Số trang trại tại quận Long Biên, Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 71)

Hiện nay, tại quận Long Biên đang hình thành, phát triển một số mô hình kinh tế trang trại gắn với dịch vụ giáo dục góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập của nhân dân. Năm 2011, có 8 trang trại, đến nay, có 21 trang trại, trong đó, có 5 trang trại được cấp giấy chứng nhận.

4.1.2.3. Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN)

Thành phố Hà Nội là thị trường lớn tiêu thụ các loại nông sản, nên những năm gần đây sản xuất nông nghiệp có xu hướng liên kết, hợp tác để giảm chi phí đầu vào tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Từ đó, nhiều HTXNN đã ra đời, bao gồm cả HTX đơn ngành và đa ngành.

Đến năm 2016, quận Long Biên hiện có 8 HTXNN phân bố tại 8 phường, cụ thể trong đó có 5 HTXNN và 3 HTX tổng hợp (HTXTH).

Dù gặp nhiều khó khăn, do ảnh hưởng của quá trình ĐTH, đất đai canh tác giảm, giá vật tư nông nghiệp tăng cao, thời tiết không thuận lợi. Tuy nhiên, các HTXNN đã có sự chuyển đổi nhanh chóng để thích nghi với các hoạt động sản xuất, thương mại nông nghiệp, cung ứng vật tư và các dịch vụ hàng hóa nông nghiệp. Hiện có hơn 80% số HTXNN hoạt động hiệu quả.

Bảng 4.3. Danh mục các HTXNN tại quận Long Biên

TT Tên HTX Địa điểm

1 HTX DVNN Thượng Thanh Phường Thượng Thanh 2 HTX DVTH phường Phúc Đồng Phường Phúc Đồng

3 HTX DVNN Cự Khối Phường Cự Khối

4 HTX DVNN Phúc Lợi Phường Phúc Lợi

5 HTX DVNN Thạch Bàn Phường Thạch Bàn

6 HTX DVNN Việt Hưng Phường Việt Hưng

7 HTX DVTH Giang Biên Phường Giang Biên

8 HTX DVTH Đồng Tâm Phường Đồng Tâm

Nguồn: Liên minh hợp tác xã Việt Nam (2015) 4.1.3. Thực trạng phát triển theo quy hoạch sản xuất nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội

4.1.3.1. Quá trình phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận Long Biên

Quận Long Biên có diện tích đất nông nghiệp hiện còn 1.236ha (trong đồng: 594,0ha, ngoài bãi 642,0ha). UBND quận đã xây dựng cơ chế hỗ trợ phát

triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận, hàng năm xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện. Trong đó: Tập trung xây dựng, phát triển chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại các vùng sản sản xuất nông nghiệp ổn định để hình thành các vùng trồng cây ăn quả chất lượng cao tại vùng bãi phường Cự Khối, Phúc Lợi, Long Biên và Giang Biên; triển khai thực hiện tốt Đề án phát triển làng nghề truyền thống nuôi rắn Lệ Mật.

Đến nay, quận Long Biên đã hoàn thành việc xây dựng, phát triển vùng trồng cây ăn quả chất lượng cao tại phường Cự Khối - 180ha (đã được cấp giấy chứng nhận vùng sản xuất rau quả an toàn, cấp nhãn hiệu tập thể với sản phẩm ổi găng Cự Khối); vùng trồng cây ăn quả Phúc Lợi - 60ha (đã được cấp giấy chứng nhận diện tích trồng ổi Đài Loan theo tiêu chuẩn VietGap); vùng sản xuất rau an toàn, trồng cây ăn quả phường Giang Biên - 40ha (đang hoàn thiện hồ sơ theo tiêu chẩn VietGap). Đồng thời, khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống nuôi rắn Lệ Mật.

Về phát triển trồng trọt: Toàn quận đã chuyển đổi được 365ha, trong đó: gần 100ha được chuyển từ đất hoang hoá sang trồng cây ăn quả, hoa cây cảnh và nuôi trồng thuỷ sản; 50ha chuyển từ trồng cây ăn quả kém hiệu quả sang cây ăn quả; 200ha chuyển từ cây hàng năm sang trồng cây ăn quả. Trong 365ha có 282,2ha chuyển đổi được nhận chính sách hỗ trợ theo phương án 03/PA-UBND của UBND Quận với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 7,3 tỷ đồng, gồm: hỗ trợ giống, giếng khoan hơn 5,4 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng thương hiệu hơn 1,925 tỷ đồng. Chuyển đổi cây trồng đã đưa diện tích trồng cây ăn quả tăng nhanh, hiện toàn quận có trên 500ha; hình thành nhiều vùng chuyên canh lớn bước đầu đã có thương hiệu (vùng ổi Cự Khối - khoảng 200ha; vùng quản chất lượng cao Phúc Lợi - trên 50ha; vùng chuối Ngọc Thuỵ - trên 80ha...., giá trị sản xuất/ha canh tác tăng nhanh. Hiện, bình quận đạt khoảng 230 triệu đồng/ha canh tác; nhiều mô hình cho giá trị sản xuất/ha canh tác trên 800 triệu đồng, tiêu biểu như trang trại giáo dục phường Giang Biên, trang trại rau hữu cơ Việt Liên; trang trại ổi phường Phúc Lợi...

