Định hướng phát triển nông nghiệp của quận Long Biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 104)

4.1.2 .Các hình thức tổ chức nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận Long Biên

4.3. Một số giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận long

4.3.1. Định hướng phát triển nông nghiệp của quận Long Biên

4.3.1.1. Quan điểm phát triển

- Phát triển nông nghiệp của quận Long Biên phải được đặt trong tổng thể quy hoạch phát triển chung đã được phê duyệt của thành phố Hà Nội.

- Phát triển nông nghiệp phải lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn quan trọng nhất để lựa chọn cơ cấu sản xuất hợp lý, mỗi ha đất nông nghiệp ngày càng mang lại giá trị kinh tế cao hơn.

- Phát triển nông nghiệp phải phục vụ tốt cho mục tiêu phát triển kinh tế chung của toàn Quận, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ, đặc biệt là hỗ trợ cho sự phát triển du lịch của địa phương.

- Phát triển nông nghiệp không tách rời quá trình và nhịp độ đô thị hóa đối với khu vực nông thôn, gắn với tạo cảnh quan bảo vệ môi trường cao, chuyển hẳn sang sản xuất hàng hóa.

- Phát triển nông nghiệp phải dựa trên việc áp dụng giống mới và tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, nhằm tạo ra năng suất, chất lượng sản phẩm cao. Xây dựng quy trình canh tác hợp lý và áp dụng công nghệ mới trong tất cả các công đoạn sản xuất.

4.3.1.2. Xu hướng phát triển và một số chỉ tiêu. a) Xu hướng phát triển chung

- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành sản xuất rau an toàn, trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả, cây lâu năm kết hợp phát triển các dịch vụ liên quan.

- Xây dựng và phát triển lâu dài một số phân vùng sản xuất chuyên canh, với quy mô phù hợp: Vùng sản xuất rau an toàn, vùng trồng hoa, cây cảnh, vùng trồng cây ăn quả. Chú trọng đầu tư một số loại cây, con đặc sản khác thích hợp và hiệu quả cao.

- Phát triển công nghiệp chế biến nông sản từ sơ chế đến chế biến sâu nhằm tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, thu hút khối lượng lớn nông sản phong phú và đa dạng từ các địa phương lân cận tới Hà Nội, góp phần ổn định và đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ của Thủ đô.

- Đổi mới và phát triển các quan hệ sản xuất nông nghiệp. Coi trọng các mô hình HTX cổ phần, đa sở hữu; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế hộ theo hướng hình thành các nông trại sản xuất hàng hóa; phát triển một số quần thể trang trại - khu dân cư - điểm du lịch sinh thái - văn hóa đẹp và hiện đại.

b) Xu hướng phát triển nông nghiệp quận Long Biên theo sự phân vùng sản xuất

Theo quy hoạch phân vùng tổ chức sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp Long Biên có thể vẫn duy trì quy hoạch phát triển các vùng chuyên canh như sau: - Vùng trồng rau an toàn, cây ăn quả: Tập trung chủ yếu ở Giang Biên,Thạch Bàn với diện tích khoảng 140ha, trong đó chủ yếu ở các vùng bãi thuộc các phường Long Biên (50ha), vùng Giang Biên (40ha), Phúc Lợi (20ha), Cự Khối (16 ha)…

- Vùng trồng hoa, cây cảnh kết hợp với du lịch sinh thái: tập trung ở các dự án xây dựng công viên xanh, diện tích trồng hoa cây cảnh khoảng 100ha tập trung ở các phường Thạch Bàn (20ha), Giang Biên (24ha), Ngọc Thụy (10ha), Long Biên (10ha), Bồ Đề (6ha), Cự Khối (5ha).

- Vùng trồng ngô, chuối và các cây màu khác: tập trung ở vùng bãi sông Đuống và sông Hồng, ở các phường Long Biên (40ha), Phúc Lợi (58ha), Cự Khối (40ha), Giang Biên (20ha) và các phường Bồ Đề, Thạch Bàn, Ngọc Thụy.

Từ sau năm 2015, khi quy hoạch không gian đất đai đã được điều chỉnh hết nhằm phục vụ cho phát triển Long Biên trở thành một đô thị hiện đại trong tương lai, thì diện tích đất nông nghiệp của Quận giảm xuống và ổn định ở mức khoảng 1.400ha đất canh tác, trong đó vùng đồng 400ha, còn lại 1.000ha thuộc vùng đất bãi sông Hồng và sông Đuống.

