Một số nhận xét về đặc điểm tự nhiên của quận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 54)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1.3.Một số nhận xét về đặc điểm tự nhiên của quận

3.1. Đặc điểm địa bàn

3.1.3.Một số nhận xét về đặc điểm tự nhiên của quận

3.1.3.1. Ưu điểm

- Về vị trí địa lý: quận Long Biên có 1 vị trí chiến lược rất quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của Hà Nội và đất nước, là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông đối ngoại quan trọng với nhiều đường giao thông lớn và quan trọng. Đặc biệt với lợi thế vị trí cửa ngõ của Hà Nội, nối liền với trục tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, đồng thời cũng là trục kinh tế sôi động hội nhập nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Đó là những yếu tố cơ bản thuận lợi tạo ra những lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên cho phát triển kinh tế nói chung, nông nghiệp đô thị nói riêng.

- Diện tích đất: đất thuộc loại đất phù sa được bồi đắp hàng năm, chất đất tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

- Về điều kiện khí hậu, thủy văn: quận Long Biên nằm ở trung tâm Đồng bằng Bắc Bộ, mang đặc điểm đặc trưng của khí hậu vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa trung bình từ 1.600mm – 1.800mm/năm; độ ẩm trung bình 78-87%. Về cơ bản, quận Long Biên thuộc vùng ít chịu tác động của bão, tương đối điều hoà, ít có thiên tai là điều kiện tốt hoạt động sản xuất nông nghiệp của quận.

- Về tăng trưởng kinh tế: quận Long Biên đã có những bước phát triển mạnh mẽ, các chỉ tiêu cơ bản đều đạt và vượt so với chỉ tiêu đề ra.

- Tình hình dân số và lao động của quận: Nguồn lao động ở Quận Long Biên tương đối dồi dào do dân số trẻ và trình độ ngày càng tăng.

- Cơ cấu kinh tế đô thị: dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp đô thị sinh thái đã được hình thành với tốc độ chuyển dịch nhanh so với dự kiến. Sản xuất nông nghiệp được quan tâm đầu tư, chất lượng, hiệu quả được nâng lên. Nhờ đó, đã hình thành và mở rộng thêm nhiều vùng sản xuất tập trung có giá trị kinh tế cao; xây dựng thương hiệu gắn với quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm như ổi, chuối, rau sạch. Ngoài ra, trên địa bàn quận cũng đã hình thành 21 trang trại với mô hình phát triển kinh tế gắn với dịch vụ giáo dục qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập của nhân dân.

- Văn hóa – chính trị: Văn hoá - xã hội tiếp tục phát triển tiến bộ, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; quốc phòng được củng cố và tăng cường. Hệ thống chính trị được kiện toàn, sức mạnh tổng hợp được phát huy. Năng lực lãnh đạo, hiệu lực, hiệu quả điều hành của chính quyền được nâng lên.

3.1.3.2. Nhược điểm

- Điều kiện khí hậu, thủy văn: Khí hậu về mùa khô, lượng mưa thấp gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt, cộng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên những hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra càng nhiều, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân nói chung và hoạt động sản xuất nông nghiệp nói riêng.

- Diện tích đất dần bị thu hẹp: do quá trình đô thị hóa gây áp lực rất lớn cho quỹ đất sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng tới môi trường sinh thái. Có thể thấy quỹ đất là vấn đề lớn nhất trong việc phát triển nông nghiệp đô thị. Trong bối cảnh hiện tại, diện tích đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp do quá trình ĐTH là một trong những bất lợi cho phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận.

- Trình độ lực lượng lao động: Quy mô các hộ sản xuất ở đây chủ yếu không có chuyên môn trong sản xuất nông nghiệp. Điều này gây không ít khó khăn và hạn chế đến việc đạt hiệu quả cao từ việc canh tác nông nghiệp. Một trong những vấn đề hay gặp phải là sử dụng phân bón như thế nào để đạt hiệu quả cao, cách nhận biết các loại giống chất lượng hay xử lý với các giống không cho kết quả sau một thời gian dài.

- Tình hình cơ sở vật chất – công nghệ: Hiện, hộ gia đình vẫn là đơn vị sản xuất phổ biến ở nông thôn, mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố đã có nhưng chiếm tỷ trọng rất nhỏ.

- Chính sách hỗ trợ của quận: Chưa có nhiều chính sách hấp dẫn nhằm khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn bởi việc tiếp cận đất đai, liên kết với nông dân trong sản xuất còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Một số quy hoạch, đề án và cơ chế chính sách hỗ trợ trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao đã có, nhưng việc triển khai thực hiện còn nhiều bất cập, nhất là nguồn lực thực hiện và thủ tục hỗ trợ.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Long Biên là một quận thuộc Hà Nội, nằm dọc phía bờ bắc của sông Hồng, và đang trong quá trình thành lập và phát triển có tốc độ đô thị hóa khá nhanh, nên khi nghiên cứu nông nghiệp đô thị trên địa bàn Quận tác giả nhận thấy vấn đề nông nghiệp đô thị tốc độ đô thị hóa nhanh, rõ nét và tập trung mạnh hơn hẳn ở 3 phường Phúc Lợi, Giang Biên, Cự Khối để khảo sát những vấn đề liên quan đến đề tài. Cụ thể:

- Cấp quận, phường 18 phiếu (Chủ tịch UBND Quận, chủ tịch HTX, Chủ tịch HĐ-ND, trưởng ban ngành, các chuyên viên phòng nông nghiệp, phòng tài nguyên);

- Cấp tổ dân phố 16 phiếu (Bí thư, chủ tịch các phường, chủ tịch các hộ khuyến nông, Chủ tịch HTX, chuyên viên nông nghiệp và đất đai);

- Nhóm sản xuất 58 phiếu, trong đó có 36 phiếu khảo sát các hộ gia đình, 13 phiếu khảo sát trang trại và 9 phiếu dành khảo sát các dự án, hợp tác xã trên đại bàn quận.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Các thông tin, số liệu đã được công bố sẽ là cơ sở quan trọng giúp cho người nghiên cứu tạo dựng được cơ sở lý thuyết, phương pháp luận và khái quát được tình hình kinh tế xã hội của các phường nghiên cứu và Quận Long Biên. Số liệu thứ cấp được thu thập ở giáo trình, bài giảng, các báo cáo, các công trình nghiên cứu đã công bố của các cá nhân, tổ chức có liên quan. Đồng thời tìm hiểu tác động của các chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn qua các trang web, sách báo để thấy được tác động của chính sách này. Các thông tin, số liệu đặc điểm địa bàn nghiên cứu như điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thu thập từ các báo cáo cuối năm và báo cáo tổng kết 5 năm của Quận Long Biên và các phòng ban của Quận.

Bảng 3.2. Thông tin thứ cấp dự kiến thu thập

Thông tin Tài liệu Nguồn thu thập

Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, thông tin về tình hình phát triển nông nghiệp đô thị trên Thế giới và Việt Nam.

- Các giáo trình và bài giảng: Kinh tế phát triển, Chính sách phát triển, Chính sách nông nghiệp, chính sách phát triển vùng ….

- Các bài báo, bài viết từ tạp chí, từ internet có liên quan tới đề tài.

- Các luận văn liên quan đến đề tài.

- Thư viện Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính.

- Thư viện, internet - Thư viện, internet

Số liệu về tình hình chung của Quận Long Biên và tình hình phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn Quận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Báo cáo kết quả KT – XH qua các năm, tình hình phát triển của các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương mại – dịch vụ của Quận. Các báo cáo về các chương trình, dự án đầu tư, báo cáo về phát triển nông nghiệp các năm.

- Niên giám thống kê

- UBND Quận, phòng Tài nguyên và môi trường, phòng lao động, thương binh và xã hội, phòng địa chính.

- Phòng thống kê

- UBND Quận, phòng kế hoạch và đầu tư, ban quản lý dự án, phòng tài chính, phòng thống kê

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu đã công bố theo trình tự sau: (1) Liệt kê các số liệu, thông tin cần thiết có thể thu thập được, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến cơ quan cung cấp thông tin.

(2) Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin. (3) Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp.

(4) Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua khảo sát trực tiếp và kiểm tra chéo.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu nhờ phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp và phương pháp PRA. Đề tài tiến hành điều tra các lãnh đạo cấp quận, phường, nhóm sản xuất trong đó cán bộ lãnh đạo phải là các cán bộ quản lý cấp

quận, phường, các phòng ban liên quan và cán bộ có liên quan đến công tác phát triển nông nghiệp đô thị.

Căn cứ vào đối tượng điều tra gồm các hộ sản xuất nông nghiệp và quản lý của nhà nước, tác giả chia làm 2 đối tượng chính để thu thông tin, điều tra lấy nội dung phân tích các tiêu chí liên quan đến nội dung của luận văn. Vì vậy đối tượng điều tra là hộ sản xuất ( gia đình, trang trại và các dự án) cùng một số lãnh đạo quản lý tại 3 phường trên địa bàn quận Long Biên.

Số lượng mẫu điều tra: Do giới hạn về thời gian, phạm vi rộng nên trong đề tài này thu thập số liệu điều tra 58 đơn vị sản xuất/phường và điều tra 3 phường Cự Khối, Phúc Lợi, Giang Biên.

Bảng 3.3. Thông tin sơ cấp dự kiến điều tra khảo sát Đối Đối

tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương pháp thu thập Cấp quận, phường 18 ( Lãnh đạo Quận, trưởng ban ngành, các chuyên viên phòng nông nghiệp, phòng tài nguyên, lãnh đạo Phường, các ban ngành đoàn thể phường)

Những đánh giá về việc tổ chức thực hiện (lập kế hoạch, triển khai thực hiện, giám sát đánh giá…) và đề xuất giải pháp cho công tác phát triển nông nghiệp đô thị ở quận Long Biên. Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. Cấp tổ dân phố 16 (Bí thư, Tổ trưởng tổ dân phố, chi hội trưởng các hội Nông dân, phụ nữ ….)

