Chi phí đầu tư bình quân trồng rau /hộ /1 năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 80)

ĐVT: Nghìn đồng TT Chỉ tiêu Nhóm hộ gia đình (n=36) Nhóm trang trại (n=13) Giá trị CC (%) Giá trị CC (%) 1 Giống 2.690 25,57 6.500 26,19 2 Dụng cụ làm vườn 1.180 1,71 2.183 8,77 3 - Phân bón (Lân, đạm,

Kali, NPK, phân chuồng) 6.310 59,98 9.895 39,88

- Hữu cơ 1.880 17,87 2.960 11,94

- Vô cơ 4.430 42,11 6.935 27,98

4 Thuốc BVTV 610 5,8 2.190 8,83

5 Chi khác (sắt, thép, khung) 730 6,94 4.054 16,34

Tổng 11.520 100 24.822 100

Kết quả khảo sát cho thấy chi phí sản xuất của nhóm các hộ gia đình trong quá trình sản xuất nông nghiệp đô thị trên địa bàn phường là không nhiều, dao động từ 11.520.000 đồng đến 24.822.000 đồng. Trong đó, chi phí bao gồm chi giống, dụng cụ, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và một số chi phí khác. Một mặt do hộ vừa là người sản xuất vừa là người tiêu thụ nên không mất chi phí vận chuyển sản phẩm, chi phí bảo quản lưu trữ.

* Chi phí cho mua giống: Theo thông tin điều tra và tổng hợp tại Bảng 4.9 thì trong 36 hộ gia đình và các trang trại được điều tra, chủ yếu đều mua giống từ các cửa hàng trên địa bàn và tại Học viện Nông Nghiệp Việt Nam hoặc chợ Gia Lâm… Với giá trung bình từ 13.000 đ- 33.000đ cho một giống rau, mỗi nhóm sản xuất trồng từ 5-8 loại rau khác nhau, do đó chi phí giống rau chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng chi phí, tuy nhiên giống mua 1 lần có thể dùng để gieo nhiều lần. Chi phí giống của các hộ gia đình quy mô nhỏ 2.690.000đ chiếm 21,49% tổng chi phí, của các trang trại là 6.500.000đ chiếm 26,23% tổng chi phí. Độ chênh lệch về mức phí trồng rau giữa các hộ nhỏ, hộ trang trại là do số lượng rau và chủng loại rau (nông hộ trung bình 5-8 loại rau; hộ trang trại trung bình 8-15 loại rau).

* Chi phí cho mua dụng cụ làm vườn: Bao gồm các dụng cụ phổ thông như cuốc, xẻng, dao, ống dẫn bơm nước tưới cây, thậm chí là thùng xốp... Các dụng cụ này có thể dùng nhiều lần trong suốt quá trình sản xuất từ vụ này sang vụ khác. Vì thế, chi phí này khi quy đổi ra 1 lần thì tỷ lệ chiếm rất nhỏ, mỗi hộ gia đình trung bình chi từ 32.000 - 168.000 nghìn đồng chiếm trung bình 9,3% tổng chi phí.

* Chi phí cho mua phân bón: có 2 nguồn dinh dưỡng chính dùng đểm chăm sóc và đảm bảo sự sinh trưởng cho rau màu được sử dụng tại các hộ gia đình trên địa bàn quận Long Biên là phân vô cơ như đạm, lân, NPK và phân hữu cơ như phân chuồng, bã chè, bã cà phê hay lá cây thực vật được ủ... Do các nhóm sản xuất chủ yếu là hộ gia đình nên tận dụng được khá lớn lượng phân hữu cơ, chính điều này đã giúp chi phí sản xuất của họ giảm đáng kể và chủ yếu là chi cho việc mua phân vô cơ; chi phí mua phân vô cơ của hộ gia đình nhỏ là 123.000đ, chiếm 35,38% tổng chi phí; hộ trang trại là 5.333.000đ, chiếm 15,01% tổng chi phí.

* Chi phí cho mua thuốc bảo vệ thực vật: Hầu hết các hộ gia đình nhỏ không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, các hộ trung bình và trang trại do quy mô

trồng màu rộng hơn nên việc kiểm soát sâu bệnh và một số bệnh của rau màu là khó khăn hơn nên họ sử dụng nhiều hơn so với các hộ nhỏ. Do đó, chi phí cho thuốc bảo vệ thực vật tại các hộ sản xuất nhỏ là rất ít, chiếm 4,87%, trong khi các hộ trang trại chiếm 8,68%. Nhìn chung, trong tổng chi phí thì chi phí cho thuốc bảo vệ thực vật là thấp nhất, đây là một tín hiệu tốt và đáng quan tâm, bởi với mô hình nông nghiệp đô thị, các hộ vừa tận dụng các khoảng đất ngay khu vực mình sinh sống để trồng rau, vừa đảm bảo nguồn rau sạch vừa đóng góp lớn trong việc giảm ô nhiểm môi trường trong lành cho sức khỏe.