Bảng 4.22. Bố trí không gian cho phát triển sản xuất nông nghiệp Đơn vị tính: ha

TT Vùng chuyên canh Địa điểm 2010 2015 2020

1 Vùng trồng rau an toàn, cây ăn quả

Long Biên, Giang Biên, Phúc

Lợi, Cự Khối 167 140 150

2 Vùng trồng hoa, cây cảnh

Thạch Bàn, Giang Biên, Ngọc

Thụy, Long Biên, Bồ Đề, Cự Khối 98 123 116 3 Vùng trồng ngô, chuối và các cây

màu khác

Long Biên, Phúc Lợi, Cự Khối, Giang Biên, Bồ Đề, Thạch Bàn, Ngọc Thụy

186 140 98

Tổng số 451 403 364

Trên thực tế, hiện nay cũng cho thấy quá trình giảm dần quỹ đất canh tác nông nghiệp do đô thị hóa khu vực các phường nông nghiệp nông thôn đang kéo theo một bộ phận lao dộng nông nghiệp phải chuyển nghề sang hoạt động phi nông nghiệp. Qua nghiên cứu cho thấy, hiện nay có một bộ phận làm các nghề tiểu thủ công nghiệp hoặc chế biến lương thực thực phẩm (khoảng 20% số hộ tham gia), buôn bán nhỏ tiêu thụ sản phẩm địa phương và các mặt hàng khác, thu hút đa số nữ thanh niên 18-35 tuổi (khoảng 15-20% số hộ tham gia, tùy tình hình thực tế của mỗi phường). Một số bộ phận nữa làm các dịch vụ làm thuê ở nội thành phục vụ xây dựng, giao thông, khuân vác, tạp vụ… cuốn hút phần lớn lực lượng thanh niên từ 18-35 tuổi (có khoảng 50-60% số hộ tham gia). Việc hành nghề phi nông nghiệp hiện nay ở các phường này còn mang tính tự phát, phân tán, quy mô nhỏ, theo tính chất kinh tế gia đình là chính, chưa có được các mô hình tổ chức theo chiều sâu phục vụ có hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo nhịp độ đô thị hóa.

Vì vậy, cần phải tổ chức chặt chẽ quá trình hình thành các mô hình đô thị hóa ngay trong lòng nông thôn. Tức là, từng bước cơ cấu lại lao động và phát triển các điểm dân cư kiểu đô thị ở các phường nông nghiệp - nông thôn hiện nay. Trong đó, có việc chuyển dần tỷ lệ lao động nông nghiệp hiện nay vào các hoạt động phi nông nghiệp. Sự chuyển biến này thực chất thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh tăng năng suất, tổ chức sản xuất nông nghiệp hiện đại, chế biến nông sản và sản xuất tiểu thủ công nghiệp thành các sản phẩm hàng hóa cao cấp phục vụ cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, tham gia các hoạt động XDCB, lưu thông phân phối, cung ứng sinh hoạt, phục vụ phát triển hệ thống du lịch theo kiểu đô thị. Bên cạnh đó cũng phải phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng tương xứng để phục vụ cho cả sản xuất và đời sống dân cư đô thị.

c. Một số chỉ tiêu phát triển nông nghiệp quận Long Biên

Trên cơ sở đánh giá tốc độ phát triển của ngành nông nghiệp, phân tích bối cảnh mới có thể đưa ra mộtsố chỉ tiêu

Để thực hiện các mục tiêu trên, quận sẽ phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân, theo đó, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyên canh tập trung, giá trị cao, bền vững và an toàn vệ sinh thực phẩm; Tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả các chính sách của Trung ương và Thành phố đối với sản xuất nông nghiệp; tăng cường đào tạo cán bộ chuyên sâu về

kỹ thuật nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông lâm thủy sản; Rà soát, đánh giá, phân loại, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp; Tổ chức liên kết, hợp tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản; tăng cường xúc tiến đầu tư, quảng bá sản phẩm nông nghiệp…

