Thực trạng phát triển hệ thống liên kết trong sản xuất nông nghiệp đô thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 93)

4.1.2 .Các hình thức tổ chức nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận Long Biên

4.1.7. Thực trạng phát triển hệ thống liên kết trong sản xuất nông nghiệp đô thị

thị trên địa bàn quận Long Biên

Phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận Long Biên có mối liên hệ chặt chẽ giữa các thế hệ trong mỗi gia đình và xã hội. Theo khảo sát, bình quân mỗi hộ có 4,7 nhân khẩu/ hộ trong tổng số hộ điều tra, chủ yếu là hộ có 4-5 nhân khẩu, thường chỉ có 1 – 2 thành viên trong hộ tham gia trực tiếp sản xuất chủ yếu phục vụ cho cả gia đình, là những người đã nghỉ hưu, hay làm công việc hành chính ở các gia đình 2 thế hệ. Qua kết quả khảo sát về tầm quan trọng của giáo dục ý thức thế hệ trẻ về sử dụng thực phẩm sạch và bảo vệ môi trường, 100% ý kiến đồng ý đây là việc quan trọng và cần được phát triển nâng cao. Chính điều này đã mang đến cơ hội cho các hộ giáo dục các em nhỏ về môi trường, chất lượng rau đảm bảo cuộc sống, đồng thời cho các em được quan sát thực tế sự phát triển của cây, thực hành chăm sóc, cùng người lớn làm vườn, hiểu về chính sản phẩm mà các em được sử dụng hàng ngày. Mặt khác, còn nhiều ý kiến còn cho rằng khu vườn còn là nơi trẻ nhỏ được vui chơi, trò chuyện cùng Ông, Bà, không những giáo dục được ý thức của trẻ mà còn giúp trẻ thư giãn sau thời gian tan học ở trường vào các buổi chiều hoặc các ngày nghỉ cuối tuần.

Đồ thị 4.3. Mức độ giáo dục thường xuyên với trẻ thông qua gieo trồng rau màu từ các hộ gieo trồng rau màu từ các hộ

Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Kết quả khảo sát cho thấy, các nông hộ có quy mô nhỏ có tỷ lệ tác động tới con trẻ cao, chiếm 72,2% trong tổng số hộ được điều tra, các hộ trang trại và dự án có quy mô lớn thì tỷ lệ này thấp hơn, chỉ chiếm 38,5% và 33,3% (do dự án Nông trại hữu cơ Tuệ Viên và Trang trại giáo dục Erahouse mang lại).

Hộp 4.5. Đánh giá về sự phát triển của thị trường nông sản trên địa bàn quận Long Biên bàn quận Long Biên

" Đến thăm trang trại giáo dục Erahouse, ở đây các con được tìm hiểu về các loại cây, các loại gia súc gia cầm, được chăm sóc chúng, các con học sinh còn được thực hành cấy lúa trồng rau, bắt cá, đúc tượng, tô tượng và đặc biệt các con học sinh còn được tham gia vào các trò chơi đố vui có thưởng và biểu diễn thời trang bằng lá cây ngộ nghĩnh, điệu nhảy Gangnamsty cúng được các bạn hưởng ứng sôi nổi"

Nguồn: Phỏng vấn chị Nguyễn Thị Bình tại trang trại giáo dục Erahouse (14h ngày 18 tháng 4 năm 2017) 4.1.8. Thực trạng phát triển môi trường trong sản xuất nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận Long Biên

Môi trường là mối quan tâm đi kèm với hiệu quả phát triển kinh tế trong phát triển nông nghiệp đô thị của dân cư trên địa bàn quận. Hiệu quả về môi trường được biểu hiện không chỉ bởi cảnh quan thêm xanh, đẹp mà còn bởi sự trong sạch của môi trường, đất, nước, không khí nhờ nông nghiệp đô thị mang lại cho môi trường sống.

Hộp 4.6. Đánh giá về tác động của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường trên địa bàn quận Long Biên

"Các dạng thuốc BVTV phun ra chỉ được cây trồng hấp thụ một phần, còn một phần được giữ lại trong đất, nước và phân giải dần dưới tác động của các yếu tố môi trường. Thuốc bị rửa trôi gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến các loài động vật sống dưới nước. Vì vậy cần tránh phun rải thuốc khi trời có mưa to, tránh sử dụng những loại thuốc có độ độc cao đối với những loài thủy sinh.

