Bài học kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp đô thị cho quận Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 44)

Biên, Hà Nội

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và một số tỉnh, thành tại Việt Nam, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội như sau:

Thứ nhất, phát triển nông nghiệp đô thị cần có những chính sách phù hợp để quản lý và kế hoạch hóa sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lý, chú ý đến mối liên kết giữa đô thị và nông thôn nhằm khai thác tính thích ứng và linh động của nông nghiệp đô thị.

Thứ hai, Nông nghiệp đô thị nên tập trung vào những hoạt động có lợi thế như cung cấp giống tốt phục vụ trồng trọt và chăn nuôi cho nông nghiệp nông thôn, sản xuất và cung ứng vật tư, nguyên nhiên liệu, phân bón, thuốc BVTV, bao bì đóng gói cho ngành nông nghiệp. Cần đặc biệt chú ý khi phát triển nông nghiệp đô thị và vùng ven không nên cạnh tranh với nông nghiệp nông thôn mà phải chú ý đến đặc thù thế mạnh của nền nông nghiệp đô thị và các rủi ro xảy ra từ nông nghiệp đô thị đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường (ví dụ: tồn dư thuốc BVTV, kim loại nặng, các vi sinh vật gây bệnh,…). Các tác động này có thể không xảy ra tức thời mà chủ yếu theo xu hướng cộng dồn, tích lũy.

từng vùng và từng thời điểm cần chú ý thu thập cơ sở dữ liệu làm nền tảng, trong đó cần chú ý các thông tin về:

- Các sản phẩm đặc thù truyền thống của vùng; - Dạng sản phẩm và sản lượng dự tính sản xuất ra; - Dạng chất thải và khối lượng chất thải nông nghiệp

- Phương án tái sử dụng nước thải đô thị và chất thải rắn nhằm phục vụ cho nông nghiệp như là nguồn phân bón và nước tưới cho nông nghiệp đô thị;

- Phương án cho mô hình quy hoạch đô thị nông nghiệp đạt hiệu quả nông học, hiệu quả kinh tế, hiệu quả về xã hội – cảnh quan môi trường & du lịch sinh thái kết hợp với kỹ thuật canh tác công nghệ cao và bền vững;

- Công nghệ thu hoạch và phương pháp chế biến thực phẩm theo các mức thu nhập khác nhau.

Việc quy hoạch đô thị có những chính sách kết hợp đa mục tiêu cho việc quản lý: mỗi một đô thị cần xác định và lựa chọn cho hợp lý giữa việc hạn chế đô thị hóa vùng ngoại ô, phát triển nhà cao tầng trong nội ô, bảo vệ vành đai xanh của đô thị và việc cho phép phát triển đô thị ra ngoại ô, thu hẹp vùng nông nghiệp ven đô thị. Việc lựa chọn các phương án này sẽ liên quan đến các mức chi phí kinh tế khác nhau và tùy theo tình trạng cụ thể của từng đô thị.

Thứ tư, Phát triển nông nghiệp đô thị cần gắn với thị trường tiêu thụ. Các sản phẩm nông nghiệp cần phải đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường, vì có như vậy nền nông nghiệp của quận Long Biên mới phát triển bền vững. Để làm được điều này các cơ quan chuyên môn cần làm tốt công tác khảo sát, nghiên cứu nhu cầu của thị trường từ đó định hướng các đơn vị sản xuất triển khai thực hiện.

Thứ năm, Phát triển nông nghiệp đô thị cần gắn với áp dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. Quận Long Biên cần đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao, công nghệ mới; trước hết là nghiên cứu tạo chọn giống, nhân giống, quy trình sản xuất thương phẩm, quy trình thu hoạch, xử lý, bảo quản, vận chuyển sản phẩm … Đây là khâu then chốt, có tính chất quyết định đến tốc độ, chất lượng và hiệu quả của quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp đô thị.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN

3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Quận Long Biên được thành lập theo Nghị định 132/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2003 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 2004 trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của phường Gia Lâm với 14 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các phường: Gia Thuỵ, Ngọc Lâm, Bồ Đề, Phúc Đồng, Phúc Lợi, Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thuỵ, Việt Hưng, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối, Đức Giang, Sài Đồng. Quận Long Biên được thành lập nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô trong thời kỳ mới, hình thành các vùng kinh tế động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Quận Long Biên có tọa độ 21°01’9’’ Bắc và 105°53'10’ – 106°54' Đông giáp phường Thạch Bàn; Tây giáp các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng; Nam giáp phường Cự Khối và quận Hai Bà Trưng; Bắc giáp các phường Bồ Đề, Phúc Đồng. Tổng diện tích là 60,38 km².