Bảng 4.23. Mục tiêu phát triển nông nghiệp quận Long Biên đến năm 2020

TT Chỉ tiêu Mục tiêu

1 Tăng trưởng sản xuất nông nghiệp bình quân Từ 5-6%/năm 2 Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân Đạt 250 triệu/ha/ năm 3 Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công

nghệ cao/ tổng giá trị sản xuất nông nghiệp

Từ 25% lên 35% 4 Số hộ sản xuất nông nghiệp được công nhận trang trại Từ 20 đến 25 5 Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo Từ 70-75%.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử quận Long Biên (2017) 4.3.2. Những giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội

4.3.2.1. Giải pháp về quy hoạch sản xuất

Vai trò định hướng của Đảng và nhà nước, mà thể hiện trước hết ở công tác quy hoạch, kế hoạch là vô cùng quan trọng đối với phát triển nông nghiệp. Công tác quy hoạch, kế hoạch được xây dựng và triển khai tốt sẽ thúc đẩy nhanh chóng quá trình phát triển theo đúng mục tiêu đã xác định. Chất lượng công tác quy hoạch thể hiện trước hết ở nội dung quy hoạch phải thể hiện rõ mục tiêu, tiêu chí và các biện pháp triển khai thực hiện việc phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đo thị. Tiếp theo, quy hoạch phải được xây dựng kịp thời, mục tiêu và giải pháp phải đồng bộ và mang tính khả thi, đặc biệt phải đảm bảo hạn chế tác động tự phát của quá trình đô thị hoá.

Các quy hoạch, kế hoạch phát triển ở Long Biên thời gian vừa qua như quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế hội phường, quy hoạch phát triển nông nghiệp và các đề án phát triển chuyên sâu ở các phường đến năm 2020 đã chứa đựng những nội dung và tiêu chí cơ bản của phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, các nội dung đó về cơ bản mới chỉ có tính chất thí điểm ở những phường nông nghiệp đặc thù, chứ chưa được xây dựng trên diện rộng, vì vậy các hoạt động nhằm phát triển nông nghiệp mang sắc thái của nền nông nghiệp đô thị chưa được rõ nét và rộng khắp. Để khắc phục tồn tại này, về mặt phương pháp, cần

làm tốt việc rà soát lại các quy hoạch cũ, tổng kết, đánh giá việc thực hiện các mô hình thí điểm (vùng hoa, rau sạch, các mô hình kết hợp v.v) để tiếp tục điều chỉnh hoặc xây dựng các quy hoạch mới chi tiết, cụ thể và rộng khắp cho các vùng còn tiềm năng. Các quy hoạch mới này nên được xác định cho khoảng thời gian dài (15-20 năm) và đưa vào trong quy hoạch phát triển nông nghiệp Long Biên cho đến 2030. Trong đó, tăng cường mức độ chi tiết, cụ thể cho những kế hoạch trong giai đoạn trước mắt (2016-2020) và tăng tính định hướng cho giai đoạn sau (2020-2025). Thời gian hoàn thành xây dựng các đề án về phát triển các vùng chuyên canh mới ở các vùng tiềm năng cho đến hết 2020. Trong việc hình thành các vùng sản xuất tập trung, trọng tâm là gắn vùng sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh việc mở rộng vùng nông sản nguyên liệu ra các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm của đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt là các tỉnh giáp ranh với Long Biên.

Để khắc phục sự yếu kém về chất lượng quy hoạch như thiếu đồng bộ, lộn xộn, thiếu khả thi cần nâng cao năng lực và trách nhiệm của bộ phận lập kế hoạch từ năng lực của đội ngũ cán bộ trong phương pháp xây dựng kế hoạch, tinh thần trách nhiệm, cho đến việc tăng cường kiểm tra giám sát và tạo các điều kiện hỗ trợ cho công tác lập quy hoạch nâng cao chất lượng. Năng lực của đội ngũ cán bộ lập kế hoạch có thể được khắc phục bằng chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thông qua các lớp bồi dưỡng tập tuấn phù hợp với chuyên gia trong nước hoặc nước ngoài về phương pháp lập kế hoạch. Ý thức trách nhiệm chỉ có thể có được trên cơ sở đảm bảo chế độ tiền lương và kỷ luật lao động. Để tăng cường công tác kiểm tra giám sát cần phân định rõ chức năng của các sở, ban, ngành và lập lịch biểu kiểm tra, đánh giá thường xuyên theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và hàng năm. Sau kiểm tra, đánh giá cần có sự đôn đốc và điều chỉnh phù hợp với những biến động thực tế. Các điều kiện hỗ trợ cho công tác quy hoạch, kế hoạch có thể là những hỗ trợ về vốn điều tra khảo sát, xây dựng và thẩm định kế hoạch, hoặc hỗ trợ về đầu tư cho xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cho công tác quy hoạch ở tầm quốc gia. Các hỗ trợ này phải đảm bảo thực sự phát huy hiệu quả, chống lãng phí, thông qua việc kiểm tra giám sát chặt chẽ chi tiêu.