Thuốc BVTV gây ô nhiễm môi trường do bị rò rỉ trong quá trình vận chuyển, cất giữ, sử dụng, do việc tiêu hủy, xử lý các chất thải thuốc BVTV không đảm bảo an toàn; do việc rửa các thiết bị, dụng cụ có dính thuốc bừa bãi ở mọi nơi; do sử dụng thuốc quá liều và phun thuốc trong khi có gió to hoặc dùng thuốc ở sát ngay những khu vực nhạy cảm như nguồn nước sinh hoạt, nơi đông dân cư."

Nguồn: Phỏng vấn ông Hoàng Văn Anh, Chi cục bảo vệ thực vật Hà Nội (10h ngày 17 tháng 4 năm 2017)

Nhận thức được tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường, hiện nay các hộ nông dân và các dự án phát triển nông nghiệp trên địa bàn quận Long Biên đang tích cực sử dụng các loại phân hữu cơ cũng như các chế phẩm sinh học từ tự nhiên để bón cho cây trồng. Việc sử dụng phân hữu cơ để bón rau, cùng với hạn chế sử dụng hóa chất đã có tác động tích cực tới môi trường đất, nước, không khí nơi các hộ sản xuất cư trú, vì vậy phần lớn các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn quận đã tận dụng phân hữu cơ đã qua sử dụng làm phân bón chủ yếu cho rau màu, góp phần cải tạo đất và bảo vệ môi trường trong sạch cho con người.

Trong quá trình canh tác, bà con hạn chế sử dụng các loại chế phẩm hóa học để phun tưới lên rau. Thay vào đó, để phòng trừ sâu bệnh gây hại, bà con dùng tỏi, gừng giã nhuyễn và đem trộn với rượu rồi phun lên rau hoặc dùng phương pháp dẫn dụ bắt thủ công. Trong suốt quá trình sinh trưởng, người trồng chỉ bón duy nhất loại phân hữu cơ đã được ủ hoai mục từ trước đó 3 tháng. Sau khi bón phân, đúng thời gian cho phép, người dân mới được thu hoạch rau. Toàn bộ nước tưới rau đều được xét nghiệm bảo đảm đủ tiêu chuẩn, không bị nhiễm hóa chất độc hại và kim loại nặng.

Hộp 4.7. Nhận thức của người nông dân về sử dụng các chế phẩm sinh học trong nông nghiệp trên địa bàn quận Long Biên sinh học trong nông nghiệp trên địa bàn quận Long Biên

"Tôi thấy việc sử dụng các chế phẩm sinh học trong nông nghiệp là hướng đi bền vững cho người nông dân. Việc sử dụng chế phẩm sinh học vừa an toàn cho môi trường xung quanh, vừa đem lại hiệu quả năng suất cho cây trồng và lại ít tốn kém chi phí hơn”

Nguồn: Phỏng vấn ông Nguyễn Văn Sơn, Hợp tác xã DVNN Cự Khối (15h ngày 13 tháng 3 năm 2017) Mô hình sản xuất rau hữu cơ tại Long Biên, Hà Nội đã xây dựng nên khu chuyên canh rau sạch, chất lượng, đồng thời giúp cải thiện môi trường đất, nước, môi trường làm việc của chính người nông dân.

Theo số liệu điều tra tổng hợp được trong bảng 4.15 cho thấy, 58 nhà sản xuất được hỏi thì có tới 22 nông hộ sử dụng phân hữu cơ nhằm bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí và đảm bảo chất lượng rau màu được an toàn cho sức khỏe con người. Cụ thể như sau:

Bảng 4.15. Tỷ lệ phân bón sử dụng trong sản xuất nông nghiệp Chỉ tiêu Chỉ tiêu

Nông hộ Hộ nông trại Dự án Chung

SL (n=36) CC (%) SL (n=13) CC (%) SL (n=9) CC (%) SL (n=58) CC (%) Phân hữu cơ 22 61,11 9 69,23 4 44,44 35 60,34 Phân Vô cơ 14 38,89 4 30,77 5 55,56 23 39,66

Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Qua nghiên cứu thực trạng phát triển nông nghiệp đo thị trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội với số liệu sơ cấp thu thập từ năm 2014-2016 có thể thấy những thành tựu đạt được chủ yếu như sau:

- Mặc dù diện tích đất canh tác nông nghiệp giảm nhanh song giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn tăng cao, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hằng năm 6,43% (giai đoạn 2010 – 2015).