Về chăn nuôi, thuỷ sản, trong giai đoạn vừa qua, quận Long Biên đã khôi phục và phát triển làng nghề nuôi rắn Lệ Mật - phường Việt Hưng, đã được Thành phố quyết định công nhận làng nghề Hà Nội (làng truyền thống nuôi rắn Lệ Mật); khôi phục, phát triển việc chăn nuôi rắn với trên 30 hộ được Chi cục

kiểm lâm cấp phép chăn nuôi theo quy định); 100% các hộ có diện tích chuyển đổi được hướng dẫn về quy trình hỗ trợ chăm sóc, thu hoạch có hiệu quả.

Bên cạnh đó, quận còn giúp hỗ trợ xúc tiến thương mại như triển khai các hoạt động: Tập trung củng cố công tác tổ chức tiêu thụ, nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp tại các vùng chuyển đổi; từng bước xây dựng xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp để hỗ trợ người dân trong công tác tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị sản xuất/ha. Hỗ trợ xúc tiến thương mại nông nghiệp thông qua tổ chức các hội chợ và tổ chức các chương trình kết nối giao thương. Ngoài ra, quận Long Biên cũng thực hiện các chính sách hỗ trợ xây dựng hạ tầng như: đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống đường giao thông, đường điện, khoan giếng phục vụ sản xuất nông nghiệp, lắp biển chỉ dẫn tại các vùng sản xuất ổn định theo hướng ĐTH, khu sinh thái, du lịch...

Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa trên địa bàn quận diễn ra nhanh nên diện tích đất nông nghiệp khu vực trong đồng đã được quy hoạch phát triển đô thị; định hướng của quận phát triển triển sản xuất nông nghiệp khu ngoài bãi; Nhưng việc phát triển sản xuất còn gặp nhiều khó khăn (khu vực ngoài bãi giữa phường Ngọc Thuỵ với diện tích khoảng 130ha do hạ tầng phục vụ sản xuất thiếu, không thuận lợi cho việc giao thông đi lại; không được đầu tư xây dựng hạ tầng do khu vực thuộc phạm vi hành lang thoát lũ. Vì vậy, để phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn, UBND quận Long Biên cũng đề nghị Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội tiếp tục phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ để ngày càng phát huy hơn nữa hiệu quả từ cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn quận.

4.1.3.2. Diện tích một số chủng loại nông sản chủ yếu trên địa bàn

Diện tích phát triển nông nghiệp đô thị quận Long Biên có có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Tuy nhiên diện tích trồng rau có xu hướng tăng so với tổng diện tích sản xuất nông nghiệp toàn quận. Qua bảng 4.4 ta thấy nhiều loại nông sản đang được trồng tại quận, trong đó diện tích trồng Rau, cây ăn quả chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu cây trồng. Diện tích các loại cây trồng không ổn định có sự biến động qua 3 năm. Rau, cây ăn quả tăng trong năm 2014, 2015 là nhờ có chính sách khuyến khích hỗ trợ rau sạch của địa phương và các nông hộ sản xuất nhận thấy được giá trị kinh tế từ việc trồng hai loại cây này so với trồng một số loại cây khác.Tuy nhiên, diện tích nông nghiệp giảm năm 2016 do quá trình ĐTH làm cho diện tích 2 loại cây trồng này cũng bị giảm theo.