Bản đồ 3.1. Bản đồ quận Long Biên, Hà Nội

Nguồn: Website quận Long Biên (2017) Quận Long Biên có 1 vị trí chiến lược rất quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của Hà Nội và đất nước., là nơi tập trung nhiều đầu mối giao

thông đối ngoại quan trọng với nhiều đường giao thông lớn và quan trọng như đường sắt, quốc lộ nối liền các tỉnh phía Bắc (Lạng Sơn, Bắc Ninh), các tỉnh phía Đông Bắc (Hải Phòng, Quảng Ninh), đường thuỷ, đường không nối liền với các tỉnh phía bắc, đông bắc; có sân bay Gia Lâm, khu vực quân sự, nhiều khu công nghiệp liên doanh với nước ngoài như: khu công nghiệp kỹ thuật cao Sài Đồng B, khu công nghiệp Sài Đồng A, nhiều công trình kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, cơ quan nhà máy, đơn vị sản xuất kinh doanh của Trung ương, Thành phố và địa phương. Đặc biệt với lợi thế vị trí cửa ngõ của Hà Nội, nối liền với trục tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, đồng thời cũng là trục kinh tế sôi động hội nhập nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Đó là những yếu tố cơ bản thuận lợi cho quận Long Biên phát triển nhanh, mạnh và bền vững về kinh tế- xã hội. Đây là điều kiện thuận lợi cho tổ chức không gian đô thị trên địa bàn quận đồng thời tạo cơ hội liên kết kinh tế giữa quận với các tỉnh và thành phố lân cận, mở rộng thị trường kinh doanh và dịch vụ giữa Hà Nội với các tỉnh phía Bắc, tạo đà cho sự phát triển kinh tế - xã hội của quận. Vì vậy, trong sản xuất nông nghiệp, Quận Long Biên không những có lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, KT - XH mà còn nằm trong khu vực phát triển năng động. Tuy vậy, ngành nông nghiệp cũng chịu sức ép cạnh tranh lớn trong khu vực và trong nước.

3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn a. Đặc điểm khí hậu

Quận Long Biên nằm ở trung tâm Đồng bằng Bắc Bộ, mang đặc điểm đặc trưng của khí hậu vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, Thời tiết có sự khác biệt rõ ràng giữa mùa nóng và mùa lạnh và có thể phân ra thành 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa nóng bắt đầu từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 9, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều rồi mát mẻ, khô ráo vào tháng 10. Mùa lạnh bắt đầu từ giữa đầu tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau. Từ cuối tháng 11 đến tháng 1 rét và hanh khô, từ tháng 2 đến hết tháng 3 lạnh và mưa phùn kéo dài từng đợt. Tuy nhiên, do chịu sự tác động mạnh mẽ của gió mùa nên thời gian bắt đầu và kết thúc của mỗi mùa thường không đồng đều nhau giữa các năm, nên sự phân chia các tháng chỉ mang tính tương đối.

Nền nhiệt độ trong khu vực quận Long Biên khá đồng đều và tương đương so với nền nhiệt độ chung của Thành phố Hà Nội. Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 23 – 24 0 C, mùa hạ là 29,5°C (lúc cao nhất lên tới 43°C, vào tháng 6 năm 2015 với việc bị ảnh hưởng bởi El nino trên toàn thế giới, Hà Nội phải hứng chịu đợt nóng kỉ lục trong 1 tuần (từ 1-6 đến 7-6) với nhiệt độ lên tới 43,7 °C, là nhiệt độ kỷ lục ghi nhận trong lịch sử”. Hơn nữa, do chịu ảnh hưởng của hiệu ứng đô thị và là

P

vùng khí hậu có độ ẩm cao nên những đợt nắng nóng, nhiệt độ cảm nhận thực tế luôn cao hơn mức đo đạc, có thể lên tới 50 °C. Nhiệt độ trung bình mùa đông: 16,5 °C (lúc thấp xuống tới 2,7 °C do ảnh hưởng của La Nina). Biên độ nhiệt trong năm 12 – 13o độ C, biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm là 6 – 7o C.

