 Không cần áp dụng 4 11,76 6 10,34 10 10,87

4 Khác 4 11,76 5 8,62 9 9,78

Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Để đẩy mạnh ứng dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, quận đã thành lập một số dự án mô hình hợp tác xã, hộ nông dân liên kết với doanh nghiệp ở phường Cự Khối cùng một số dự án đang được xây dựng nhằm đưa quận trở thành khu nông nghiệp đô thị sinh thái, du lịch nhằm nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế của quận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 99 - 102)