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tích cực, dần phù hợp với nền sản xuất NNĐT hiện đại. Thành phố ưu tiên phát triển các loại cây trồng thích hợp như sản xuất rau an toàn, trồng hoa và cây kiểng, các loại cây ăn quả trái mùa, cây đặc sản của vùng như: nhãn, ổi, táo, đu đủ…

- Quận đã hoàn thành việc xây dựng, phát triển vùng ăn quả chất lượng cao tại phường Cự Khối diện tích 180 ha, đã được cấp giấy chứng nhận vùng sản xuất rau quả an toàn, nhãn hiệu tập thể với sản phẩm ổi găng Cự Khối; vùng trồng cây ăn quả Phúc Lợi diện tích 60 ha (đã cấp giấy chứng nhận diện tích trồng ổi Đài Loan theo tiêu chuẩn VietGAP); vùng sản xuất rau an toàn, trồng cây ăn quả phường Giang Biên diện tích 40ha (hiện đang hoàn thiện hồ sơ theo tiêu chuẩn VietGAP).

- CSHT và CSVCKT ngày càng hoàn thiện phục vụ đắc lực từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm.

- Vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng, chú trọng đầu tư các trung tâm nghiên cứu về nông nghiệp, trung tâm công nghệ sinh học, v.v…để dần dần đưa quận trở thành trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng của Thủ đô, không chỉ đủ cung cấp cho nhu cầu trong quận mà còn cung cấp giống cây trồng cho các vùng quanh thành phố Hà Nội.

không chỉ đáp ứng cho nhu cầu thị trường thành phố, các tỉnh trong cả nước mà còn phục vụ xuất khẩu.

- Quan hệ sản xuất tiếp tục được củng cố, xu hướng hợp tác, liên kết trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản ngày càng phát triển.

- Đất sản xuất nông nghiệp khá màu mỡ phù hợp với các loại ăn quả, hoa, cây cảnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế như sau:

- Đất đai canh tác ngày càng giảm để nhường chỗ cho các dự án đầu tư khác, đến năm 2017 diện tích đất nông nghiệp hiện còn 1.236ha, gồm 594,0ha đất trong đồng và 642,0ha đất ngoài bãi, giảm khoảng 22% so với năm 2010. CSHT và CSVCKT phục vụ sản xuất nông nghiệp ở một số vùng còn chưa hoàn thiện, dẫn đến hạn chế trong quá trình cơ giới hóa và áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế NNĐT diễn ra còn chậm, diện tích một số vùng còn chưa thực hiện được chuyển đổi cây trồng hiệu quả, hiệu quả một số loại cây trồng còn chưa cao.

- Vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỉ lệ nhỏ so với tổng nguồn vốn đầu tư của toàn thành phố.

- Liên kết trong sản xuất nông nghiệp từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ còn hạn chế.

- Một số hàng hóa nông nghiệp vẫn khó cạnh tranh trên thị trường.

- Ô nhiễm môi trường đất, nước do quá trình ĐTH ngày càng ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và đời sống.

- Biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng sâu sắc đến năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp.

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN

4.2.1. Nhóm các yếu tố về tự nhiên

4.2.1.1. Yếu tố địa hình, đất đai, nước

nông nghiệp nói chung và NNĐT nói riêng. Nó quyết định nguồn cung một số loại nông sản đặc trưng cho khu vực và nội thành Thủ đô Hà Nội, tác động đến thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của Quận. Nằm giáp thủ đô là điều kiện kiện thuận lợi trong việc phát triển thị trường nông sản của Quận.

Theo đánh giá của các hộ của Quỹ đất, cơ cấu sử dụng đất, các loại đất, độ phì của đất có ảnh hưởng rất lớn đến quy mô và phương thức sản xuất, cơ cấu và sự phân bố cây trồng. Mặt dù đất đai tại các phường đã được cải tạo nhiều dưới các tác động của con người. Tuy nhiên, nhân tố tự nhiên này vẫn tác động đến phát triển sản xuất và phân bố NNĐT.

