Danh mục các HTXNN tại quận Long Biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 72 - 76)

TT Tên HTX Địa điểm

1 HTX DVNN Thượng Thanh Phường Thượng Thanh 2 HTX DVTH phường Phúc Đồng Phường Phúc Đồng

3 HTX DVNN Cự Khối Phường Cự Khối

4 HTX DVNN Phúc Lợi Phường Phúc Lợi

5 HTX DVNN Thạch Bàn Phường Thạch Bàn

6 HTX DVNN Việt Hưng Phường Việt Hưng

7 HTX DVTH Giang Biên Phường Giang Biên

8 HTX DVTH Đồng Tâm Phường Đồng Tâm

Nguồn: Liên minh hợp tác xã Việt Nam (2015) 4.1.3. Thực trạng phát triển theo quy hoạch sản xuất nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội

4.1.3.1. Quá trình phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận Long Biên

Quận Long Biên có diện tích đất nông nghiệp hiện còn 1.236ha (trong đồng: 594,0ha, ngoài bãi 642,0ha). UBND quận đã xây dựng cơ chế hỗ trợ phát

triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận, hàng năm xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện. Trong đó: Tập trung xây dựng, phát triển chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại các vùng sản sản xuất nông nghiệp ổn định để hình thành các vùng trồng cây ăn quả chất lượng cao tại vùng bãi phường Cự Khối, Phúc Lợi, Long Biên và Giang Biên; triển khai thực hiện tốt Đề án phát triển làng nghề truyền thống nuôi rắn Lệ Mật.

Đến nay, quận Long Biên đã hoàn thành việc xây dựng, phát triển vùng trồng cây ăn quả chất lượng cao tại phường Cự Khối - 180ha (đã được cấp giấy chứng nhận vùng sản xuất rau quả an toàn, cấp nhãn hiệu tập thể với sản phẩm ổi găng Cự Khối); vùng trồng cây ăn quả Phúc Lợi - 60ha (đã được cấp giấy chứng nhận diện tích trồng ổi Đài Loan theo tiêu chuẩn VietGap); vùng sản xuất rau an toàn, trồng cây ăn quả phường Giang Biên - 40ha (đang hoàn thiện hồ sơ theo tiêu chẩn VietGap). Đồng thời, khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống nuôi rắn Lệ Mật.

Về phát triển trồng trọt: Toàn quận đã chuyển đổi được 365ha, trong đó: gần 100ha được chuyển từ đất hoang hoá sang trồng cây ăn quả, hoa cây cảnh và nuôi trồng thuỷ sản; 50ha chuyển từ trồng cây ăn quả kém hiệu quả sang cây ăn quả; 200ha chuyển từ cây hàng năm sang trồng cây ăn quả. Trong 365ha có 282,2ha chuyển đổi được nhận chính sách hỗ trợ theo phương án 03/PA-UBND của UBND Quận với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 7,3 tỷ đồng, gồm: hỗ trợ giống, giếng khoan hơn 5,4 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng thương hiệu hơn 1,925 tỷ đồng. Chuyển đổi cây trồng đã đưa diện tích trồng cây ăn quả tăng nhanh, hiện toàn quận có trên 500ha; hình thành nhiều vùng chuyên canh lớn bước đầu đã có thương hiệu (vùng ổi Cự Khối - khoảng 200ha; vùng quản chất lượng cao Phúc Lợi - trên 50ha; vùng chuối Ngọc Thuỵ - trên 80ha...., giá trị sản xuất/ha canh tác tăng nhanh. Hiện, bình quận đạt khoảng 230 triệu đồng/ha canh tác; nhiều mô hình cho giá trị sản xuất/ha canh tác trên 800 triệu đồng, tiêu biểu như trang trại giáo dục phường Giang Biên, trang trại rau hữu cơ Việt Liên; trang trại ổi phường Phúc Lợi...

Về chăn nuôi, thuỷ sản, trong giai đoạn vừa qua, quận Long Biên đã khôi phục và phát triển làng nghề nuôi rắn Lệ Mật - phường Việt Hưng, đã được Thành phố quyết định công nhận làng nghề Hà Nội (làng truyền thống nuôi rắn Lệ Mật); khôi phục, phát triển việc chăn nuôi rắn với trên 30 hộ được Chi cục

kiểm lâm cấp phép chăn nuôi theo quy định); 100% các hộ có diện tích chuyển đổi được hướng dẫn về quy trình hỗ trợ chăm sóc, thu hoạch có hiệu quả.

