So sánh giữa nông nghiệp đô thị và nông nghiệp nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 25 - 29)

Chỉ tiêu Nông nghiệp đô thị Nông nghiệp nông thôn Loại hình

Độc đáo, không theo lối truyền thống; Có những loại hình di động hoặc không có đất.

Theo lối truyền thống, các loại hình có sự phụ thuộc lẫn nhau Sinh kế Là hoạt động sinh kế phụ và bán thời

gian

Là hoạt động sinh kế và người nông dân tham gia toàn bộ thời gian

Chủ trang trại/ hộ sản xuất

Là người thành phố tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp; hoặc là những người di cư với vốn kiến thức sản xuất hạn hẹp

Là nông dân và có kinh nghiệm, kiến thức truyền thống.

Sản phẩm Rau ăn lá, thịt gia cầm, lợn, nấm, cây

cảnh, rau thơm, cá Lương thực, gia súc, gia cầm

Lịch trồng Quanh năm Theo mùa vụ

Yếu tố sản xuất

Chi phí đất đai, lao động cao; Khan hiếm đất đai

Chi phí dịch vụ đầu vào thấp

Chi phí đất đai, lao động thấp; Chi phí dịch vụ đầu vào cao Tổ chức

nông dân

Thiếu và khó khăn trong việc thực hiện vì nông dân phải phân tan và có nguồn gốc đa dạng

Có sẵn và dễ dàng trong việc chia sẻ kinh nghiệm vì cùng một nguồn

Bối cảnh xã hội

Nông dân đô thị thường xuyên thực hiện các hoạt động ngoài vùng lân cận. Tỷ lệ hộ gia đình tham gia vào sản xuất nông nghiệp là rất khác biệt.

Nông dân đô thị có nền tảng văn hóa khác nhau

Nông dân hầu như không được tổ chức

Cộng đồng thống nhất và tương đối ổn định.

Hầu hết các gia đình đều tham gia vào sản xuất và chia sẻ chung một nền tảng xã hội. Môi

trường Tài nguyên đất và nước ít bị ô nhiễm

Thường ô nhiễm tài nguyên đất và nước

Nguồn: Mai Lan Phương và Philipppe Lebaill (2015) Mặt khác, Nông nghiệp đô thị, ngoài việc giống nông nghiệp là cung cấp lương thực, thực phẩm còn có cả tác động làm giảm tiêu cực của quá trình đô thị hóa và hữu ích đến môi trường nhờ tác động cải thiện vi khí hậu, bảo tồn và làm giàu tính đa dạng sinh học, giá trị cảnh quan, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên… Ngoài ra, nông nghiệp đô thị còn tạo cơ hội cung cấp công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho một bộ phận dận cư đô thị. Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ sinh học…sẽ góp phần làm tăng năng suất và

chất lượng nông sản, tạo điều kiện phát triển công nghiệp chế biến, thương mại dịch vụ các sản phẩm nông sản có chất lượng cao, cho hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Do đó phát triển nông nghiệp đô thị bền vững là xu hựớng phát triển tất yếu của quá trình phát triển nông nghiệp tương lai.

2.1.2.2. Vai trò của nông nghiệp đô thị

Theo Võ Hữu Hòa (2011) nông nghiệp đô thị có những vai trò sau:

- Nông nghiệp đô thị góp phần cung cấp thực phẩm chủ yếu như rau xanh, hoa quả tươi tại chỗ cho con người. Nhất là hiện nay tốc độ đô thị hóa tăng, tình trạng mất vệ sinh an toàn thực đáng báo động nên nhu cầu về thực phẩm sạch càng cao, trong khi đó tư liệu để sản xuất chính là đất mà lại bị thu hẹp vi đô thị hóa, dân số đông, nguồn cung thực phẩm sạch với giá cao chỉ đáp ứng phần nào cho những người có thu nhập cao, nên người có thu nhập thấp sống tại đô thị không có điều kiện tiếp cận sử dụng những thực phẩm sạch đó. Để đảm bảo thực phẩm cho người dân khu vực nội đô và ven đô thì nông nghiệp đô thị là một giải pháp hữu hiệu.

