Các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp ở quận Long Biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 62 - 70)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận Long Biên,

4.1.1. Các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp ở quận Long Biên

4.1.1.1. Chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn quận Long Biên

a. Giai đoạn 2011-2015

Giai đoạn từ năm 2011 - 2015 là giai đoạn quận Long Biên tập trung vào quy hoạch và chuyển đổi cây trồng thành các vùng chuyên canh. Với chủ trương đó, dể công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn quận đạt kết quả cao và góp phần hỗ trợ một phần các hộ sản xuất nông nghiệp, được sự thống nhất của Quận ủy, UBND quận đã ban hành một số văn bản quy định về hỗ trợ sản xuất nông nghiệp:

- Quyết định 5519/QĐ-UBND ngày 26/10/2011 của UBND quận về trình tự lập thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án chuyển đổi cây trồng vật nuôi trên địa bàn quận.

- Phương án số 03/PA-UBND ngày 19/10/2011 về Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn quận Long Biên giai đoạn 2011 – 2015.

- Hướng dẫn số 1939/HD-UBND ngày 02/12/2011 về Thực hiện phương án hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn quận Long Biên g.đ 2011 – 2015.

- Công văn số 266/UBND-KT ngày 12/3/2012 về mật độ cây trồng, định mức hỗ trợ cây giống, giếng khoan phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo phương án được UBND quận phê duyệt năm 2012 để tạo sự thống nhất chung về thực hiện chính sách hỗ trợ trên địa bàn quận và làm căn cứ trong công tác thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ sản xuất nông nghiệp năm 2012. Cụ thể:

+ Hỗ trợ giống cây trồng: năm thứ nhất hỗ trợ 80%; từ năm thứ 2 hỗ trợ 50%. + Hỗ trợ giếng khoan: diện tích đủ 1.000m2 được hỗ trợ 01 giếng khoan. (hỗ trợ 50% chi phí khoan giếng - tương đương 800.000đ/giếng).

+ Hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn và tham quan mô hình. + Hỗ trợ chi phí quản lý dự án: 10 triệu đồng/phường.

Nhìn chung, các văn bản trên đã quy định rõ định hướng vùng sản xuất, đối tượng hỗ trợ, định mức hỗ trợ, nội dung được hỗ trợ, mật độ cây trồng và khuyến khích nông dân dồn điền đổi thửa tập trung đất thành thửa lớn để sản xuất đã tạo sự thống nhất trên địa bàn quận và tạo thuận lợi cho các phường.

- Kết quả của chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp giai đoạn 2011- 2015 của quận Long Biên cụ thể như sau:

+ Diện tích chuyển đổi tăng nhanh từ 320 ha năm 2011 lên 575 ha năm 2016. + Trong 5 năm qua, quận đã triển khai 7 dự án đường giao thông, đầu tư hệ thống đường điện, giếng khoan phục vụ sản xuất nông nghiệp với kinh phí trên 76 tỷ đồng, hỗ trợ trên 7 tỷ đồng cho nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

+ Ngân hàng chính sách, Quỹ hỗ trợ nông dân đã hỗ trợ 23,9 tỷ đồng cho nông dân vay vốn để phát triển nông nghiệp. Hình thành và mở rộng thêm nhiều vùng sản xuất tập trung có giá trị kinh tế cao; xây dựng thương hiệu gắn với quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm như ổi, chuối, rau sạch. Nhiều mô hình trồng cây ăn quả, hoa cây cảnh, rau hữu cơ tại Phúc Lợi, Giang Biên, Cự Khối đạt trên 800 triệu đồng/ha.

+ Diện tích đất trũng, hoang hóa được chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản đem lại giá trị kinh tế 300 triệu đồng/ha. Hình thành, phát triển một số mô hình kinh tế trang trại gắn với dịch vụ giáo dục góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập của nhân dân.

b. Giai đoạn 2016-2020

Thực hiện Nghị quyết của Đại hội đảng bộ quận lần thứ III, nhiệm kỳ 2015-2020; UBND quận đã xây dựng và ban hành Phương án số 01/PA-UBND ngày 15/3/2017 của UBND quận Long Biên về hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn quận Long Biên giai đoạn 2016-2020.

Để hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ, UBND quận đã ban hành hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn quận Long Biên giai đoạn 2017-2020. Cụ thể cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2016-2020:

* Đối tượng: Các Doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, các trang trại, các hộ dân tham gia sản xuất nông nghiệp (gọi chung là đơn vị).