Bên cạnh đó, quận còn giúp hỗ trợ xúc tiến thương mại như triển khai các hoạt động: Tập trung củng cố công tác tổ chức tiêu thụ, nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp tại các vùng chuyển đổi; từng bước xây dựng xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp để hỗ trợ người dân trong công tác tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị sản xuất/ha. Hỗ trợ xúc tiến thương mại nông nghiệp thông qua tổ chức các hội chợ và tổ chức các chương trình kết nối giao thương. Ngoài ra, quận Long Biên cũng thực hiện các chính sách hỗ trợ xây dựng hạ tầng như: đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống đường giao thông, đường điện, khoan giếng phục vụ sản xuất nông nghiệp, lắp biển chỉ dẫn tại các vùng sản xuất ổn định theo hướng ĐTH, khu sinh thái, du lịch...

Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa trên địa bàn quận diễn ra nhanh nên diện tích đất nông nghiệp khu vực trong đồng đã được quy hoạch phát triển đô thị; định hướng của quận phát triển triển sản xuất nông nghiệp khu ngoài bãi; Nhưng việc phát triển sản xuất còn gặp nhiều khó khăn (khu vực ngoài bãi giữa phường Ngọc Thuỵ với diện tích khoảng 130ha do hạ tầng phục vụ sản xuất thiếu, không thuận lợi cho việc giao thông đi lại; không được đầu tư xây dựng hạ tầng do khu vực thuộc phạm vi hành lang thoát lũ. Vì vậy, để phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn, UBND quận Long Biên cũng đề nghị Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội tiếp tục phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ để ngày càng phát huy hơn nữa hiệu quả từ cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn quận.

4.1.3.2. Diện tích một số chủng loại nông sản chủ yếu trên địa bàn

Diện tích phát triển nông nghiệp đô thị quận Long Biên có có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Tuy nhiên diện tích trồng rau có xu hướng tăng so với tổng diện tích sản xuất nông nghiệp toàn quận. Qua bảng 4.4 ta thấy nhiều loại nông sản đang được trồng tại quận, trong đó diện tích trồng Rau, cây ăn quả chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu cây trồng. Diện tích các loại cây trồng không ổn định có sự biến động qua 3 năm. Rau, cây ăn quả tăng trong năm 2014, 2015 là nhờ có chính sách khuyến khích hỗ trợ rau sạch của địa phương và các nông hộ sản xuất nhận thấy được giá trị kinh tế từ việc trồng hai loại cây này so với trồng một số loại cây khác.Tuy nhiên, diện tích nông nghiệp giảm năm 2016 do quá trình ĐTH làm cho diện tích 2 loại cây trồng này cũng bị giảm theo.

Bảng 4.4. Diện tích trồng cây trên địa bàn quận Long Biên qua 3 năm (2014 – 2016) TT Loại cây 2014 2015 2016 So sánh (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2015/ 2016/ Bình quân 2014 2014 1 Tổng diện tích 1.891,94 100 1.746,78 100 1.349,41 100 92,33 77,25 84,79 2 Củ bắp 314,5 16,62 267,3 15,30 241,7 17,91 84,99 90,42 87,71

3 Cây ăn quả 392,8 20,76 381,4 21,83 312,8 23,18 97,10 82,01 89,56

4 Rau 742,4 39,24 753,2 43,12 658,4 48,79 101,45 87,41 94,43

5 Hoa cây cảnh 257,5 13,61 214,2 12,26 117,9 8,74 83,18 55,04 69,11

6 Khác 184,74 9,76 130,68 7,48 18,61 1,38 70,74 14,24 42,49

4.1.3.3. Chủng loại nông sản trồng chủ yếu trên địa bàn quận Long Biên

Số liệu thống kê bảng 4.5 ta thấy chủng loại nông sản được trồng chủ yếu tại địa bàn quận Long Biên trong 3 năm liên tục tăng. Củ bắp, cây ăn quả, rau, hoa cây cảnh, trong đó Rau là chủng loại nằm trong nhóm có tốc độ phát triển bình quân hàng năm cao, tốc độ phát triển bình quân về sản lượng là 116,02% cao nhất trong những chủng loại đang được sản xuất tại quận, tiếp theo là cây ăn quả có tốc độ phát triển bình quân là 108,74%, các loại củ bắp, hoa cây cảnh có có tốc độ phát triển bình quân giảm về sản lượng. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào thời tiết nên hàng năm các hộ sản xuất còn chịu nhiều thiệt hại do thiên tai và thời tiết khắc nghiệt không thuận lợi cho sản xuất nông sản. Do vậy không những sản lượng nông sản còn thấp mà chất lượng sản phẩm vẫn chưa đồng đều, tỉ lệ sản lượng chưa đạt tiêu chuẩn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng lượng sản phẩm thu hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 72 - 76)