Bảng 4.4. Diện tích trồng cây trên địa bàn quận Long Biên qua 3 năm (2014 – 2016) TT Loại cây 2014 2015 2016 So sánh (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2015/ 2016/ Bình quân 2014 2014 1 Tổng diện tích 1.891,94 100 1.746,78 100 1.349,41 100 92,33 77,25 84,79 2 Củ bắp 314,5 16,62 267,3 15,30 241,7 17,91 84,99 90,42 87,71

3 Cây ăn quả 392,8 20,76 381,4 21,83 312,8 23,18 97,10 82,01 89,56

4 Rau 742,4 39,24 753,2 43,12 658,4 48,79 101,45 87,41 94,43

5 Hoa cây cảnh 257,5 13,61 214,2 12,26 117,9 8,74 83,18 55,04 69,11

6 Khác 184,74 9,76 130,68 7,48 18,61 1,38 70,74 14,24 42,49

4.1.3.3. Chủng loại nông sản trồng chủ yếu trên địa bàn quận Long Biên

Số liệu thống kê bảng 4.5 ta thấy chủng loại nông sản được trồng chủ yếu tại địa bàn quận Long Biên trong 3 năm liên tục tăng. Củ bắp, cây ăn quả, rau, hoa cây cảnh, trong đó Rau là chủng loại nằm trong nhóm có tốc độ phát triển bình quân hàng năm cao, tốc độ phát triển bình quân về sản lượng là 116,02% cao nhất trong những chủng loại đang được sản xuất tại quận, tiếp theo là cây ăn quả có tốc độ phát triển bình quân là 108,74%, các loại củ bắp, hoa cây cảnh có có tốc độ phát triển bình quân giảm về sản lượng. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào thời tiết nên hàng năm các hộ sản xuất còn chịu nhiều thiệt hại do thiên tai và thời tiết khắc nghiệt không thuận lợi cho sản xuất nông sản. Do vậy không những sản lượng nông sản còn thấp mà chất lượng sản phẩm vẫn chưa đồng đều, tỉ lệ sản lượng chưa đạt tiêu chuẩn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng lượng sản phẩm thu hoạch.

Bảng 4.5. Sản lượng nông sản chủ yếu trên địa bàn quận qua 3 năm Đơn vị: tấn Đơn vị: tấn Loại cây 2014 2015 2016 So sánh (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 Bình quân Củ bắp 4.501,16 4.527,51 4.437,48 100,59 98,01 99,30 Cây ăn quả 3.864,41 4.258,27 4.568,92 110,19 107,30 108,74

Rau 6.375,23 7.147,18 8.571,36 112,11 119,93 116,02 Hoa cây cảnh 1.945,61 2.031,29 1.931,74 104,40 95,10 99,75

Khác 247,9 243,62 242,59 98,27 99,58 98,93 Tổng 16.934,31 18.207,87 19.752,09 107,52 108,48 108,00

Nguồn: Cổng thông tin điện tử quận Long Biên (2017) 4.1.4. Thực trạng về hiệu quả của sản xuất nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội

4.1.4.1. Tình hình đầu tư chi phí sản xuất trong phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận Long Biên

Chi phí đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tính hiệu quả của hoạt động phát triển nông nghiệp đô thị. Hơn nữa nó còn ảnh hưởng rất lớn đến việc thay đổi định hướng phát triển, cơ cấu các lĩnh vực cũng như môi trường tự nhiên và sinh thái của cả vùng.

Trong hoạt động phát triển nông nghiệp đô thị, hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, nên chi phí chủ yếu gồm các khoản chi mua giống, chi mua dụng cụ làm vườn, chi các dụng cụ chăm sóc, thu hoạch rau màu, thuốc bảo vệ thực vật, chi cho phân bón và các khoản chi khác như túi ni lon, lưới vay chuột phá… Tuy nhiên, các khoản chi phí này thông thường chỉ chi một lần và có thể sử dụng được nhiều vụ do đó chi phí đầu tư được phân thành đầu tư cơ bản ban đầu và đầu tư trong quá trình tái sản xuất.

Mặt khác, đặc thù của ngành nông nghiệp là tái sử dụng dễ dàng, thường sử dụng các loại phân bón đa dạng có nguồn gốc tự nhiên, các hộ gia đình thường sử dụng chất thải trong gia đình như bã chè, bã cà phê, rễ cây, rau không dùng… chứ không sử dụng thuốc BVTV nhằm đảm bảo sản phẩm sạch, bảo vệ môi trường, lại tiết kiệm chi phí trong quá trình trồng và chăm sóc hoa màu.

a) Chi phí đầu tư thời kỳ đầu

Thời kỳ kiến thiết cơ bản trong sản xuất nông nghiệp là một giai đoạn quan trọng trong chu kỳ sản xuất, giai đoạn này quyết định một phần chất lượng và số lượng sản phẩm. Do đó chăm sóc như thế nào để cây phát triển khỏe mạnh và chi phí đầu tư cho giai đoạn này luôn được tính toán sao cho chi phí bỏ ra là tối thiểu nhưng chất lượng cây vẫn được đảm bảo. Đầu tư thời kỳ kiến thiết cơ bản cho Rau và cây ăn quả bao gồm chi phí trồng mới, chi phí chăm sóc giai đoạn chưa cho sản phẩm hay cho sản lượng rất thấp, chi phí đầu tư các tư liệu sản xuất cần thiết.