- Lượng mưa trung bình từ 1.600mm – 1.800mm/năm; Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; trong đó, tháng 6 và tháng 7 là hai tháng có lượng mưa cao nhất.

- Độ ẩm trung bình 78-87%, bình quân mùa mưa là 80% và trị số cao tuyệt đối đến 100%; bình quân mùa khô 68,2% và mức thấp tuyệt đối xuống tới 40%.

Về cơ bản, quận Long Biên thuộc vùng ít chịu tác động của bão. Tuy nhiên, những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên những hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra càng nhiều, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân và hoạt động sản xuất nông nghiệp.

b. Đặc điểm thủy văn

Quận chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Hồng và sông Đuống, lưu lượng trung bình nhiều năm là 2.710m3/s, mực nước mùa lũ thường cao 9 – 12m, (độ cao trung bình của mặt đê 14 – 15m). Đặc biệt là nằm ven Sông Hồng ,có lượng phù sa rất lớn, lưu lượng nước bình quân 1.200 – 4.500 m2/s và lưu lượng cao nhất lên tới 9.318 m2/s, cung cấp chủ yếu lượng nước ngọt cho nông nghiệp trên địa bàn quận Long Biên. Ngoài trục sông chính trên, quận còn có mạng lưới sông rạch chằng chịt giúp cho việc tới tiêu cho ngành nông nghiệp.

3.1.1.3. Đất đai

Diện tích đất của quận tương đối lớn, theo số liệu thống kê ngày 15/1/2017, quận Long Biên có diện tích đất tự nhiên 5.982,05ha, trong đó, đất nông nghiệp hiện còn 1.236ha, trong đồng: 594,0ha, ngoài bãi 642,0ha (UBND quận Long Biên, Hà Nội, 2017), nên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Diện tích đất thuộc loại đất phù sa được bồi đắp hàng năm, chất đất tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp trung bình 1 năm giảm 270 ha, nên phần lớn diện tích còn lại là đất kẹt trong các khu dân cư, khu công nghiệp ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và cần có sự chuyển đổi mục đích sử dụng tăng hiệu quả sử dụng đất hiện có của quận.

Bảng 3.1. Diện tích các loại đất của quận Long Biên năm 2014-2016

TT Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu Diện

tích (ha)

Cơ cấu Diện

tích (ha) Cơ cấu 2015 /2014 2016 /2015 Bình quân (%) (%) (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 5.982,05 100 5.982,05 100 5.982,05 100 100 100 100 1 Đất nông nghiệp 1.891,94 31,63 1.746,78 29,20 1.349,41 22,56 92,33 77,25 84,79

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 1.793,15 29,92 1.639,28 27,35 1.236,61 20,63 91,42 75,44 83,43

1.2 Đất nuôi trồng thủy sản 94,27 1,57 102,84 1,72 106,84 1,78 109,09 103,89 106,49

1.3 Đất nông nghiệp khác 4,52 0,08 4,66 0,08 5,96 0,10 103,10 127,90 115,50

2 Đất phi nông nghiệp 3.962,15 66,11 4.135,08 69,00 4.222,35 70,45 104,36 102,11 103,24

2.1 Đất ở 1.078,82 18,00 1.142,91 19,07 1.207,28 20,14 105,94 105,63 105,79

2.2 Đất chuyên dùng 1.631,18 27,22 1.662,27 27,74 1.673,04 27,92 101,91 100,65 101,28

- Đất công ích 14,71 0,25 16,41 0,27 19,07 0,32 111,56 116,21 113,88

- Đất sản xuất kinh doanh phi

nông nghiệp 40,12 0,67 104,15 1,74 113,62 1,90 259,60 109,09 184,34

- Đất sông suối và MNCD 1.197,32 19,98 1.209,34 20,18 1.209,34 20,18 101,00 100,00 100,50

3 Đất chưa sử dụng 127,96 2,14 100,19 1,67 358,29 5,98 78,30 357,61 217,95 Nguồn: UBND quận Long Biên, Hà Nội, Cổng thông tin điện tử quận Long Biên (2014,2015,2016)

Bảng 3.1 cho thấy, diện tích đất có sự biến động qua 3 năm 2014-2016: Đất nông nghiệp có xu hướng giảm nhanh chóng qua 3 năm với tốc độ giảm bình quân là 15,21%; cụ thể năm 2015 giảm 145,16 ha so với năm 2014; năm 2016 giảm 397,37ha so với năm 2015 và giảm 542,53ha so với năm 2014, cho thấy diện tích đất nông nghiệp có giảm khá nhiều.