Nhận định về những mặt mạnh, mặt yếu của địa phương; đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện phát triển nông nghiệp đô thị ở cấp xã. Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. Nhóm sản xuất 58 (Các doanh nghiệp, hô gia đình, HTX) Các chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp đô thị được thụ hưởng; kết quả thực hiện, khó khăn, nguyện vọng của hộ cho việc phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn Quận.

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế.

Quận Long Biên có 14 phường. Theo tính chất vị trí địa lý được chia thành 2 Cụm. Theo khu vực kinh tế xã hội Quận Long Biên được chia làm 03 Cụm. Để chọn điểm nghiên cứu mang tính đại diện và gắn với mục tiêu của đề tài, tôi chọn các mẫu là đại diện cho 03 Cụm chia theo khu vực kinh tế - xã hội trên.

Phương pháp thu thập:

Đề tài tiến hành thiết kế bảng câu hỏi nhằm điều tra các đối tượng là hộ nông dân, cá nhân các tổ chức doanh nghiệp và cán bộ lãnh đạo cấp phường, tổ về các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp đô thị. Điều tra phỏng vấn sâu là hộ nông dân, cá nhân các tổ chức doanh nghiệp phát triển nông nghiệp đô thị (chủ tịch phường hoặc những cán bộ lãnh đạo có liên quan), những người có chuyên môn của các cơ quan ban ngành, quản lý phụ trách và am hiểu về lĩnh nông nghiệp đô thị. Phương pháp quan sát nhằm đối chiếu, so sánh tính trung thực của các thông tin đã điều tra. Điều tra phỏng vấn không chính thức nhằm thu thập thêm thông tin về cách nhìn nhận của người dân về hiệu quả của các chương trình, dự án, mô hình nông nghiệp đô thị. Tổ chức hôi thảo/PRA đối với cán bộ lãnh đạo cấp phường, hộ gia đình tham gia phát triển nông nghiệp đô thị. 3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

- Dùng phương pháp phân tích tổng hợp số liệu và rút ra nhận xét - Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel

- Các kết quả xử lý số liệu của đề tài được trình bày dưới dạng bảng thống kê, biểu đồ.

3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Nó nghiên cứu sự biến đổi số lượng có mối quan hệ mặt chất ở thời gian địa điểm cụ thể

Phương pháp này nhằm thể hiện lại những gì thu thập được sau khi đã khảo sát thực tế tình hình phát triển nông nghiệp đô thị của các hộ 3 năm trở lại đây về diện tích, các loại rau mà hộ đã trồng, chi phí bỏ ra, loại phân bón sử dụng, giống rau và các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình gieo trồng rau của hộ.

3.2.4.2. Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp thống kê so sánh là phương pháp tính toán các tiêu chí theo các tiêu chí khác nhau và được đem so sánh với nhau. Đây chính là phương pháp quan trọng được sử dụng nhiều trong phân tích của đề tài nghiên cứu này. Phương pháp này được sử dụng trong việc lập xử lý số liệu, tài liệu, dùng để so (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sánh hiện tượng này với hiện tượng kia trong cùng một thời điểm cùng một hiện tượng ở các thời điểm khác nhau. Ngoài ra phương pháp này được áp dụng nhằm so sánh các chỉ tiêu đã được lượng hóa qua các năm. Từ đó thấy được chiều hướng biến động của các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp đô thị và xác định được nguyên nhân nhằm tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề.

3.2.4.3. Phương pháp chuyên gia (KIP)

Phương pháp chuyên gia là phương pháp định tính, đếm được tiến hành thông qua phỏng vấn sâu những người nắm giữ thông tin/các chuyên gia trong/ liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Phương pháp này còn được sử dụng để thu thập thông tin cho đánh giá nhu cầu và sử dụng kết quả nghiên cứu để lập kế hoạch phòng ngừa hiệu quả. Ngoài ra còn được dùng cho việc hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

Thông qua trao đổi và tìm hiểu các cán bộ và các hộ trên địa bàn 3 phường, phương pháo này giúp cung cấp cái nhìn từ các cán bộ 3 phường để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục điểm yếu và kiến nghị giúp dân cư có điều kiện tốt nhất để đưa ra những mô hình, những giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn Quận Long Biên.

3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu

3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng kinh tế, xã hội, lao động và quản lý tài chính của quận Long Biên

- Số lượng dân số, lao động của quận qua các năm.

- Tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế trong tổng giá trị sản xuất nhất là sản xuất nông nghiệp đô thị.

- Số lượng vốn đầu tư cho các lĩnh vực, theo các chương trình đầu tư và các lĩnh vực đầu tư trong nội bộ các chương trình. Các khoản chi theo ngân sách nhà nước về phát triển nông nghiệp đô thị (phân bổ, giải ngân)...

- Kết quả so sánh trị số tuyệt đối của từng bộ phận với trị số tuyệt đối của cả tổng thể. Sử dụng chỉ tiêu này để xem xét tương quan giữa các chỉ tiêu với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 54)