Đặc điểm về kinh tế-xã hội của quận long Biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 50 - 54)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn

3.1.2. Đặc điểm về kinh tế-xã hội của quận long Biên

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động của Quận Long Biên

Tính đến 31/12/2016, dân số quận Long Biên là 279.188 người với 69.699 hộ. Mật độ dân số bình quân 4.500 người/km², phần lớn là lao động phổ thông, chiếm 67%. Tỷ lệ lao động đã đào tạo Cao đẳng – Đại học chiếm 21%. Sau đây là cơ cấu lao động hiện có tại quận.

Đồ thị 3.1. Dân số phân theo cơ cấu lao động giai đoạn 2014-2016 Nguồn: Cổng thông tin điện tử quận Long Biên (2017) Nguồn: Cổng thông tin điện tử quận Long Biên (2017) Nguồn lao động ở Quận Long Biên tương đối dồi dào do dân số trẻ. Năm 2014, dân số trong độ tuổi lao động của quận là 159.898 người, chiếm khoảng 60,59% dân số; Năm 2015, dân số trong độ tuổi lao động của quận là 165.229 người, chiếm khoảng 62,61% dân số; Năm 2016, dân số trong độ tuổi lao động của quận là 176.391 người, chiếm khoảng 63,18% dân số. Nhìn chung, nguồn lao động của quận tăng khá đều và ổn định. Trong những năm qua, việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của quận đã dẫn đến sự thay đổi nhất định về tình hình sử dụng lao động theo ngành. Nhìn chung, tỉ lệ lao động trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm nhưng tỷ lệ dân cư làm nông nghiệp năm 2016 vẫn chiếm tỷ lệ cao (47,45% ) trong cộng đồng dân cư của quận. Một số phường vẫn còn nét của phường ngoại thành cũ, sống tập trung từng xóm, mang sắc thái của dân cư nông nghiệp.

3.1.2.2. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của quận Long Biên, Hà Nội

Quận có đầy đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp thoát nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư các trung tâm thương mại quy mô lớn, quận Long Biên đã tiến hành đầu tư với tổng mức đầu tư gần 6.000 tỷ đồng, tạo thêm việc làm ổn định cho hơn 2.000 lao động mới. Xây dựng, cải tạo nâng cấp 12 chợ đạt 150% kế hoạch. Hiện toàn quận có 27 chợ với 2.798 hộ kinh doanh, trong đó có gần 1.000 hộ kinh doanh mới góp

phần giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động. Xây dựng 6 tuyến phố văn minh thương mại, đạt 150% kế hoạch. Hình thành các tuyến phố kinh doanh ô tô, ẩm thực, thời trang, tài chính - ngân hàng; đề án làng nghề truyền thống Lệ Mật kết hợp thương mại - du lịch - văn hoá ẩm thực được triển khai hiệu quả.

Bên cạnh việc đầu tư cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp, quận còn triển khai phát triển tuyến phố văn minh, đô thị xanh, và mở rộng các dự án rau an toàn.. Kết quả, thương mại, dịch vụ phát triển, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 19,8%; trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng 137%/ năm.

3.1.2.3. Tình hình tăng trưởng kinh tế - xã hội

Kinh tế trên địa bàn phát triển đúng hướng, thương mại, dịch vụ phát triển nhanh, chất lượng ngày càng được nâng cao, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 19,8% (vượt 0,8%), trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 13% so với đầu nhiệm kỳ; sản xuất công nghiệp – xây dựng giữ được mức tăng trưởng, đạt 17%; giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hằng năm 6,43%; thu ngân sách trung bình đạt 3.833 tỷ đồng/năm, tốc độ tăng thu bình quân hằng năm đạt 25,9%, vượt chỉ tiêu đại hội 1,9%… tạo bước phát triển mạnh mẽ cho kinh tế của quận.

Triển khai 07 dự án đường giao thông, đầu tư hệ thống đường điện, giếng khoan phục vụ sản xuất nông nghiệp với kinh phí trên 76 tỷ đồng, hỗ trợ trên 7 tỷ đồng cho nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 6,43%.

Hình thành và mở rộng thêm nhiều vùng sản xuất tập trung có giá trị kinh tế cao. Nhiều mô hình trồng cây ăn quả, hoa, cây cảnh, rau hữu cơ tại Phúc Lợi, Giang Biên, Cự Khối đạt trên 800 triệu đồng/ha.