- Nông nghiệp đô thị giải quyết vấn đề thất nghiệp bán thời gian cho người dân, tạo việc làm và thu nhập cho một số bộ phận dân cư ở đô thị.

- Nông nghiệp đô thị có điều kiện tiếp cận các dịch vụ đô thị: những kỹ thuật mới vào sản xuất để tăng năng xuất, hiệu quả sử dụng đất và có điều kiện tiếp cận với các nguồn tiêu thụ lớn như nhà hàng, khách sạn, siêu thị...

- Nông nghiệp đô thị còn làm giảm ôi nhiễm môi trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên: vì quá trình phát triển nông nghiệp đô thị sẽ sử dụng những rác thải sinh hoạt hữu cơ, nước thải tái sử dụng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đô thị.

- Nông nghiệp đô thị cung ứng dịch vụ du lịch. Nông nghiệp đô thị góp phần tạo cảnh quan đô thị và cải thiệu sức khỏe cộng đồng.

2.1.3. Nội dung nghiên cứu phát triển nông nghiệp đô thị

2.1.3.1. Các hình thức tổ chức nông nghiệp đô thị

Tổ chức nông nghiệp đô thị được hiểu là một hệ thống liên kết không gian của các ngành, các xí nghiệp nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên cơ sở các quy trình kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hóa, tập trung hóa, liên hợp hóa và hợp tác hóa sản xuất; cho phép sử dụng có hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về

các điều kiện tự nhiên, kinh tế, nguồn lao động và đảm bảo năng suất lao động xã hội cao nhất. Tổ chức nông nghiệp đô thị có nhiều hình thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. (Đặng Văn Phan và Nguyễn Kim Hồng, 2002)

Về cơ bản, nền nông nghiệp đô thị có các hình thức tổ chức chủ yếu sau:

a) Nông hộ

Nông hộ là hình thức vốn có của sản xuất nhỏ, tồn tại phổ biến ở các nước đang phát triển thuộc Châu Á, trong đó có Việt Nam. Quy mô canh tác của nông hộ nhỏ bé, ở nước ta là 0,5 – 1 ha. Đại bộ phận rất ít vốn, quy mô thu nhập nhỏ, khả năng tích lũy thấp làm hạn chế khả năng đầu tư tái sản xuất. Lao động chủ yếu sử dụng tại gia đình; sức lao động không phải là hàng hóa mà là tự phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của gia đình. Kĩ thuật canh tác và công cụ sản xuất ít biến đổi, mang nặng tính truyền thống. Quy mô sản xuất rất nhỏ bé.

b) Hình thức tổ chức Trang trại

Theo Đặng Văn Phan và Nguyễn Kim Hồng (2002),trạng trại là kết quả tất yếu của hộ gia đình gắn với sản xuất hàng hóa, là hình thức tiến bộ của sản xuất nông nghiệp thế giới. Hoạt động của kinh tế nông nghiệp chịu sự chi phối của nền kinh tế thị trường và tuân theo quy luật cung cầu, chấp nhận cạnh tranh. Các đặc điểm nổi bật của trang trại bao gồm:

- Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất nông phẩm hàng hóa theo nhu cầu của thị trường. Đây là bước tiến bộ từ kinh tế hộ tự cấp tự túc lên các hộ nông nghiệp hàng hóa.

- Tư liệu sản xuất (đất đai) thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập.

- Quy mô đất đai tương đối lớn và có sự khác biệt giữa các quốc gia. Trong đó, ở Việt Nam trung bình khoảng 6,3 ha.

- Cách thức tổ chức sản xuất tiến bộ, đẩy mạnh chuyên môn hóa, tập trung vào những nông sản có lợi thế so sánh và khả năng sinh lợi cao hơn

- Các trang trại đều có thuê mướn lao động (lao động thường xuyên và lao động thời vụ).