* Phạm vi áp dụng:

xuất, nâng cao chất lượng vùng đã chuyển đổi (tập huấn, duy trì thương hiệu, hỗ trợ tiền điện tưới nước vùng rau an toàn).

- Đất nông nghiệp dự báo bị thu hồi sau năm 2020: Hỗ trợ đầy đủ các chính sách hỗ trợ của Quận.

- Các đơn vị đăng ký chuyển đổi mới có diện tích lớn hơn hoặc bằng 5.000 m2 (diện tích đăng ký chuyển đổi phải liền khu).

* Mức hỗ trợ:

- Hỗ trợ 100% tiền tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật. - Hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức hội nghị tuyên truyền, vận động; công đi tuyên truyền, vận động thực hiện dồn đổi ruộng. Mức hỗ trợ tối đa không quá 3.000.000 đồng/ha chuyển đổi.

- Hỗ trợ một lần đầu 80% chi phí mua giống cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao (ổi, táo, cam canh, bưởi, hồng xiêm), 20% chi phí mua giống hoa. Riêng các vùng trước đây chuyển đổi hiệu quả chưa cao (vùng trồng chuối Ngọc Thụy, Giang Biên) cho áp dụng lần 2, mức hỗ trợ 50 % giá giống.

- Hỗ trợ 70% chi phí bảo vệ thực vật năm đầu, 50% năm thứ 2 khi sử dụng các chế phẩm sinh học.

- Hỗ trợ khoan giếng tưới nước cho cây trồng tối đa không quá 10 triệu đồng /ha.

- Hỗ trợ 100% kinh phí cấp giấy chứng nhận vùng sản xuất rau quả an toàn; 70% kinh phí xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác và trang trại.

- Hỗ trợ 100% kinh phí kiểm soát về an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất rau, quả an toàn theo quy trình Vietgap; quản lý chuỗi theo hướng truy xuất nguồn gốc.

- Hỗ trợ 70% tiền điện bơm nước tại 2 vùng sản xuất rau an toàn của Quận (vùng rau an toàn Cự Khối và Thượng Thanh).

Ngoài ra, có cơ chế đặc thù đối với một số vùng sản xuất rau, quả có gắn với dịch vụ du lịch (thực hiện theo phương án riêng được UBND quận phê duyệt).

* Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ theo lộ trình khi có đầu ra sản phẩm (được áp dụng cho những diện tích chuyển đổi mới)

- Năm thứ nhất ngay sau khi chuyển đổi: Hỗ trợ 30% tổng mước hỗ trợ. - Sau khi có đầu ra sản phẩm nếu có hiệu quả: Hỗ trợ 70% kinh phí còn lại.

* Giải pháp và tổ chức thực hiện:

- UBND quận phê duyệt phương án hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn quận giai đoạn 2017-2020 làm căn cứ để tổ chức thực hiện. Ban hành hướng dẫn cụ thể, chi tiết việc thực hiện các chính sách hỗ trợ theo quy định hiện hành.

- Hàng năm UBND quận xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu chuyển đổi cây trồng cho các đơn vị. Gắn thực hiện các chỉ tiêu với việc đánh giá thi đua cuối năm của các đơn vị liên quan.

- UBND Quận giao Các phòng, ban chuyên môn hướng dẫn UBND các phường, các doanh nghiệp, trang trại, hộ gia đình lập các phương án chuyển đổi trình Quận phê duyệt hàng năm làm căn cứ thực hiện các chính sách hỗ trợ theo quy định.-Mô hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH – HĐH.

4.1.1.2. Chương trình phát triển nông nghiệp gắn với ứng dụng công nghệ sinh học

Chương trình triển khai thực hiện đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hiệu quả của ứng dụng khoa học - kỹ thuật, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn quận Long Biên đã được thực hiện từ năm 2005 đến nay.

Hộp 4.1. Đánh giá về vai trò của công nghệ sinh học đối với nông nghiệp trên địa bàn quận Long Biên

"Công nghệ sinh học ngày càng có ý nghĩa trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay chúng tôi áp dụng rất nhiều công nghệ trong sản xuất nông nghiệp như: công nghệ thủy canh, ứng dụng công nghệ tạo ra các giống cây trồng mới, sản xuất phân bón hữu bằng công nghệ lên men vi sinh... ”