Ngược lại so với đất nông nghiệp thì đất phi nông nghiệp lại có xu hướng tăng dần qua 3 năm 2014-2016 với tốc độ tăng bình quân là 2,1%, cụ thể năm 2016 tăng 6,2 ha và tăng 2,1% so với năm 2014; năm 2015 tăng 4,4% so với năm 2014 điển hình là đất ở và đất chuyên dụng có xu hướng tăng dần. Ta thấy con số tăng lên của đất phi nông nghiệp phần lớn là diện tích đất giảm đi của diện tích đất nông nghiệp.

3.1.1.4. Tài nguyên tự nhiên, xã hội

Quận Long Biên có diện tích tự nhiên 5.391 ha, không có nhiều khoáng sản chủ yếu là khai thác cát, là quận có diện tích lớn nhất trong số các quận nội thành Hà Nội. Quỹ đất của Long Biên là một nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Quận. Với quỹ đất hiện có, điều kiện địa chất tốt, khả năng phát triển một đô thị hiện đại, đồng bộ, phát triển các khu công nghiệp có công nghệ cao, các khu thương mại và dịch vụ.

Quận đã ưu tiên đầu tư cho sự nghiệp giáo dục phát triển với tổng kinh phí 677.1 tỷ đồng; 100% các trường được sửa chữa, xây mới, đầu tư thiết bị dạy học theo hướng đồng bộ, hiện đại. Quy mô trường lớp tăng, hệ thống trường ngoài công lập có bước phát triển. Toàn quận hiện có 03 trường chất lượng cao và một số trường chất lượng cao ngoài công lập, 21 trường đạt chuẩn quốc gia đưa tổng số trường đạt chuẩn toàn quận lên 47/58 trường, đạt 81,03%.

3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội của quận Long Biên

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động của Quận Long Biên

Tính đến 31/12/2016, dân số quận Long Biên là 279.188 người với 69.699 hộ. Mật độ dân số bình quân 4.500 người/km², phần lớn là lao động phổ thông, chiếm 67%. Tỷ lệ lao động đã đào tạo Cao đẳng – Đại học chiếm 21%. Sau đây là cơ cấu lao động hiện có tại quận.

Đồ thị 3.1. Dân số phân theo cơ cấu lao động giai đoạn 2014-2016 Nguồn: Cổng thông tin điện tử quận Long Biên (2017) Nguồn lao động ở Quận Long Biên tương đối dồi dào do dân số trẻ. Năm 2014, dân số trong độ tuổi lao động của quận là 159.898 người, chiếm khoảng 60,59% dân số; Năm 2015, dân số trong độ tuổi lao động của quận là 165.229 người, chiếm khoảng 62,61% dân số; Năm 2016, dân số trong độ tuổi lao động của quận là 176.391 người, chiếm khoảng 63,18% dân số. Nhìn chung, nguồn lao động của quận tăng khá đều và ổn định. Trong những năm qua, việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của quận đã dẫn đến sự thay đổi nhất định về tình hình sử dụng lao động theo ngành. Nhìn chung, tỉ lệ lao động trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm nhưng tỷ lệ dân cư làm nông nghiệp năm 2016 vẫn chiếm tỷ lệ cao (47,45% ) trong cộng đồng dân cư của quận. Một số phường vẫn còn nét của phường ngoại thành cũ, sống tập trung từng xóm, mang sắc thái của dân cư nông nghiệp.

3.1.2.2. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của quận Long Biên, Hà Nội

Quận có đầy đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp thoát nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư các trung tâm thương mại quy mô lớn, quận Long Biên đã tiến hành đầu tư với tổng mức đầu tư gần 6.000 tỷ đồng, tạo thêm việc làm ổn định cho hơn 2.000 lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)