Hình thành, phát triển một số mô hình kinh tế trang trại gắn với dịch vụ giáo dục góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập của nhân dân. Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tiếp tục phát triển theo quy hoạch, diện tích chuyển đổi tăng nhanh từ 320ha năm 2011 lên 550ha năm 2015.

Chủ động phối hợp với các sở, ngành thành phố tham gia xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của quận và xây dựng các quy hoạch chuyên ngành. Rà soát những bất cập trong quy hoạch, kiến nghị điều chỉnh, bổ sung vào đồ án quy hoạch phân khu đô thị N10. Hoàn thành và công bố 12 đồ án quy hoạch chi tiết, phê duyệt 98 hồ sơ quy hoạch tổng mặt bằng, phương án kiến

trúc; 186 hồ sơ chỉ giới đường đỏ, làm cơ sở triển khai các dự án đầu tư hạ tầng đô thị theo quy hoạch.

Thực hiện và hoàn thành 13 dự án thuộc nhiệm vụ chi của Thành phố. Thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư các dự án, các khu đô thị hiện đại trên địa bàn như: khu đô thị Vincom, khu tái định cư Him Lam, công viên công nghệ phần mềm; sân golf Long Biên với tổng mức đầu tư khoảng 32.000 tỷ đồng, góp phần tăng diện tích đất phát triển đô thị theo quy hoạch lên 377,09 ha, diện tích đường giao thông đầu tư mới 62,1ha.

Trong 5 năm qua, quận đã triển khai và chuẩn bị đầu tư 480 dự án; hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng 357 dự án với tổng mức đầu tư 3.388 tỷ đồng. Hoàn thành 395 dự án giải phóng mặt bằng, diện tích đất thu hồi gần 400 ha, tổng số tiền bồi thường hỗ trợ tái định cư gần 7.000 tỷ đồng. Tập trung cải tạo, chỉnh trang, duy tu, duy trì hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, đẩy nhanh việc khớp nối hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại. Hoàn thành 75,4 km chiều dài các tuyến đường giao thông theo quy hoạch.

Cơ cấu kinh tế đô thị (dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp đô thị sinh thái) đã được hình thành với tốc độ chuyển dịch nhanh so với dự kiến. Thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch. Công tác quy hoạch, đầu tư phát triển hạ tầng có nhiều kết quả làm thay đổi rõ về chất lượng và diện mạo đô thị; Quản lý đô thị từng bước đi vào nề nếp, nhiều vấn đề bức xúc về quản lý đất đai được giải quyết dứt điểm. Văn hoá - xã hội tiếp tục phát triển tiến bộ. An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; quốc phòng được củng cố và tăng cường. Hệ thống chính trị được kiện toàn, sức mạnh tổng hợp được phát huy. Năng lực lãnh đạo, hiệu lực, hiệu quả điều hành của chính quyền được nâng lên.

Sản xuất nông nghiệp được quan tâm đầu tư, chất lượng, hiệu quả được nâng lên; giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 6,43%. Diện tích chuyển đổi tăng nhanh từ 320ha năm 2011 lên 575ha trong năm 2016. Trong 5 năm qua, quận đã triển khai nhiều dự án và chương trình hỗ trợ cho nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Nhờ đó, đã hình thành và mở rộng thêm nhiều vùng sản xuất tập trung có giá trị kinh tế cao; xây dựng thương hiệu gắn với quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm như ổi, chuối, rau sạch.

Nhiều mô hình trồng cây ăn quả, hoa cây cảnh, rau hữu cơ tại Phúc Lợi, Giang Biên, Cự Khối đạt trên 800 triệu đồng/ha. Diện tích đất trũng, hoang hóa

được chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản đem lại giá trị kinh tế 300 triệu đồng/ha. Ngoài ra, trên địa bàn quận cũng đã hình thành 21 trang trại với mô hình phát triển kinh tế gắn với dịch vụ giáo dục qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập của nhân dân.

3.1.2.4. Quan hệ sở hữu và chính sách nông nghiệp

Với nhiều chính sách khoán của Nhà nước, người nông dân được giao đất, giao rừng đã tạo ra tâm lí an tâm, khuyến khích thúc đẩy sản xuất. Bên cạnh đó, những chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp của quận như đầu tư, hỗ trợ vốn cho sản xuất nông nghiệp; khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị; mở rộng thị trường; thành lập các trung tâm nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi; xây dựng địa bàn cư trú nông thôn, v.v… đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển NNĐT trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 50 - 54)