Nguồn: Phỏng vấn ông Vũ Hoài Nam, Nông trại hữu cơ Tuệ Viên (lúc 15h ngày 21 tháng 6 năm 2017) Về định hướng, quận tập trung theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị -

sinh thái gắn với quy hoạch, tập trung vào vùng đất bãi sông Hồng, sông Đuống tương đối ổn định với diện tích khoảng 692 ha tại các phường: Giang Biên, Phúc Lợi, Bồ Đề, Long Biên, Cự Khối, Thượng Thanh, Ngọc Thụy, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa có chất lượng cao. Quận đã tập trung phát triển vùng cây ăn quả tại phường Cự Khối, Giang Biên, Phúc Lợi, Thượng Thanh; cây ăn quả và hoa, cây cảnh tại phường Long Biên, Bồ Đề, Ngọc Thụy. Đồng thời, tiếp tục phát triển 130ha tại các phường Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối, Bồ Đề, Ngọc Thụy, Thượng Thanh, Giang Biên theo hướng nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả, hoa cây cảnh, dịch vụ, du lịch sinh thái và cho phép bổ sung nội dung hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu tham quan, vui chơi, giải trí.

Đồng thời, xây dựng chính sách khuyến khích và hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ sinh học vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng: hỗ trợ phát triển môi hình trồng hoa phong lan nuôi cấy mô, sản xuất nấm linh chi tại phường Long Biên.

4.1.1.3. Dự án sản xuất rau hữu cơ Nông trại hữu cơ Tuệ Viên

Nông trại hữu cơ Tuệ Viên (Tuệ Viên farm) là nông trại chuyên sản xuất ra các sản phẩm của Công ty TNHH TM&ĐT Việt Liên với diện tích khoảng 3ha. Các sản phẩm của Công ty TNHH TM&ĐT Việt Liên mang thương hiệu Tuệ Viên hoàn toàn được trồng tại Nông trại hữu cơ Tuệ Viên.

Nông trại hữu cơ Tuệ Viên đã thực hành sản xuất theo quy trình hữu cơ từ năm 2009 đến nay. Trong suốt 6 năm qua, Tuệ Viên thực hiện nghiêm túc tiêu chuẩn 6 không:

- Không phân bón hóa học - Không thuốc trừ sâu hóa học - Không kích thích sinh trưởng - Không thuốc diệt cỏ

- Không giống biến đổi gien - Không chất bảo quản

Không những thế, xuyên suốt quá trình gần 6 năm qua, Tuệ Viên luôn cố gắng tạo hệ sinh thái đa dạng và cân bằng trên nông trại, mọi loài đều được đối xử công bằng theo nguyên tắc đấu tranh sinh tồn có kiểm soát, đến nay, chất lượng môi trường sinh thái của nông trại khá tốt, độ phì, mầu mỡ của đất được

cải thiện rõ rệt, thiên địch về nhiều, tình trạng sâu, bệnh cậy giảm rõ rệt (ví dụ: trên các cây bị rệp, kiến đen đã về ăn hết, đom đóm đã về đẻ trứng trên ốc sên, chim sẻ bắt sâu – trên nông trại hiện nay có rất nhiều tổ chim sẻ, bọ rùa về giúp vườn tiêu diệt rầy nâu, ong đen, ong xanh mắt đỏ đã về vườn để đẻ trứng trên trứng sâu non, muồm muỗm đã về để tìm kiếm sâu đục thân làm mồi….) Bên cạnh đó, với thế mạnh về nghiên cứu sinh học, Công ty TNHH TM&ĐT Việt Liên đã nghiên cứu và làm chủ phần lớn các nguồn đầu vào chính cho nông trại (như phân trùn quế, phân cá, phân giun thủy phân, dịch chiết thảo dược xua đuổi côn trùng và chữa bệnh cây từ ớt, tỏi, xuyến chi, cúc, dâm bụt, hương nhu, xả, tro, vôi, nem…). Đối với nấm bệnh thì sử dụng nấm đối kháng Trichodema và dâm bụt. Xử lý có dại bằng các biện pháp che phủ hoặc dấm ổi. Hiện đơn vị mua ngoài duy nhất phân bò từ Phù đổng do dân chăn thả, tuyệt đối không sử dụng phân gà, lợn hay các loại động vật nuôi tập trung công nghiệp khác. Xác thực vật được ủ và qua bộ máy tiêu hóa của giun trước khi đưa ra đồng ruộng, không trực tiếp đưa xác thực vật, phân động vật ra đồng ruộng.

Có thể nói, quy trình sản xuất hữu cơ tuân thủ quyết định 1845/QĐ-NN- TT của Sở NN&PTTN Hà nội đã thực hiện thành công tại Tuệ Viên. Tuệ Viên hiện là điểm đến tin yêu của rất nhiều gia đình, đặc biệt các sinh viên nông nghiệp, sinh viên môi trường và các tổ chức quốc tế về phát triển bền vững. Hơn thế nữa, Tuệ Viên còn là trường học thiên nhiên của trẻ thơ.