Trang trại có vai trò to lớn đối với sự phát triển nông nghiệp ở các nước phát triển bởi vì phần lớn các nông sản cung cấp cho xã hội được sản xuất ra từ các trang trại. Còn ở các nước đang phát triển, vai trò này càng được nhân lên khi

c) Hình thức tổ chức hợp tác xã nông nghiệp

Đây là hình thức phổ biến trong nền nông nghiệp thế giới hiện nay. Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) là một tổ chức kinh tế do nông dân tự nguyện lập ra với các nguồn vốn hoạt động do chính họ góp cổ phần và huy động từ các nguồn khác nhằm duy trì, phát triển kinh tế hộ gia đình và tăng tỉ suất hàng hóa, đạt hiệu quả kinh tế cao cho các chủ trang trại.

Mục tiêu hoạt động của HTXNN không chỉ vì lợi nhuận của các thành viên góp vốn vào HTX mà là nhằm phục vụ tốt nhất các dịch vụ để mang lại thu nhập và lợi nhuận cao nhất cho các hộ, các chủ trang trại.

Có hai loại hình HTXNN: HTX đơn ngành, phổ biến ở các nước Âu – Mỹ, cung ứng từng loại dịch vụ; HTX đa ngành, phổ biến ở các nước Châu Á với nhiều loại dịch vụ (Đặng Văn Phan và Nguyễn Kim Hồng, 2002).

d) Hình thức tổ chức Khu nông nghiệp công nghệ cao

Khu nông nghiệp công nghệ cao chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Đặc điểm của loại mô hình này là Nhà nước quy hoạch thành khu tập trung với quy mô từ 100 ha trở lên (ở Việt Nam) (Đặng Văn Phan và Nguyễn Kim Hồng,

2002). Tiến hành thiết kế quy hoạch phân khu chức năng theo hướng liên hoàn từ nghiên cứu, sản xuất, chế biến, giới thiệu sản phẩm. Nhà nước đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT) một cách đồng bộ: giao thông, điện nước, thông tin liên lạc, xử lý môi trường, v.v… đến từng phân khu chức năng, quy định các tiêu chuẩn công nghệ và các loại sản phẩm được ưu tiên phát triển trong khu nông nghiệp công nghệ cao. Các tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế được quyền đăng ký và đầu tư vào đây để phát triển sản phẩm.

e) Hình thức tổ chức vành đai nông nghiệp xung quanh thành phố

Theo Đặng Văn Phan (2008), hình thức tổ chức nông nghiệp xung quanh thành phố sẽ tổ chức thành phố là trung tâm công nghiệp lớn và là một thị trường nông sản lớn, xung quanh thành phố, phối trí 5 vòng đai: vòng đai sát thành phố là thực phẩm tươi sống, vòng đai thứ 2 là rừng cung cấp chất đốt cho thành phố, vòng đai thứ 3 trồng cỏ và lương thực cho gia súc, vòng 4 sản xuất rau, vòng 5 là các bãi chăn nuôi, ngoài cùng là vùng săn bắt lạc hậu.

2.1.3.2. Các loại hình nông nghiệp đô thị

Loại hình sản xuất nông nghiệp đô thị (NNĐT) là tập hợp các hình thức sản xuất nông nghiệp ở khu vực nội thị và ngoại thị có những đặc trưng chung

về chức năng, tính chất, mục đích và trình độ phát triển. So với khu vực nông thôn, khu vực đô thị do có nhiều nguồn lực và các nhân tố tác động tới nên sẽ có nhiều loại hình nông nghiệp hơn.

Ở Việt Nam, các hình thức sản xuất NNĐT ngày càng đa dạng. Trước thập kỉ 90 của thế kỉ XX chủ yếu có 5 loại hình, nhưng đến nay đã có đến 9 loại hình. Chứng tỏ quá trình đa dạng hóa NNĐT đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 25 - 29)