* Chi phí khác: bao gồm các chi phí đi lại mua hạt giống, mua phân, chi phí đi tham dự các lớp phổ biến kiến thức về nông nghiệp, chi phí nilong để vay, rào phân cách giữa các nhóm sản xuất, làm dàn leo cho cây, chi phí mua đất dinh dưỡng… Tại một số mô hình ngông nghiệp tự cung, tự cấp khác khi trồng chủ yếu trên sân thượng các tòa nhà khu đô thị, khu vực nội thành thì việc đất dinh dưỡng và thùng xốp lại rất phổ biến với dân cư nơi đây, nhưng tỷ lệ kết quả điều tra cho thấy những hộ sản xuất này chiếm tỷ lệ không nhỏ (5,83% của các nông hộ và 16,36% của các hộ trang trại ). Đa số các hộ trồng trên đất của nhà, hoặc đất tại các bãi ven song, đất dự án còn trống… nên chi phí khác cũng chiếm tỷ lệ thấp trong tổng chi phí sản xuất nông nghiệp của các nhóm sản xuất.

b) Chi phí đầu tư thời kỳ sản xuất kinh doanh

Sau khi giai đoạn ban đầu kết thúc sẽ bước vào thời kỳ sản xuất, kinh doanh. Ở giai đoạn trước dù cây đã phát triển khỏe mạnh và bắt đầu cho sản lượng cao vào thời kỳ này, nhưng nếu trong thời kỳ nay cây trồng không được chăm sóc tốt thì chất lượng sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do vậy mà sang thời kỳ sản xuất kinh doanh thì cây trồng vẫn cần được đầu tư chi phí để sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất và đảm bảo cho cây khỏe mạnh để tiếp tục cho sản phẩm ở những năm tiếp theo.

Sang tới thời kỳ sản xuất kinh doanh thì Rau (bí ngô) và Cây ăn quả (ổi) cần có chế độ chăm sóc khác nhau và để xác định mức đầu tư chi phí vật chất và công lao động sản xuất từng loại cây.

Qua số liệu điều tra bảng 4.10 cho ta thấy mức đầu tư chi phí sản xuất Rau bí ngô và Cây ổi có sự chênh lệch nhau rõ rệt. Trong giai đoạn sản xuất kinh doanh thì tỉ trọng chi phí dành cho mỗi loại cũng chênh lệch khá lớn về công

chăm sóc, dinh dưỡng, thuốc bảo vệ thực vật là rất cần thiết đối với sự phát triển của cây trồng, chính vì vậy mà chi phí cũng khá cao so với các yếu tố khác.

Bảng 4.10. Chi phí sản xuất cho 1 ha Rau bí ngô và Cây ổi thời kỳ sản xuất kinh doanh

Chỉ tiêu ĐVT

Đơn giá (Ngìn đồng)

Rau bí ngô ổi

Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền A. Chi phí vật tư 6.106 29.500 1. Phân chuồng Tấn 150 5-7 900 15 13.500 2. Đạm Kg 11 130 1.430 500 5.500 3. Lân Kg 3 120 396 1000 3.300 4. Kali Kg 14 100 1.400 300 4.200 5. NPK Kg 16 80 1.280 500 8.000 6. Thuốc BVTV gói 14,0 50 700 250 3.500 7. Khác Nghìn đồng 0 4.500

B. Công lao động Công 150 10 1.500 55 8.250

Tổng cộng 7.606 37.750

Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Qua số liệu điều tra bảng 4.10 ta thấy mức đầu tư chi phí sản xuất Rau ở thời kỳ này thấp vì chi phí nhân công và chi phí bón phân thường xuyên tới thời kỳ thu hoạch của Rau bí ngô ngắn (60 ngày). Thông thường các hộ thường mua phân gà là chủ yếu hoặc là phân lợn, phân bò. Phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất, tăng dinh dưỡng cho đất vì vậy lượng phân bón hữu cơ hàng năm mà các hộ sử dụng là rất lớn so với các loại phân bón khác. Đối với đạm, kali, NPK đã có một tỉ lệ đạm nhất định đáp ứng đủ yêu cầu của cây. Chi phí thuốc bảo vệ thực vậy cho Rau nói chung là thấp và hạn chế, trừ khi gặp loại rau dễ bị sâu bệnh phải cần có thuốc.