Bảng 4.6. Tình hình chi phí đầu tư cơ bản vào nông nghiệp của các dự án

TT Chỉ tiêu Hiện trạng Diện tích nông sản (ha) Tỷ lệ (%) Chi phí đầu tư (tỷ đồng) Tỷ lệ (%)

1 Nông trại hữu cơ Tuệ Viên 324 20,57 69,27 38,7 2 Trang trại giáo dục Erahouse 984 62,48 102,21 57,1 3 Dự án trồng hoa, cây cảnh (3 hộ) 164 10,41 3,29 1,8 4 Dự án sản xuất cây ăn quả sạch

theo mô hình hộ nông trại (4 hộ) 103 6,54 4,27 2,4

Tổng 1.575 100 179,04 100,00

Với diện tích sản xuất chủ yếu là hoa, rau, củ và các loại cây ăn quả, thu hoạch bình quân khoảng 52.907 triệu đồng /ha của dự án Tuệ Viên và khoảng 56.776 triệu đồng/ha của dự án Trang trại giáo dục Erahouse, cùng các dự án khác cũng chiếm gần 200 tỷ đồng chi phí đầu tư, chưa kể các dự án khác trên địa bàn và chi phí sản xuất của các hộ gia đình và các trang trại.

Một đặc điểm nổi bật và rất phổ biến hơn nữa ngoài các hộ gia đình có diện tích đất vườn canh tác nông nghiệp thì việc đô thị hóa, diện tích đất vườn bị thu hẹp, rất nhiều hộ đã tận dụng thùng xốp từ chợ, siêu thị để trồng thêm rau màu, đặc biệt là các loại rau thơm bởi chúng cần ít diện tích hơn rau ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của công nghệ thì đất dinh dưỡng cũng được bán trên thị trường khá phổ biến là một khoản chi phí mới của người sản xuất.

Bảng 4.7. Chi phí đầu tư thời kỳ kiến thiết cơ bản cho 1 ha cây trồng ĐVT: 1000 VNĐ ĐVT: 1000 VNĐ STT Diễn giải Hộ gia

đình Trang trại Dự án Bình quân Cơ cấu (%) 1 Củ, bắp 19.305 21.275 24.194 21.591 12,12 2 Cây ăn quả 56.021 57.359 61.740 58.373 32,77

3 Rau 25.814 23.115 21.041 23.323 13,10

4 Hoa cây cảnh 73.455 74.273 76.732 74.820 42,01 Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Từ bảng 4.7 có thể thấy mức đầu tư của các nhóm sản xuất có sự chênh lệch đáng kể. Trong các loại chi phí thì giống nhau về giống, công lao động. Nhưng khác nhau về chi phí đầu tư nên chỉ so sánh về mức đầu tư giữa các nhóm sản xuất. Một phần do nhu cầu và khả năng kinh tế của các nhóm sản xuất khác nhau nên có sự chênh lệch về mức đầu tư. Mức độ đầu tư chi phí là một lý do dẫn đến sự khác nhau về sản lượng, năng suất cũng như chất lượng sản phẩm của các nhóm sản xuất.

Nhóm hộ gia đình là nhóm có mức chi phí đầu tư thấp nhất. Sở dĩ như vậy là do khả năng kinh tế của hộ không cho phép đầu tư cao. Do các đại lý thường ít cho nợ, hoặc có cho thì hộ cũng không đầu tư cao vì thời hạn trả nợ thường lấy vào dịp thu hoạch. Nên do tâm lý các hộ không dám đầu tư như trang trại và dự

án. Nhóm dự án là nhóm có mức đầu tư cao nhất, do chủ động về khả năng kinh tế cho việc đầu tư. Hơn nữa, nhận thức của hộ trong việc đầu tư cũng khác hơn, biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất hơn các hộ gia đình và trang trại. Tuy nhiên, nhìn chung tình hình đầu tư vẫn chưa hợp lý và bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tâm lý. Đặc biết là các hộ gia đình và trang trại, thường quan tâm nhiều hơn đến các loại đất tốt và hạn chế đầu tư đối với loại đất xấu. Không chỉ vậy, do nhận thức của các trang trại chưa cao nên họ đã lạm dụng về phân bón cũng như thuốc bảo vệ thực vật làm cho đất bị thoái hoá và kết quả sản xuất vì vậy đem lại không cao. Do đó, việc đầu tư hợp lý là một việc làm hết sức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 71)