4.1.1.4. Dự án Trang trại giáo dục Erahouse

Dự án phát triển rau sạch do Hợp tác xã Đồng Tâm liên kết với Trang trại Erahouse thực hiện tại phường Giang Biên, quận Long Biên với tên gọi "Trang trại giáo dục Erahouse". "Trang trại" này rộng khoảng 10 ha, tại khu vực ngoài đê Sông Đuống-vùng đất phù sa mầu mỡ, thích hợp cho trồng rau, quả nhiều năm nay nhưng hiện nay được đầu tư, kết hợp với phát triển du lịch theo mô hình điểm giáo dục học đường: Nuôi ngựa, dê, gà... kết hợp với các trò chơi, giải trí, thu hút khá đông khách du lịch, nhất là các gia đình có trẻ nhỏ, học sinh các trường tiểu học, mầm non tham gia...

Trang trại đang phát triển mô hình trồng rau trên diện tích lớn, sử dụng nguồn nước sạch, không dùng phân bón hoá học, trồng rau trong nhà lưới để loại bỏ các yếu tố tác đông về thời tiết, giảm trừ sâu bệnh và có thể trồng cây trái vụ, đa dạng sản phẩm, chống sâu bệnh, trừ sâu bệnh (bằng tay)...

Toàn bộ quá trình sản xuất, thu hái sản phẩm ở đây phải đảm bảo kỹ thuật, không dùng hoá chất, không chất bảo quản, rửa bằng nước đá lạnh, đảm bảo rau cung ứng luôn tươi và sạch.

Nhiều gia đình Hà Nội cuối tuần đưa trẻ đến đây như một điểm du lịch kết hợp với giáo dục khá hấp dẫn.

Sản phẩm rau sạch của trang trại đang được giao hàng ngày tới 12 trường tiểu học, mầm non ở quận Long Biên và đều được các nơi nhận cung ứng đánh giá cao. Các mẫu sản phẩm chúng tôi đưa đi kiểm nghiệm định kỳ ở Chi cục bảo vệ thực vật chưa trường hợp nào có hàm lượng các chất phải hạn chế bị vượt ngưỡng yêu cầu.

4.1.1.5. Dự án trồng hoa, cây cảnh

Những năm gần đây, nghề trồng hoa để kinh doanh ở quận Long Biên phát triển khá mạnh từ các phường: Thạch Bàn, Giang Biên, Ngọc Thụy, Long Biên, Bồ Đề, Cự Khối... Với đặc thù của nông nghiệp đô thị là quỹ đất canh tác ít việc phát triển các loại cây cảnh, hoa có giá thành cao như hoa hoa lan, hoa ly, lay ơn, hồng ý, đào nhật tân, lay ơn, hoa cúc, hoa hồng, hoa tuy líp... là rất phù hợp. Nếu đầu tư đúng quy trình kỹ thuật, lựa chọn giống chất lượng thì với giá bán tiêu thụ như hiện nay bình quân sẽ đạt từ 300 triệu đến 350 triệu đồng/ha/năm.

Hộp 4.2. Đánh giá của người dân trong việc chuyển đổi sang trồng hoa, cây cảnh cây cảnh

"Từ khi gia đình tôi chuyển diện tích đất canh tác sang trồng các loại hoa, cây cảnh cho thu nhập cao hơn nhiều so với trồng ngô hay trồng lúa, lợi nhuận trung bình khoảng 50 triệu đồng/ sào/ năm. Tuy nhiên, để trồng được hoa, cây cảnh đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc khó hơn và mất nhiều thời gian hơn.”

Nguồn: Phỏng vấn ông Trần Đức Bình, phường Ngọc Thụy (9h30’ ngày 18 tháng 5 năm 2017) Quận Long Biên đã xây dựng vùng hoa, cây cảnh tại vùng bãi phường Long Biên giai đoạn 2013 – 2016, với diện tích 68 ha; kêu gọi doanh nghiệp tham gia sản xuất, với diện tích đề nghị thành phố mở rộng lên 97 ha. Diện tích trồng hoa đang từng bước được mở rộng. Hiện nay, việc cắm hoa, chơi hoa một

thú vui tao nhã và ngày càng trở thành nhu cầu lớn của người dân. Phát triển nghề trồng hoa cây cảnh là một hướng đi thích hợp có nhiều triển vọng trong quá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 62 - 70)