Trong khi mức đầu tư chi phí sản xuất Cây Ổi ở thời kỳ này rất cao vì chi phí nhân công và chi phí bón phân thường xuyên trong năm tới thời kỳ thu hoạch. Đặc biệt là lượng phân bón hữu cơ hàng năm mà các người sản xuât sử dụng là rất lớn so với các loại cây trồng khác. Chi phí thuốc bảo vệ thực vậy cũng cao vì phải phòng sâu bệnh khi ra hoa, kết quả nên phải cần có thuốc.

4.1.4.2. Hiệu quả kinh tế sản xuất nông sản trên địa bàn quận Long Biên

Với điều kiện thời tiết, đất đai phù hợp với các loại hoa, rau, củ và cây ăn quả, đặc biệt là hộ gia đình và trang trại đang rất quan tâm và phát triển. Giá trị sản xuất của các nhóm sản xuất được thể hiện qua bảng sau.

a) Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp trên địa bàn

Bảng 4.11. Giá trị sản lượng bình quân/ ha trên địa bàn quân Long Biên ĐVT: Nghìn đồng Loại cây Dự án Trang trại Hộ gia đình Bình quân

Củ bắp 52.904 55.768 52.744 53.805

Cây ăn quả 265.843 253.893 247.152 255.629

Rau 46.905 44.709 41.376 44.330

Hoa cây cảnh 129.705 114.659 107.877 117.414

Nguồn: Cổng thông tin điện tử quận Long biên (2016) Số liệu ở bảng cho thấy: Giá trị sản xuất nhóm dự án cao hơn nhóm trang trại và nhóm các hộ gia đình. Nguyên nhân là các dự án thường chọn lọc giống tốt ngay từ ban đầu, cùng với công nghệ hiện đại nên giảm trừ được chi phí sâu bệnh mang lại năng suất cao, còn các hộ gia đình và trang trại thì phần lớn phụ thuộc vào thời tiết, chất lượng sản phẩm không cao nên năng suất thấp, kéo theo giá trị sản xuất bị giảm theo.

Mặt khác, mô hình nông nghiệp trên địa bàn quận Long Biên phần lớn là tự cung, tự cấp, một phần được bán ra thị trường nội đô thành phố Hà nội chính vì vậy sản phẩm thu hoạch từ vườn của các hộ gia đình là dùng để sử dụng, đặc biệt là sản phẩm rau sạch. Việc sử dụng rau sạch do chính các hộ sản xuất đã tiết kiệm được chi phí mua rau bên ngoài và tiết kiệm thời gian nhàn rỗi, tài nguyên chưa sử dụng như đất. Tuy nhiên, lượng rau thu hoạch được không được phổ biến và đa dạng như các loại rau ngoài thị trường do điều kiện gieo trồng và chăm bón phụ thuộc vào mùa vụ và thời tiết, trong khi đó rau ngoài thị trường rất đa dạng do trồng được trái vụ trong các điều kiện nhân tạo hoặc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để kích thích sự sinh trưởng của rau màu. Theo điều tra thu được khi khảo sát trên địa bàn phường cho thấy kết quả như sau:

Bảng 4.12. Mức độ sản lượng có thể cung ứng của các nhóm sản xuất TT Chỉ tiêu TT Chỉ tiêu Hộ gia đình (n=36) Trang trại (n=13 Dự án (n=9) Chung (n=58) SL (nhóm sx) CC (%) SL (nhó m sx) CC (%) SL (nhóm sx) CC (%) SL (nhóm sx) CC (%) 1 Không đáp ứng đủ - Cách 2 ngày 9 25,0 2 15,4 0 0 11 19,0 - Cách trên 2 ngày 2 5,6 0 0 0 0 2 3,4 2 Đáp ứng hàng ngày 22 61,1 8 61,5 0 0 30 51,7 3 Dư thừa - Bán ra thị trường 0 0 1 7,7 9 100 10 17,2 - Không bán ra thị trường 3 8,3 2 15,4 0 0 5 8,6

Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Từ kết quả trên cho thấy, sản lượng rau cung cấp cho các hộ gia đình là thường xuyên, chiếm tỷ lệ cao (51,7%) trong tổng số hộ và thậm chí là dư thừa mang ra thị trường để tiêu thụ. Điều này nói lên quỹ đất là yếu tố rất quan trọng trong việc sản xuất rau màu, ngay cả các hộ trồng nhỏ cũng đủ rau để đáp ứng hàng ngày cho gia đình, trong đó các hộ sản xuất trung bình còn dư thừa và có khoảng 23,1% hộ bán ra thị trường, còn các dự án quy mô sản xuất lớn thì không những đủ rau cung ứng hàng ngày cho gia đình mà còn cung ứng ra thị trường, chiếm 30,56% tổng sản lượng rau thu được, và một tỷ lệ rất nhỏ chiếm 22,41% là không đủ rau để dùng hàng ngày.

