Quy mô, cơ cấu sản xuất của nhóm hộ trên địa bàn quận Long Biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 70 - 72)

TT Các hoạt động sản xuất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

1 Nhóm hộ trồng hoa, cây cảnh 7,127 12,68

2 Nhóm hộ trồng rau 35,135 62,53

3 Nhóm hộ trồng cây ăn quả 13,9254 24,78

Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Bên cạnh một số nhóm hộ có phương hướng và cơ cấu sản xuất phù hợp với xu thế phát triển nông nghiệp sinh thái ven đô như trên, còn lại phần lớn các hộ vẫn duy trì phương hướng và cơ cấu sản xuất mang tính chất truyền thống. Cơ cấu sản xuất và bố trí cây trồng vật nuôi còn mang tính chất phân tán đan xen

theo tính chất sản xuất tự nhiên hoặc sản xuất hàng hoá nhỏ, chưa xác định được sản phẩm mũi nhọn chủ đạo, chưa tập trung cho các phẩm hàng hoá chính. Tình trạng phát triển sản xuất phân tán đan xen của các hộ theo phương thức truyền thống không chỉ kìm hãm khả năng khai thác năng lực và điều kiện sản xuất của mỗi hộ, mà còn làm cho sản xuất nông nghiệp ngoại thành chưa thể hiện rõ sắc thái riêng của nền nông nghiệp sinh thái ven đô mà vẫn mang đậm nét các đặc trưng của nền nông nghiệp truyền thống giống như nhiều vùng nông thôn khác.

Một vấn đề đang đặt ra là quy mô tập trung ruộng đất bình quân mỗi hộ nông dân ngoại thành thấp đang là nguyên nhân không cho phép các hộ nông dân chuyển đổi sang phát triển sản xuất chuyên môn hoá, tập trung hoá theo hướng sản xuất nông nghiệp sinh thái. Muốn thực hiện chuyên môn hoá sản xuất theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì quy mô đất đai của các hộ cũng phải đủ lớn, đồng nhất và tập trung liền khoảnh. Điều này đỏi hỏi Quận phải có các chính sách khuyến khích các hộ nông dân ngoại thành thực hiện chuyển đổi, chuyển nhượng ruộng đất để tập trung ruộng đất ở mức độ hợp lý phù hợp cho việc phát triển các mô hình nông nghiệp sinh thái.

4.1.2.2. Trang trại

Những năm gần đây, do tác động của kinh tế thị trường, sự đổi mới về chính sách đất đai, đầu tư vốn, nhân lực, mở rộng thị trường tiêu thụ đã tạo điều kiện để kinh tế trang trại phát triển một cách nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng.

0 5 10 15 20 25

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số trang trại

Đồ thị 4.1. Số trang trại tại quận Long Biên, Hà Nội

Hiện nay, tại quận Long Biên đang hình thành, phát triển một số mô hình kinh tế trang trại gắn với dịch vụ giáo dục góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập của nhân dân. Năm 2011, có 8 trang trại, đến nay, có 21 trang trại, trong đó, có 5 trang trại được cấp giấy chứng nhận.

4.1.2.3. Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN)

Thành phố Hà Nội là thị trường lớn tiêu thụ các loại nông sản, nên những năm gần đây sản xuất nông nghiệp có xu hướng liên kết, hợp tác để giảm chi phí đầu vào tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Từ đó, nhiều HTXNN đã ra đời, bao gồm cả HTX đơn ngành và đa ngành.

Đến năm 2016, quận Long Biên hiện có 8 HTXNN phân bố tại 8 phường, cụ thể trong đó có 5 HTXNN và 3 HTX tổng hợp (HTXTH).

Dù gặp nhiều khó khăn, do ảnh hưởng của quá trình ĐTH, đất đai canh tác giảm, giá vật tư nông nghiệp tăng cao, thời tiết không thuận lợi. Tuy nhiên, các HTXNN đã có sự chuyển đổi nhanh chóng để thích nghi với các hoạt động sản xuất, thương mại nông nghiệp, cung ứng vật tư và các dịch vụ hàng hóa nông nghiệp. Hiện có hơn 80% số HTXNN hoạt động hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 70 - 72)