Ngoài ra, để khắc phục hiện tượng tự phát trong quá trình phát triển đô thị, cần tăng cường sự kiểm tra, giám sát của chính quyền các cấp để phát hiện đầy đủ các hiện tượng vi phạm pháp luật trong xây dựng và trật tự đô thị. Quan trọng hơn, các biện pháp xử lý các vi phạm phải thật nghiêm minh.

Hoạt động tiếp theo sau công tác xây dựng quy hoạch là triển khai và giám sát quá trình thực hiện quy hoạch. Trong hoạt động này, cần thường xuyên rà soát các điều kiện của quy hoạch để có sự điều tiết theo 2 hướng: giữ nguyên các mục tiêu quy hoạch và các mô hình đã được triển khai, tạo các điều kiện phù hợp với các yêu cầu quy hoạch nếu các điều kiện này có sự thay đổi. Trong trường hợp không tạo được các điều kiện theo yêu cầu quy hoạch (do quy hoạch không sát thực tế hoặc do có những sự đột biến do tác động của đô thị hoá) thì điều chỉnh mô hình. Tuy nhiên, một số mô hình gắn với việc tạo các sản phẩm vô hình, có tác động trực tiếp đến môi trường sinh thái, đến đời sống của đông đảo tầng lớp dân cư như: diện tích trồng cây xanh, diện tích ao, hồ đầm làm nhiệm vụ điều hoà môi trường, diện tích và các hoạt động xử lý ô nhiễm trong sản xuất và đời sống trong các khu công nghiệp và dân cư nông thôn cần phải được tuân thủ một cách nghiêm ngặt và được ưu tiên đặc biệt.

Ngoài ra, trong triển khai thực hiện kế hoạch cũng cần hết sức chú ý đến vấn đề tổ chức, phối hợp, chỉ đạo hoạt động để đảm bảo các kế hoạch đi vào thực tế. Hơn nữa, các chính sách khác của nhà nước về nông nghiệp và nông thôn cần được ban hành đồng bộ như chính sách đầu tư, chính sách bảo trợ, bảo hiểm khuyến khích sản xuất v.v để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện đúng các mục tiêu quy hoạch, kế hoạch đã đề ra.

4.3.2.2. Giải pháp về thị trường

Thị trường là nhân tố quyết định sự sống còn của sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất kinh doanh nông nghiệp nói riêng. Trong nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, nhu cầu của thị trường như thế nào thị bắt buộc người nông dân phải cung cấp các sản phẩm đó, với điều kiện các sản phẩm này phù hợp với đặc tính sinh thái và điều kiện tự nhiên tại nơi thị trường cần. Sản xuất nông nghiệp phải nghĩ ngay đến thị trường và không thể không nói đến thị trường khi lập kế hoạch sản xuất cho bất kỳ một sản phẩm nào của ngành nông nghiệp. Trong nền nông nghiệp đô thị, giải quyết tốt vấn đề thị trường lại là một nhiệm vụ cần thiết và khó khăn vì nhu cầu của người dân đô thị về các sản phẩm cao cấp và sản phẩm văn hoá tinh thần ngày càng cao và phức tạp. Nhu cầu này luôn gắn chặt với việc cung cấp các sản phẩm an toàn, có chất lượng cao trong một nền nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững. Như vậy, muốn phát triển nông nghiệp Long Biên theo hướng sinh thái, đô thị, điều đầu tiên phải nghĩ đến là tạo ra một thị trường tốt để thúc đẩy nhanh chóng quá trình này.

Thị trường cho nông nghiệp Long Biên trong thời gian qua còn nhiều bất hợp về thông tin, kênh tiêu thụ, giá cả, chất lượng sản phẩm, về trật tự và quy mô thị trường làm cho công tác tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Do đó, trên góc độ nông nghiệp đô thị, để giải quyết tốt khâu thị trường cần tập trung vào những giải pháp sau:

Cần tạo những điều kiện để các sản phẩm sạch, sản phẩm an toàn tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 104)