Bên cạnh khả năng sản xuất và cung cấp nhiều rau xanh của các hộ gia đình. Với năng suất sản xuất rau xanh các loại bình quân khoảng 126 tạ/ha của dự án Tuệ Viên và khoảng 260 tạ/ha của dự án Trang trại giáo dục Erahouse, cùng các dự án khác cũng đã cung cấp cho nhu cầu của thành phố Hà Nội khoảng từ 12 ngìn tấn đến 14 nghìn tấn rau xanh các loại.

b) So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất Rau bí ngô với Cây ổi

Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế về giá trị sản xuất, chi phí sản xuất của nhóm Rau bí ngô đối với Cây ổi là khác nhau, cụ thể:

Bảng 4.13. Kết quả và hiệu quả kinh tế trên 1 ha

Khoản mục ĐVT Rau bí ngô Cây ổi

1. Giá trị sản xuất (GO) 36.500 195.000

2. Chi phí sản xuất (TC) Nghìn đồng 18.689 95.881 Chi phí trung gian (IC) Nghìn đồng 15.989 71.206

Chi phí lao động Nghìn đồng 2.700 24.675

3. Công lao động Công 18 75

4. Giá trị gia tăng

(VA = GO – IC) Nghìn đồng 20.511 123.794

5. Thu nhập hỗn hợp

(MI = GO – TC) Nghìn đồng 17.811 99.119

6. Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

GO/TC Lần 1,95 2,03

VA/TC Lần 1,10 1,29

GO/IC Lần 2,28 2,74

VA/IC Lần 1,28 1,74

MI/IC Lần 1,11 1,39

GO/ công lao động Nghìn đồng

/công 203 260

VA/ công lao động Nghìn đồng

/công 114 165

MI/ công lao động Nghìn đồng

/công 99 132

Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Rau bí ngô (bí đỏ) là cây dễ trồng, ngoài trồng lấy quả, người ta còn dùng ngọn non làm nguồn rau xanh rất tốt và đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, với năng suất cao, đạt từ 5-5,5 tấn/ha, thu về 36,5 triệu đồng/ ha vào 2 vụ chính: Đông xuân trồng tháng 11 để cắt ngọn tháng 2, tháng 3, thu quả tháng 4, tháng 5; hè thu trồng tháng 7, cắt ngọn tháng 9, tháng 10. Giúp quay vòng vốn nhanh trong sản xuất.

Cây ổi từ lúc trồng đến khi ra hoa khoảng 8 tháng, từ lúc ổi ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 2 đến 2,5 tháng. Cây ổi là loại cây ăn quả gần như dễ trồng nhất, không kén đất. Thu hoạch ổi mỗi ngày chỉ hái khoảng 2 -3 trái/cây, một

tuần sẽ thu khoảng 2,3 - 3,5 tấn ổi/ha, tương đương khoảng 20- 40 tấn/ha mang lại thu nhập từ 180-200 triệu /ha.

Theo số liệu điều tra bảng 4.13, cả hai loại Rau bí ngô và Cây ổi đều cho giá trị sản xuất cao nhưng lại có sự khác nhau nhiều. Cây ổi có mức giá trị sản lượng cao hơn Rau nhưng mức đầu tư chi phí của Cây ổi lại cao hơn Rau rất nhiều và thời gian thu hoạch của Cây ổi cũng dài hơn Rau. Bên cạnh đó, mỗi loại có điều kiện sinh trưởng và phát triển, chế độ chăm sóc khác nhau do đó người sản xuất sẽ lựa chọn loại cây họ có thể sản xuất tốt nhất để tiến hành sản xuất. Cây ổi tuy có hiệu quả cao hơn nhưng chỉ phù hợp với những người sản xuất có tính cẩn thận đã được hướng dẫn, đào tạo kỹ thuật chăm sóc mới đạt được kết quả tối ưu. Mặt khác, Cây ổi còn có độ rủi ro trong sản xuất cao hơn Rau. Rau có kỹ thuật chăm sóc đơn giản chỉ cần người sản xuất có kinh nghiệm và được hướng dẫn cơ bản là có thể thực hiện được.

Qua phân tích và dựa vào quá trình phát triển sản xuất trong những năm gần đây của địa phương. Nhận thấy trong thời gian tới chính quyền địa phương nên khuyến khích, hỗ trợ, mở rộng sản xuất cây ăn quả (ổi) trên địa bàn quận Long Biên là hợp lý vì cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng khác, đặc biệt là các cây hàng năm của địa phương. Trong thời gian tới diện tích đất nông nghiệp của quận sẽ giảm mạnh, để đảm bảo giá trị sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng thì việc chuyển đổi những diện tích cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng có giá trị kinh tế cao như Cây ăn quả là một hướng đi hiệu quả và bền vững.

4.1.4.3. Hiệu quả về cải thiện chất lượng nông sản NNĐT trên địa bàn quận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)