Kết quả đánh giá về yếu tố địa hình, đất đai, nước có ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận Long Biên cho thấy hơn 73,53% các cán bộ đánh giá cao về sự thuận lợi và rất thuận lợi của yếu tố địa hình, đất, nước mang lại, nhưng chỉ có 63,79% các hộ sản xuất giá về sự thuận lợi và rất thuận lợi từ các yếu tố địa hình, đất, nước. Tuy nhiên vẫn có đến15,52% cán bộ và hộ sản xuất đánh giá là chưa thuận lợi.

Bảng 4.16. Đánh giá của cán bộ quản lý và các hộ về tác động của các yếu tố địa hình, đất, nước đến phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận

Long Biên

TT Tiêu chí đánh giá

Cán bộ quản lý Hộ sản xuất Chung

SL CC SL CC SL CC

(n=34) (%) (n=58) (%) (n=92) (%)

1 Rất thuận lợi 11 32,35 21 36,21 32 34,78

2 Thuận lợi 14 41,18 16 27,59 30 32,61

3 Trung bình 5 14,71 12 20,69 17 18,48

4 Không thuận lợi 4 11,76 9 15,52 13 14,13

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

4.2.1.2. Yếu tố khí hậu

Mặt dù có nhiều cải tiến trong sản xuất nông nghiệp tại đô thị nhằm hạn chế bớt sự tác động của các yếu tố tự nhiên. Tuy nhiên, khí hậu với các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm, chế độ gió và cả những bất thường của thời tiết như bão lũ, hạn hán, gió nóng, v.v… vẫn ảnh hưởng tới việc xác định cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả của sản xuất NNĐT.

Bảng 4.17. Đánh giá của cán bộ quản lý và các hộ về tác động của yếu tố khí hậu đến phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận

TT Tiêu chí đánh giá

Cán bộ quản lý Hộ sản xuất Chung

SL CC SL CC SL CC

(n=34) (%) (n=58) (%) (n=92) (%)

1 Rất thuận lợi 9 26,47 14 24,14 23 25,00

2 Thuận lợi 14 41,18 24 41,38 38 41,30

3 Trung bình 6 17,65 13 22,41 19 20,65

4 Không thuận lợi 5 14,71 7 12,07 12 13,04 Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Kết quả đánh giá về yếu tố khí hậu có ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận Long Biên cho thấy 66,3% tỷ lệ đánh giá cao về sự thuận lợi và rất thuận lợi của yếu tố khí hậu mang lại, nhưng chỉ có 13,04% ý kiến đánh giá là không thuận lợi như nóng gắt, rét đậm, bão lũ gây ra thiệt hại đáng kể rau màu trên địa bàn.

4.2.2. Nhóm các yếu tố về kinh tế, xã hội

4.2.2.1. Con người

Trong những năm qua, do ảnh hưởng của quá trình ĐTH cũng như hoạt động trong nông nghiệp có phần cực nhọc và lương thấp hơn nên số lượng lao động trong khu vực này dần chuyển sang hoạt động ở lĩnh vực phi nông nghiệp, nhất là lực lượng lao động trẻ. Năm 2014, số lao động trong nông nghiệp của quận khoảng 86.401 người, chiếm 54,3% tổng số lao động trong độ tuổi lao động của quận; năm 2016 lao động trong ngày này chỉ còn 71.284 người, chiếm 40,41% tổng số lao động trong độ tuổi lao động của quận, giảm đi 13,6 số lao động trong nông nghiệp so với năm 2014.

Về trình độ học vấn, nhìn chung trình độ học vấn của lao động trong nông nghiệp tại quận đã có dấu hiệu tăng dần. Do lực lượng lao động chính là các ông bà tại các khu đô thị đã nghỉ hưu, còn trình độ lực lượng lao động chuyên canh cũng có nhích nhưng không đáng để. Do đó, trình độ học vấn của lao động trong nông nghiệp của quận vẫn thấp hơn nhiều so với lao động trong các ngành khác.

Về trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao thông qua các trung tâm dạy nghề, các khóa tập huấn nông nghiệp và các dự án về đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý và các hộ sản xuất quy mô lớn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp của quận đã được gia tăng.

Bảng 4.18. Trình độ của các hộ sản xuất về nông nghiệp

TT Nội dung đánh giá

Cán bộ quản lý Hộ sản xuất Chung

SL CC SL CC (%) SL CC (%) (n=34) (%) (n=58) (n=92) 1 Đại học 15 44,12 7 12,07 22 23,91

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 93)